Luật Tài Chính

0
4911
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Luật Tài Chính

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: 

  1. Quản Trị Tài Chính
  2. Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật
  3. Logic học
  4. Tài Chính Công
  5. Kinh tế công cộng – Bài tập Đúng Sai

Chương 6:

Câu 23: Trình bày khái niệm, đặc điểm quỹ NSNN?

  • KN: Quỹ NSNN là toàn bộ các khoản tiền của NN, kể cả tiền vay có trên tài khoản của NSNN cấp tại 1 thời điểm
  • Đặc điểm:
  • Nguồn hình thành quỹ rất đa dạng thể hiện ở Đ5 Luật NSNN 2015
  • Mỗi nguồn thu của quỹ NSNN phát sinh và vận động theo quy luật riêng
  • Quỹ NSNN có mục đích sử dụng rất phong phú
  • Mỗi khoản chi từ quỹ NSNN lại có phạm vi, tính chất và thời điểm phát sinh rất khác nhau .

Câu 24: Trình bày khái niệm, đặc điểm quản lý quỹ NSNN?

  • KN: Quản lý quỹ NSNN là quá trình tác động của các CQNN có thẩm quyền đến quỹ NSNN nhằm làm cho quỹ NSNN được hình thành và sử dụng đúng quy định.
  • Đặc điểm:
  • Quản lý quỹ NSNN là hoạt động do CQNN có thẩm quyền thực hiện
  • Quản lý quỹ NSNN được thực hiện thông qua hoạt động quản lý nguồn thu, kiểm soát chi và tổ chức điều hòa vốn trong hệ thống Kho bạc NN.

Câu 25: Nêu nội dung chức năng Quản lý nguồn thu của hệ thống kho bạc?

Đây là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thu ngân sách Nhà nước, tổ chức thực hiện pháp luật thu và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật thu.

  1. a) Kiểm tra, đối chiếu và xử lý tình hình thu nộp ngân sách:

– Ra thông báo thu để gửi cho các đối tượng có nghĩa vụ nộp. Các đối tượng này sẽ nộp hồ sơ thu nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước

– Thủ quỹ Kho bạc sẽ kiểm tra số tiền và chuyển trả lại cho kế toán để kế toán tổng hợp thành bản báo cáo tình hình thu. Báo cáo này được lập định kỳ ngày, tuần, tháng, quý, năm và thường xuyên đối chiếu với bản báo cáo của các cơ quan có chức năng thu và cơ quan tài chính cùng cấp nhằm phát hiện những khoản thu nợ đọng để thu đúng, thu đủ.

Quảng Cáo
  1. b) Hạch toán kế toán, báo cáo, quyết toán thu NSNN:

– Hạch toán bảo đảm đúng niên độ và mục lục ngân sách nhà nước.

– Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước với cơ quan tài chính đồng cấp.

– Cơ quan được giao chức năng tạm thu thì định kỳ theo quy định phải nộp đầy đủ vào NSNN.

Câu 26: Nêu nội dung chức năng Kiểm soát chi của hệ thống kho bạc?

  • Trước khi chi, Kho bạc sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn chi.
  • Tất cả cơ quan sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN
  • Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:
  • Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán
  • Kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại Kho bạc Nhà nước.
  • Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán trong trường hợp:
  • Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi
  • Không đủ các điều kiện chi theo quy định
  • Đồng thời Kế toán trưởng Kho bạc báo cáo tình hình chi định kỳ ngày, tháng, quý, năm để đối chiếu với các cơ quan tài chính cùng cấp.
  • Trong khi chi, đối với các khoản chi có đầy đủ điều kiện, Kho bạc sẽ cấp thanh toán 100% cho đơn vị thụ hưởng. Đối với khoản chi chưa đầy đủ các điều kiện thì Kho bạc sẽ chỉ cấp tạm ứng và sẽ thanh toán phần còn lại khi công trình hoàn thành.

Câu 27: Nêu chức năng Điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc?

  • Điều chỉnh vốn giữa các cấp.
  • Vào đầu mỗi kì ngân sách, tất cả các cấp trong hệ thống kho bạc sẽ xây dựng mức tồn quỹ tại Kho bạc cấp mình.
  • Định mức tồn quỹ là số tiền tối thiểu mà kho bạc nhà nước cấp đó phải có trong quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả mà kho bạc cấp đó phải đảm nhiệm
  • Sau khi định mức tồn quỹ được xây dựng sẽ gửi lên cho Kho bạc cấp trên trực tiếp và Cục kho bạc nhà nước sẽ quyết định chính thức định mức tồn quỹ ở các cấp kho bạc
  • Nếu số tiền thực tế của Kho bạc cấp này lớn hơn định mức tồn quỹ của họ thì Kho bạc cấp đó phải chuyển phần chênh lệch thừa cho kho bạc cấp trên.
  • Ngược lại, nếu số tiền thực tế nhỏ hơn định mức tồn quỹ thì Kho bạc cấp trên sẽ chuyển phần chênh lệch thiếu cho Kho bạc cấp đó để Kho bạc này đảm bảo khả năng thanh toán chi trả.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here