Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

0
13362
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Triết học 1Triết học 2

Câu 16: Tổ chức bộ máy cơ quan quyền lực nhà nước CHXHCN Việt Nam?

Gồm Quốc hội và HĐND các cấp:

  • Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Do cử tri cả nước bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân cả nước, là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền ban hành luật, có quyền quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, mỗi năm họp 2 lần.
  • HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định chủ trương, biện pháp nhằm phát huy tiềm năng của địa phương, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương; củng cố an ninh, quốc phòng, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

 

Câu 15: Bộ máy các cơ quan CHXHCN Việt Nam? Vẽ sơ đồ minh họa.

Bộ máy nhà nước VN được tổ chức thành 4 hệ thống các cơ quan và một chức danh Nguyên thủ quốc gia. Đó là:

Quảng Cáo
  • Cơ quan lập pháp: bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và HĐND các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Cơ quan hành pháp: bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và UBND các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.
  • Cơ quan tư pháp: bao gồm TAND Tối cao ở cấp trung ương và TAND các cấp địa phương.
  • Cơ quan kiểm sát: bao gồm VKSND Tối cao ở cấp trung ương và VKSND các cấp địa phương.

Câu 17: Tổ chức bộ máy cơ quan hành pháp nhà nước CHXHCN Việt Nam?

Gồm Chính phủ và UBND các cấp:

  • Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước VN, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chủ tịch nước. chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ TƯ đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
  • UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ TƯ đến cơ sở.

Câu 18: Tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp nhà nước CHXHCN Việt Nam?

TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

  • TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  • TAND góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
  • Tòa án nhân danh nước CHXHCN Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
  • Bản án, quyết định của TAND có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Câu 19: Vai trò của pháp luật XHCN?

  • Pháp luật quy định cơ cấu tổ chức; nội dung, hình thức, phương pháp, mục tiêu hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
  • Pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện việc xây dựng và phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • Pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền giáo dục mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại; nền khoa học và công nghệ tiên tiến.
  • Pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện việc những nội dung của chính sách xã hội nhằm đảm bảo công bằng xã hội, phát triển con người 1 cách hài hòa, xây dựng và phát huy môi trường lành mạnh, năng động và văn minh.
  • Pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của công dân nhằm xây dựng, phát huy mối quan hệ bình đẳng về quyền và nước giữa nhà nước với công dân trong điều kiện đổi mới, phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
  • Pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện việc xây dựng, phát huy nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc; bảo vệ chế độ XHCN và thành quả của cách mạng.
  • PL quy định và đảm bảo thực hiện việc mở rộng, phát huy mối quan hệ, sự hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; các bên cùng có lợi, vì hòa bình thế giới.

Câu 20: Định nghĩa quy phạm pháp luật? Đặc điểm của quy phạm pháp luật?

  • Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chính các quan hệ xã hội.
  • Đặc điểm:
  • Quy phạm pháp luật mang tính chuẩn mực, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi con người.
  • Do nhà nước đặt ra, ban hành và phê chuẩn, nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế.
  • Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước.
  • Mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Vì vậy, quy phạm pháp luật được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh 1 quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh các quan hệ xã hội chung.
  • Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp. Giữa các quy phạm luôn có sự liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất cùng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội.
  • Được sử dụng nhiều lần trong đời sống, chỉ chấm dứt khi bị thay thế hoặc hủy bỏ.
  • Nội dung của quy phạm pháp luật được thể hiện qua 2 mặt là quyền và nghĩa vụ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here