Luật Hành Chính

0
3497
luật tài chính
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

I. NHÓM CÂU HỎI 30 ĐIỂM:

Câu 1. Hãy phân tích các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam?

Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hành chính gồm 3 nhóm sau:

  • Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội:

Đây là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính, chủ yếu là những quan hệ:

  • Giữa CQHCNN cấp trên với CQHCNN cấp dưới theo hệ thống dọc hoặc với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
  • Giữa CQHCNN có thẩm quyền chung với CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp hoặc với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó.
  • Giữa CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn ở TW với CQHCNN có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh.
  • Giữa những CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương.
  • Giữa CQHCNN ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó.
  • Giữa CQHCNN với các đơn vị cơ sở trực thuộc.
  • Giữa CQHCNN với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
  • Giữa các CQHCNN với các tổ chức xã hội.
  • Giữa các CQHCNN với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.
  • Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
  • Các quan hệ quản lí hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong 1 số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

Câu 2. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước?

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước.

Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, được thực hiện bởi ít nhất 1 bên có thẩm quyền hành chính nhà nước.

  • Đặc điểm:
  • Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động này được đảm bảo bằng cơ sở vật chất to lớn:
  • Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các chủ thể mang quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, gồm: cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng, công chức của các cơ quan này và những người được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính nhà nước.
  • Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đảm bảo về nguồn lực và phương tiện tài chính dồi dào cũng như các tài sản khác (nhà xưởng, thiết bị, máy móc…)
  • Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, độc lập và sáng tạo cao: Tính chủ động, sáng tạo thể hiện ở hoạt động xây dựng các văn bản pháp quy hành chính điều chỉnh các hoạt động quản lý, điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh chưa ổn định và chưa được luật điều chỉnh.
  • Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chính trị rõ rệt: Nhà nước là 1 tổ chức chính trị thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và ý chí đó được các cơ quan nhà nước đưa vào cuộc sống. Khi bộ máy nhà nước hoạt động, quản lý hành chính nhà nước là những kênh thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, khi giải quyết bất cứ vấn đề nào trong công tác quản lý hành chính luôn luôn phải tính đến nhiệm vụ và mục tiêu chính trị.
  • Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính chuyên nghiệp, liên tục:
  • Tính chuyên nghiệp đòi hỏi cán bộ quản lý không chỉ cần có kiến thức và lý luận quản lý hành chính nhà nước mà còn phải vững vàng về mặt pháp lý, hiểu biết về bộ máy nhà nước, có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất mà mình đảm nhiệm.
  • Tính liên tục đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội.

Câu 3. Hãy phân tích nhóm các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật trong quản lý hành chính nhà nước?

  • Nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương.
  • Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng 1 mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển 1 cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội.
  • Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của quản lý hành chính nhà nước như kế hoạch, tài chính, giá cả, khoa học, công nghệ, lao động… Các lĩnh vực chuyên môn này liên quan đến hoạt động của tất cả các bộ, các cấp quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
  • Quản lý theo địa phương là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của nhà nước.

Đây là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.

  • Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành

Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý 1 lĩnh vực chuyên môn hay 1 nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau.

Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng, phối hợp quản lý liên ngành đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành, đồng thời bảo đảm mối quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả.

  • Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.
  • Các cơ quan nhà nước định ra chiến lược, qui hoạch và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và cơ chế quản lý có cơ sở pháp lý ổn định vững chắc. Các tổ chức kinh doanh có nhiệm vụ chấp hành và cụ thể hoá chiến lược và kế hoạch kinh tế- xã hội của nhà nước, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nhà nước có chức năng tổ chức và điều chỉnh nền kinh tế quốc dân bằng những biện pháp vĩ mô. Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện kinh doanh trong phạm vi vĩ mô, nhằm tạo nhiều của cải vật chất thiết yếu cho xã hội, tránh sự độc quyền của tư nhân, có thể ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế quốc dân.
  • Nếu các cơ quan nhà nước hoạt động bằng NSNN, thì các tổ chức kinh doanh là những tổ chức độc lập tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và hạch toán kinh tế.
  • Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan quản lý hành chính nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế thuận lợi, tự chủ và đạt hiệu quả cao.

Câu 4. Anh (Chị) hãy phân tích các hình thức quản lý hành chính nhà nước?

  • Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Các văn bản QPPL do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành nhằm mục đích cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, pháp lệnh và các Việt Nam của cơ quan quản lý cấp trên. Đây là phương tiện hữu hiệuđể các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động tích cực lên các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc thẩm quyền quản lý của CQHCNN. Thông qua hoạt động ban hành văn bản QPPL hành chính, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước:

  • Ấn định các quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước;
  • Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước;
  • Quy định những hạn chế và điều ngăn cấm;
  • Quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động của chủ thể quản lý.
  • Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

Ban hành văn bản áp dụng QPPL là hình thức hoạt động chủ yếu của các CQHCNN nhằm giải quyết những việc cụ thể liên quan đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân trên cơ sở những yêu cầu và điều kiện được quy định trong các văn bản QPPL.

Văn bản áp dụng QPPL có nội dung, tính chất, mục đích sử dụng rất khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào  mục đích áp dụng, chúng ta có thể chia thành 2 nhóm lớn là:

  • Những văn bản chấp hành pháp luật;
  • Những văn bản bảo vệ pháp luật.
  • Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý.

Đây là hình thức pháp lý quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Hình thức này được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được định trước trong QPPL nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng QPPL. Đó là những hoạt động như:

  • Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật như kiểm tra giấy phép lái xe;
  • Đăng ký những sự kiện nhất định như đăng ký khai sinh, khai tử…;
  • Lập và cấp 1 số giấy tờ nhất định như lập biên bản vi phạm hành chính, cấp giấy phép lái xe;
  • Công chứng, chứng thực.
  • Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
  • Là hình thức hoạt động không mang tính pháp lý do chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiến hành nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.
  • Tiến hành các hoạt động tổ chức thực hiện gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào quản lý, tổ chức kiểm tra, điều phối hoạt động, tổ chức hội thảo….
  • Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kĩ thuật.
  • Là hoạt động sử dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước.
  • Thực hiện những tác động này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu suất công tác của bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo công tác quản lý hành chính nhà nước được tiến hành 1 cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Câu 5. Anh (Chị) hãy phân tích các phương pháp quản lý hành chính nhà nước?

  • Phương pháp thuyết phục:
  • Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.
  • Do chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
  • Thông qua phương pháp này, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
  • Được thể hiện bằng những hoạt động như giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội,…
  • Phương pháp cưỡng chế:
  • Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể.
  • Phương pháp này thể hiện trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý.
  • Có 4 loại cưỡng chế nhà nước:Cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế kỷ luật, cưõng chế hành chính.
  • Phương pháp hành chính:
  • Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý.
  • Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.
  • Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý.
  • Gồm 1 vài biểu hiện cụ thể: thỏa mãn đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền…
  • Phương pháp kinh tế:
  • Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.
  • Nội dung của phương pháp này là sự quản lý bằng lợi ích và thông qua lợi ích của con người.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here