Luật Thương Mại

0
4964
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16. Khái niệm tranh chấp thương mại và nêu khái quát về bốn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Khái niệm: tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn , bát đồng do các chủ thể kinh doanh về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhất định phát sinh trong hoạt động thương mại

            Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

+ thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tương tụ thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên

+ hòa giải

Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của ác bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm , lỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấo

Hình thức hòa giải này có nhiều ưu điểm: thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn , chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kì người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả 2 bên

Quảng Cáo

Bên cạnh những ưu điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cũng có những nhược điểm nhất định: việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra 1 quyết định rằng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận , hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phát quyết của trọng tài hay tòa án

+ trọng tài:

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là 1 hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được những nhà kinh doanh ưa chuộng. đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông quan hoạt động của hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách bên thứ 3 độc lập, nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành

Ưu điểm:linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, nhanh chóng, tist kiệm thời gian, đảm bảo bí mật kinh doanh. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm

Nhược điểm: chi phí tương đối cao, càng kéo dàu thì chi phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi nư việc thi hành bản án, quyết định của tòa án

+ tòa án

Việc đưa tranh chấp ra xét xử tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định. Ưu điểm: phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao, nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế

Nhược điểm: bí mật kinh doanh bị tiết lộ , thủ tục tòa án thiếu linh hoạt

Câu 17. Đại lí thương mại

            Khái niệm: đại lí thương mại là hoạt động thương mại  theo đó bên giao đại lí và bên đại lí thỏa thuận việc bên đại lí nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lí hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lí cho khách hàng để hưởng thù lao

            Đặc điểm:

+ quan hệ đại lí mua bán hàng háo phát sinh giữa bên giao đại lí và bên đại lí . bên giao đại lí là bên giao hàng cho đại lí bán hoặc giao tiền mua hàng hóa cho đại lí mua hoặc là bên ủy quyền cung ứng dịch vụ . theo quy định của luật thương mại thì cả bên giao đại lí và bên đại lí đều phải là thương nhân

+ nội dung của hoạt động đại lí bao gồm việc giao kết , thực hiện hợp đồng đại lí giữa bên giao đại lí và bên đại lí và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lí với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lí

+ quan hệ đại lí thương mại được xác lập bằng hợp đồng. hợp đồng đại lí được giao kết giữa thương nhân giao đại lí và thương nhân làm đại lí . hợp đồng đại lí phải được giao kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương

+ khi giao kết hợp đồng đại lí mua, bán hàng hóa, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng các điều khoản sau: hàng hóa, dịch vụ đại lí, hình thức đại lí, thù lao đại lí, thời hạn hợp đồng đại lí, quyền và nghĩa vụ các bên

Các hình thức đại lí

+ đại lí bao tiêu

+ đại lí độc quyền

+ tổng đại lí

Câu 18. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

+ thứ nhất, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải có năng lực chủ thể đê thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng . trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa , chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là các thương nhân

+ thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải đúng thẩm quyền . đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền

+ thứ ba, nội dung và hình thức của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật

+ thứ tư: hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội, tự nghuyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thẳng. những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối đẻ giao kết hợp đồng … là lí do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực

+ thứ 5, hình thức hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật

Câu 19. Khái niệm, đặc điểm và các yêu cầu của hoạt động giám định hàng hóa dịch vụ

Khái niệm: dịch vụ giám định là hoạt động thương mại theo đó 1 thương nhấn thực hiện những việc cần thiết đễ xác định tình trạng thực tế cả hàng hóa , kết quả cung ứng dịch vụ thương mại và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng

 

Đặc điểm:

+ tham gia quan hệ giám định có 2 bên là người thực hiện việc giám định hàng hóa và người yêu cầu giám định. Trong đó người thực hiện việc giám định bắt buộc phải là thương nhân thỏa mãn các yêu cầu do luật định

+ nội dung của hoạt động giám định là xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, xuất xứ hàng hóa, kết quả thực hiện việc dịch vụ , tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch vủa hàng hòa, dịch vụ, các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất của 1 hoặc các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thuong mại và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng

+ kết luận về hiện trạng hàng hóa, dịch vụ thương mại theo yêu cầu của khách hàng có giá trị rang buộc đối với tất cả các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ

+ giám định hàng hóa là 1 hành vi thương mại độc lập

Yêu cầu đối với hoạt động giám định hàng hóa

+ chỉ tiến hành việc giám định hàng hóa, dịch vụ thương mại khi được yêu cầu

+ hoạt đông giám định hàng hóa phải được thực hiện độc lập, trung lập, khách quan

+ việc giám định phải khoa học, chính xác. Quá trình thực hiện việc giám định phải tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật phù hợp với đối tượng giám định và nội dung giám định

Câu 20. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức khuyến mại

Khái niệm: Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Đặc điểm:

+ chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại của thương nhân khác chuyên kinh doanh dịch vụ này

+ cách thức xúc tiến thương mại: là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối

+ mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ

Các hình thức khuyến mại:

  1. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
  2. Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
  3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
  5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
  8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
  9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

Câu 21. Khái niệm, đặc điểm và luật áp dụng của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài

Khái niệm: hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng được kí kết giữa thương nhân VN với thương nhân có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ quốc gia khác

Đặc điểm:

+ chủ thể hợp đồng: hợp đồng được được coi là hợp pháp khi chủ thể của hợp đồng là hợp pháp. Tức là chủ thể kí kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự và có thẩm quyền kí kết hợp đồng. chủ thể bên nước ngoài: là thương nhân và tư cách thương nhân được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Chủ thể bên Vn là thương nhân

+ đối tượng hợp đồng: là hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy ddijnh của pháp luật các nước

+ hình thức hợp đồng: thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương văn bản

+ đồng tiền thanh toán: là ngoại tệ đối với 1 hoặc cả 2 bên

+ thủ tục hải quan: để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa cần thiết phải thực hiện 1 số thủ tục hải quan do luật mỗi quốc gia quy định

+ các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế: xuất khẩu, nhạp khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa

Cơ sở pháp lí điều chỉnh hợp đồng mua bán quốc tế:

+ điều ước quốc tế

+ pháp luật quốc gia

+ tập quán thương mại

+ hợp đồng mẫu và án lệ


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here