Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

0
13407
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Triết học 1Triết học 2

Câu 11: Thế nào là hình thức biểu hiện của pháp luật? Có những hình thức biểu hiện pháp luật nào?

  • Hình thức của pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của mình lên thành pháp luật, là ranh giới tồn tại của pháp luật trong hệ thống các quy phạm xã hội, là cấu trúc bên trong và biểu hiện bên ngoài của pháp luật, phương thức tồn tại thực tế của pháp luật.
  • Xét từ cấu trúc bên trong thì pháp luật có 4 hình thức: hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật là toàn bộ các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận được phân chia ra thành các ngành luật, mỗi ngành luật bao gồm các chế định pháp luật, mỗi chế định pháp luật được tạo thành từ các quy phạm pháp luật, mỗi quy phạm pháp luật được hình thành từ những bộ phận ngôn ngữ pháp lýliên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau chức đựng ý chí nhà nước.
  • Xét từ góc độ bên ngoài thì pháp luật có 3 hình thức: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp.
  • VBQPPL là hình thức VB do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định, có chứa đựng các QPPPL nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và được thực hiện nhiều lần trong thực tế đời sống.
  • Tập quán pháp là những quy tắc xử sự do con người đặt ra để điều chỉnh quan hệ giữa người với người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành thói quen xử sự, truyền thống ứng xử và được nhà nước công nhận là pháp luật.
  • Tiền lệ pháp là quyết định có trước giải quyết từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính nhà nước, được cấp có thẩm quyền của nhà nước thừa nhận là “khuôn mẫu” để các cơ quan kia theo đó mà giải quyết các vụ việc tương tự sau này.

Câu 12: Trình bày hình thức tập quán pháp? Điểm hạn chế của hình thức này?

  • Tập quán pháp là những quy tắc xử sự do con người đặt ra để điều chỉnh quan hệ giữa người với người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành thói quen xử sự, truyền thống ứng xử và được nhà nước công nhận là pháp luật.
  • Điểm hạn chế:
  • Do hình thành tự phát nên thường thiếu tính khoa học, nội dung lạc hậu, lõi thời và có giá trị hiệu lực thấp.
  • Thiếu tính đồng bộ, hình thức không rõ ràng, không thống nhất và còn mang tính vùng miền.
  • Khó khăn trong việc muốn thay đổi, điều chỉnh nội dung do mang tính bảo thủ cao và chậm biến đổi.

Tuy tập quán pháp hạn chế trong xã hội hiện đại những nó phát huy được vai trò trong xã hội mà nó tồn tại: tập quán pháp không phù hợp với XHCN vì pháp luật XHCN mang tính hiện đại, văn minh.

Câu 13: Trình bày hình thức tiền lệ pháp? Điểm hạn chế của hình thức này?

  • Tiền lệ pháp là quyết định có trước giải quyết từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính nhà nước, được cấp có thẩm quyền của nhà nước thừa nhận là “khuôn mẫu” để các cơ quan kia theo đó mà giải quyết các vụ việc tương tự sau này.
  • Điểm hạn chế:
  • Do các quyết định và bản án quá nhiều và liên tục tăng theo thời gian nên gây rất nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng, tìm được phiên tòa phù hợp.
  • Trong quá trình áp dụng có thể gặp phải sự xung đột giữa các án lệ.
  • Khó phân biệt những hình luận và những quyết định trong án lệ.
  • Tính tương thích với Hiến pháp: khi án lệ xung đột với Hiến pháp thì án lệ đó không được chấp nhận.
  • Việc áp dụng án lệ có thể tạo ra sự xung đột giữa các luật.
  • Án lệ không mang tính hệ tính hệ thống và khái quát vì nó được hình thành theo những tình tiết của mỗi vụ việc.

Câu 14: Chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam?

  • Các chức năng đối nội:
  • Tổ chức quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Mục tiêu của chức năng này là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tại nền tảnh để đưa nước ta thành 1 nước công nghiệp hiện đại.
  • Tổ chức và quản lý nền văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ: Nhằm xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình và xã hội.
  • Chức năng xã hội.
  • Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội: nhằm giữ vững sự ổn định chính trị, bảo vệ chế độ XHCN để nhân dân bình an xây dựng cuộc sống mới; kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của kẻ thù.
  • Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • Bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện 1 cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và thống nhất.
  • Các chức năng đối ngoại:
  • Bảo vệ Tổ quốc VN XHCN.
  • Quan hệ, hợp tác với các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau.
  • Tham gia cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here