Luật Vận Tải Biển

0
5826
luat van tai bien
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Luật Vận Tải Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề Cương Đại Cương về Kĩ Thuật


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Luật Vận Tải Biển

Câu 1: Nội thủy? Chế độ pháp lý? Phân định vùng nội thủy? Liên hệ luật biển VN 2012

Khái niệm: Nội thủy là vùng biển ở phía trong đường cơ sở để đo lãnh hải và giáp với bờ biển

Nội thủy bao gồm: vùng nước thuộc những cang ở biển, những vùng làm nơi tàu thuyền đậu để vào cảng, những vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử

Chế độ pháp lý: Nội thủy được coi là 1 bộ phận của đất liền vì vậy nước ven biển có chủ quyền đầy đủ toàn vẹn và tuyệt đối. Vì nội thủy thuộc chủ quyền của nước ven biển nên nước ven biển có quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, cưỡng chế trong nội thủy cũng như trên đất liền. Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào nội thủy phải xin phép nước ven biển. Nước ven biển có quyền ko chấp nhận sự xin phép đó. Trong nội thủy tàu thuyền nước ngoài ko đc phép qua lại như trong lãnh hải

Phân định: Các nước có bờ biển đối diện hoặc tiếp giáp nhau nếu ko có sự thỏa thuận giữa các nước hữu quan thì áp dụng phương pháp cách đều trừ khi có những hoàn cảnh đặc biệt như vùng nước lịch sử thì phương pháp phân định sẽ khác đi

Liên hệ với luật biển VN 2012: Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của VN

Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn ,tuyệt đối và đầy đủ với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền

Câu 2: Khái niệm, cách xác định lãnh hải? Chế độ pháp lý. Liên hệ luật biển VN 2012

Khái niệm: Phía ngoài nội thủy là lãnh hải,ranh giới phía trong là đường cơ sở, ranh giới phía ngoài được xác định theo chiều rộng quy định

Cách xác định: Giới hạn của lãnh hải đc xác định bằng đường cơ sở (phía trong) và theo chiều rộng đã được quy định (phía ngoài)

  • Đường cơ sở đc vạch từ đường ngấn dòng thấp nhất và cũng có thể là đường gãy khúc nối liền những điểm thích hợp trong những trường hợp bờ biển có nhiều lồi lõm hoặc có những đảo nằm dọc ven bờ

+ Đường cơ sở thông thường: là đường ngấn nước dòng triều thấp nhất dọc theo bờ biển, áp dụng cho bờ biển bằng phẳng không có đảo ven bờ

+ Đường cơ sở thẳng: là dường gồm những đoạn thẳng nối liền những điểm nhô ra nhất của bờ biển và những điểm nhô ra nhất của các đảo ven bờ, áp dụng với bờ biển lồi lõm, quanh co, khúc khuỷu hoặc có nhiều đảo ven bờ

  • Chiều rộng lãnh hãi: trước đây có nhiều cách xác định: lấy quảng đường tàu thuyền đi thuận gió một ngày đêm(khoảng 60 hải lý);quãng đường tàu thuyền đi trong điều kiện bình thường trong 2 ngày(khoảng 100 hải lý); theo tầm tên bắn, theo tầm xa đại bác.
  • Theo luật biển 1982: “ Chiều rộng ãnh hải của 1 quốc gia ko vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở vạch theo đúng công ước”
  • Trong thực tế hiện nay , hầu hết các quốc gia quy định chiều rộng 12 hải lý,1 số nước tư bản , đế quốc quy định chiều rộng là 3 hải lý, 1 số nước Mỹ la tinh, Châu phi vẫn giữ 200 hải lý
  • Như vậy: ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm trên đường đó gần nhất với đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng lãnh hải

Chế độ pháp lý: Quốc gia ven biển có chủ quyền là vùng trời phía trên lãnh hải, vùng biển và trong long đất bên dưới biển. Tuy nhiên chủ quyền quốc gia ven biển trong lãnh hải ko đầy đủ như trong nội thủy

            Trong lãnh hải , tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại, việc qua lại có thể là từ lãnh hải vào nội thủy, hoặc từ nội thủy ra lãnh hải hoặc đè qua lãnh hải mà ko qua nội thủy. Việc qua lại phải trong tư thế đang đi, trừ trường hợp hỏng hóc máy móc hoặc các trường hợp bất khả kháng khác.

