Luật Vận Tải Biển

0
5823
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Luật Vận Tải Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Luật Vận Tải Biển

Đề cương liên quan: Đề Cương Đại Cương về Kĩ Thuật


Câu 11: Khái niệm hợp đồng vận chuyển, các loại hợp đồng vận chuyển

Khái niệm:  Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng được ký kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thue vận chuyển tra và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng

Quảng Cáo

Các loại hợp đồng vận chuyển:

  • Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển: là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được ký kết với điều kiện người vận chuyển ko phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc 1 phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ được ký kết theo hình thức do các bên thỏa thuận

  • Hợp đồng vận chuyển theo chuyến: là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được ký kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển, nguyên tàu hoặc 1 phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến được ký kết bằng văn bản.

Câu 12: Khái niệm người vận chuyển, người thuê vận chuyển? Phân biệt người vận chuyển và chủ tàu, người thuê vận chuyển và chủ hàng.

  • Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển
  • Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa với người vận chuyển.
Người vận chuyển Chủ tàu
–       Người vận chuyển có thể là chủ tàu hay người thuê tàu định hạn, họ là bên ký hợp đồng vận tải với chủ tàu

–       Thực hiện ký kết hợp đồng với chủ hàng chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận đến cảng trả hàng, đảm bảo thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng

–       Người vận chuyển có thể là người tự ký kết hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng với chủ tàu ,thanh toán tiền cước thuê tàu cho chủ tàu

–       Là người sở hữu con tàu về mặt pháp lý nắm giữ giấy đăng ký tàu và là người có quyền định đoạt con tàu

–       Chủ tàu ko trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận chuyển mà chỉ ký kết hợp đồng cho thuê tàu với người thuê tàu và chịu trách nhiệm trc pháp luật theo từng quyết định cụ thể trong hợp đồng và bộ luật hàng hải VN

–       Chủ tàu chuyển giao quyền sử dụng con tàu cho người thuê tàu trong 1 thời gian nhất định với mục đích sử dụng đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả

Người thuê vận chuyển Chủ hàng
–       Người thuê vận chuyển là người có phương tiện để vận chuyển hàng hay ký kết hợp đồng với đại lý hoặc người môi giới của mình

–       Có thể là chủ hàng ,đại lý, ủy thác, bên gom hàng

–       Người thuê vận chuyển bị ràng buộc trách nhiệm thông qua hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển còn chủ hàng thì ko

–       Nếu người thuê vận chuyển là chủ hàng thì chỉ ký hợp đồng với bên người vận chuyển. Nếu người thuê vận chuyển ko phải chủ hàng thì ký kết hợp đồng với chủ hàng , người vận chuyển

–       Là người sở hữu hàng hóa hợp pháp trước pháp luật . Người gửi hàng có thể là chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác

–       Có hàng yêu cầu thuê vận chuyển theo 1 hợp đồng nhất định có thể với người thuê vận chuyển hoặc  có thể với vận chuyển

–       Chủ hàng bị ràng buộc trách nhiệm thông qua hợp đồng đó

Câu 13: Trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận chuyển

Trách nhiệm:

  • Người vận chuyển phải mẫn cán để trước khi và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, đc cung ứng đầy đủ trang bị và vật phẩm dự trữ, các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa
  • Người vận chuyển chịu trách nhiệm về việc xếp hàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp chăm sóc chu đáo hàng hóa trong quá trình vận chuyển
  • Người vận chuyển phải thông báo trong thời gian hợp lý cho người giao hàng biết trước về nơi xếp hàng lên tàu biển, thời điểm mà tàu sẵn sang nhận hàng và thời hạn tập kết hàng hóa. Việc thông báo này ko áp dụng dối với tàu chuyên tuyến, trừ trường hợp lịch tàu có sự thay đổi.

Miễn trách:

  • Người vận chuyển ko phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển ko đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định ở trên. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ 1 cách mẫn cán.
  • Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong các trường hợp sau
    1. Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu
    2. Hỏa hoạn ko do người vận chuyển gây ra
    3. Thảm họa hoặc tai nạn hàng hỉa trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động
    4. Thiên tai
    5. Chiến tranh
    6. Hành động xâm phạm trật tự và an toàn và công cộng mà bản thân người vận chuyển ko gây ra
    7. Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
    8. Hạn chế về phòng dịch
    9. Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ
    10. Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc 1 phần công việc
    11. Bạo động hoặc gây rối
    12. Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển
    13. Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do chất lượng khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa
    14. Hàng hóa ko được đóng gói đúng quy cách
    15. Hàng hóa ko đc đánh dấu ký,mã hiệu đúng quy cách hoặc ko phù hợp
    16. Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà người vận chuyển ko có lỗi hoặc ko có ý gây ra tổn thật hoặc ko phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra
    17. Bất kì nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển k có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra
  • Miễn trách với chậm trả hàng trong các trường hợp:
    • Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người gửi hàng
    • Nguyên nhân bất khả kháng
    • Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa
    • Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu

Câu 14: Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất hàng hóa.

  • Trường hợp chủng loại, giá trị hàng hóa ko được người gửi hàng. người giao hàng khai báo trước khi xếp hàng hoặc ko được ghi rõ vào vận đơn, giấy gửi hàng vận chuyển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 SDR cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 2 SDR cho mỗi kg trọng lượng cả bì của số hàng hóa đã bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị hàng hóa.

Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán tiền bồi thường.

  • Khi container hoặc công cụ tương tự được dùng để đóng hàng hóa thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hóa đã ghi trong chứng từ vận chuyển, đã đóng vào công cụ vận chuyển đươc coi là một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa quy định. Trong trường hợp chứng từ vận chuyển ko ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hóa thì container hoặc công cụ đó chỉ được xem là một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa.

Trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo trước khi xếp hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận thì người vậ chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:

– Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị khai báo.

– Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hóa

Giá trị còn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng, nấu ko xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xếp hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.

  • Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng được giới hạn bằng số tiền 2,5 lần tiền cước của số hàng trả chậm, nhưng ko vượt quá tổng số cước phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

 

 

Câu 15: Khái niệm hợp đồng thuê tàu, các loại hình thức thuê tàu

Khái niệm: Hợp đồng thuê tàu là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình cho người thuê tàu trong 1 thời gian nhất định với mục đích cụ thể được thỏa thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.

Các loại hợp đồng thuê tàu : Có 2 loại HĐ thuê tàu là : HĐ thuê tàu định hàn và HĐ thuê tàu trần. HĐ thuê tàu phải được ký kết bằng văn bản.

  1. Thuê tàu định hạn : Hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp 1 tàu cụ thể với thuyền bộ cho người thuê tàu ( Điều 43)

Nội dung:

  • Tên chủ tàu, tên người thuê tàu
  • Tên, quốc tịch , cấp tàu , trọng tải, công suất máy, dung tích, tốc độ và mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu
  • Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng, thời hạn hợp đồng
  • Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu
  • Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán
  • Các nội dung liên quan
  1. Thuê tàu trần là HĐ thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu 1 tàu cụ thể không bao gồm thuyền bộ ( Điều 152)

Nội dung:

  • Tên chủ tàu, tên người thuê tàu
  • Tên, quốc tịch, cấp tàu, trọng tải và công suất máy của tàu
  • Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng tàu và thời gian thuê tàu
  • Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu
  • Kiểm tra , bảo dưỡng và sửa chữa tàu
  • Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán
  • Bảo hiểm tàu
  • Thời gian, điều kiện chấm dứt hợp đồng thuê tàu
  • Các nội dung liên quan khác

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here