Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

0
13405
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Triết học 1Triết học 2

Câu 26: Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật?

  • Là giá trị tác động của văn bản được tính từ thời điểm văn bản phát sinh hiệu lực tới thời điểm văn bản hết hiệu lực.
  • Thời điểm phát sinh hiệu lực:
  • Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
  • Trường hợp văn bản QPPL quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo chậm nhất sau 2 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
  • Thời điểm chấm dứt hiệu lực:

Văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc 1 phần trong các trường hợp sau đây:

  • Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
  • Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
  • Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không còn đối tượng điều chỉnh

Câu 27: Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật?

  • Là giá trị tác động của văn bản trong 1 phạm vi lãnh thổ nhất định mà văn bản đó có hiệu lực về thời gian và đối tượng tác động.
  • Nếu trong văn bản QPPL có quy định không gian tác động của văn bản thì chúng ta xác định hiệu lực về không gian của nó 1 cách dễ dàng. Trong trường hợp văn bản không quy định thì phải dựa vào thẩm quyền ban hành văn bản và nội dung để xác định hiệu lực về không gian của văn bản.
  • Văn bản do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ở TƯ ban hành hoặc phối hợp ban hành thì có hiệu lực trên phạm vi cả nước cũng như trên phạm vi cơ quan, tổ chức và các phương tiện giao thông vận tải của nước ta ở nước ngoài.
  • Văn bản QPPL do HĐND và UBND ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ địa phương do họ quản lý và trong phạm vi cơ quan, tổ chức và các phương tiện giao thông vận tải của địa phương đang hoạt động ở ngoài địa phương ấy.
  • Tuy nhiên, cần căn cứ vào nội dung văn bản QPPL để xác định hiệu lực về không gian bởi vì có văn bản dù cho cơ quan nhà nước ở TƯ ban hành nhưng nội dung thì chỉ liên quan tới 1 hoặc 1 số vùng lãnh thổ nhất định.

Câu 28: Khái niệm về quan hệ pháp luật?

  • Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được các điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
  • Phân loại:
  • Theo đối tượng và phương pháp điều chỉnh: quan hệ pháp luật được phân chia tương ứng với các ngành luật như quan hệ pháp luật nhà nước, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật dân sự…
  • Theo cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia: quan hệ pháp luật chung và quan hệ pháp luật cụ thể.
  • Đặc điểm:
  • Quan hệ pháp luật mang tính ý chí
  • Chịu sự chi phối của cơ sở kinh tế
  • Được hình thành trên cơ sở QPPL
  • Là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định
  • Được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
  • Là quan hệ có tính xác định về chủ thể và cơ cấu

Câu 29: Thế nào là năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật?

  • Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật là năng lực mà pháp luật tạo ra cho chủ thể và chủ thể có điều kiện thực hiện năng lực đó.
  • Năng lực chủ thể được tạo nên bởi 2 yếu tố:
  • Năng lực pháp luật: là khả năng có quyền và mang nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
  • Năng lực hành vi: là khả năng được nhà nước thừa nhận mà nhờ có khả năng đó, chủ thể tự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.
  • Đặc điểm các loại chủ thể:
  • Cá nhân là chủ thể quan hệ pháp luật gồm:
  • Công dân: năng lực chủ thể của công dân xuất hiện từ khi được sinh ra vì thời điểm đó họ được công nhận là chủ thể pháp luật, được pháp luật bảo vệ.
  • Người nước ngoài, người không quốc tịch có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật theo các điều kiện áp dụng cho công dân. Tuy nhiên, trong 1 số lĩnh vực, năng lực chủ thể của họ bị hạn chế hoặc trong 1 số trường hợp được mở rộng hơn.
  • Tổ chức: năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng lúc với việc tổ chức đó được thành lập hợp pháp hoặc được công nhận là hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể.

Câu 30: Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật? Điều kiện của tổ chức có tư cách pháp nhân?

  • Chủ thể của quan hệ pháp luật:
  • Cá nhân là chủ thể quan hệ pháp luật gồm công dân nước sở tại, công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang công tác, làm ăn, sinh sống tại nước sở tại. Trong số đó thì công dân nước sở tại chiếm đa số. Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thì cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
  • Tổ chức là chủ thể quan hệ pháp luật gồm nhiều loại nhưng chủ yếu là nhà nước và pháp nhân. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật vì nó là tổ chức chính trị quyền lực của nhân dân, mang chủ quyền quốc gia và đại diện cho cả xã hội.
  • Điều kiện của tổ chức có tư cách pháp nhân:
  • Được thành lập hợp pháp
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật 1 cách độc lập.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here