Qua lại vô hại là không xâm phạm đến hòa bình trật tự an ninh của nước ven biển

Tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ luật pháp quốc gia ven biển, luật pháp và tập quán quốc tế. theo tập quán quốc tế, tàu thuyền nước ngoài không phải xin phép hoặc thông báo trước cho nước ven biển, không phải đóng thuế trừ những lệ phí về dịch vụ giúp cho việc qua lại của tàu thuyền

Liên hệ luật biển VN 2012: Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của VN

  1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời , đáy biển và long đất dưới đáy biển phù hợp với công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982
  2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua ko gây hại trong lãnh hải VN. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua ko gây hại trong lãnh hải VN, thông báo trc cho cơ quan có thẩm quyền của VN
  3. Việc đi qua ko gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền ,pháp luật VN mà điều ước quốc tế mà nước công hòa xã hội chủ nghĩa VN là thành viên
  4. Các phương tiện bay nước ngoài ko được vào vùng trời ở trên lãnh hải VN, trừ trường hợp được sự đồng ý của chính phủ VN hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là thành viên
  5. Nhà nước có quyền với mọi loại hiện vật khảo cổ , lịch sử trong lãnh hải VN

Câu 3: Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp. Liên hệ luật biển VN 2012

Chế độ pháp lý :

Công ước 1958 quy định: ở vùng tiếp giáp nước ven biển có quyền thực hiện việc kiểm soát nhằm:

  • Ngăn ngừa các hành vi phạm pháp về hải quan, thuế, y tế và nhập cư trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của họ
  • Trừng trị các hành vi phạm pháp đó khi chúng xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của họ

Như vậy nước ven biển chỉ có thể can thiệp (ngăn ngừa và trừng trị) khi hành vi phạm pháp đó có khả năng hay đã xảy ra trong nội thủy hay trong lãnh hải của nước ven biển.

Vùng tiếp giáp là một vùng biển đặt dưới quyền tài phán của nước ven biển, tuy quyền tài phán đó còn có phần hạn chế trong 1 số lĩnh vực

Phân định vùng tiếp giáp: Khi các nước có bờ biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau thì dùng phương pháp cách đều

Liên hệ luật biển VN 2012: Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải VN, chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải

            Nhà nước thực hiện chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại điều 16 của luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải

Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật, hải quan, thuế, y tế,xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải VN

Câu 4: Khái niệm chế độ pháp lý thềm lục địa. Liên hệ luật biển VN 2012

Khái niệm: Theo công ước 1982 thềm lục địa của 1 quốc gia ven biển bao gồm những vùng đáy và lòng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải, kéo dài tự nhiên của đất liền của quốc gia đó đến mép ngoài của rìa lục địa hoặc đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải khi mép ngoài của rìa lục địa ko kéo ra đến chiều rộng đó.

Chế độ pháp lý: Công ước 1958 quy định: Nước ven biển thực hiện quyền chủ quyền ở thềm lục địa nhằm thăm do và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đó. Nếu nước ven biển ko thăm dò , ko khai thác thì nc ngoài cũng ko đc tiến hành những hoạt động đó, trừ khi nước ven biển cho phép, nhưng nước ven biển ko đc gây trở ngại cho các nước khác trong các hoạt động về hàng hải, đánh cá, nghiên cứu khoa học,… vì cột nước trên thềm lục địa được coi là công hải

Công ước 1982 quy định: Vì thềm lục địa là vùng biển ngầm kéo dài tự nhiên của đất liền và khẳng định lại quyền chủ quyền có tính chất riêng biệt đối với tài nguyên thiên nhiên ở đó. Quyền chủ quyền được coi là trọn vẹn, ko chia sẻ với bất cứ nước nào khác. Nhưng các nước phải chấp nhận đóng góp tài chính khi tiến hành khai thác tài nguyên ở khu vực thềm lục địa ngoài 200 hải lý.

Phân định thềm lục địa: các nước có bờ biển tiếp giáp, đối diện việc phân định thềm lục địa bằng phương pháp thỏa thuận hoặc đường trung tuyến.

Liên hệ luật biển 2012: Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lýtính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m).

Câu 5: Khái niệm, chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế. Liên hệ luật biển VN 2012

Khái niệm: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng ngoài lãnh hải và vùng tiếp giáp với lãnh hải được xác định rộng ko quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải

Chế độ pháp lý:

  • Quyền của nước ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế:

Quyền chủ quyền nhằm mục đích thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc ko sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển , lòng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò khai thác vùng này vì mục đích kinh tế như sản xuất năng lượng từ nước, dòng nước và gió…

Trong vùng đặc quyền kinh tế nước ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển…

  • Quyền của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế

Quyền tự do hàng hải

Quyền tự do bay

Quyền về nghiên cứu khoa học thuần túy nhưng phải xin phép nước ven biển

Liên hệ luật biển VN 2012:

 Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

  1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
  2. a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
  3. b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
  4. c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
  5. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

  1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
  2. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here