Luật Tài Chính

0
4890
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Luật Tài Chính

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: 

  1. Quản Trị Tài Chính
  2. Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật
  3. Logic học
  4. Tài Chính Công
  5. Kinh tế công cộng – Bài tập Đúng Sai

Chương 5:

Câu 18: Trình bày nội dung cơ bản của khâu Lập dự toán NSNN?

  • Bước 1: Hướng dẫn các cấp, đơn vị lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán. Theo Luật NSNN 2015, số kiểm tra là: Số thu chi NS hàng năm được CQNN có thẩm quyền giao cho các cấp NS để các cấp dựa vào đó xây dựng dự toán cho cấp mình
  • Chậm nhất là ngày 15/5 Thủ tướng Chính phủ sẽ ra quyết định hướng dẫn lập dự toán, sau đó Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch đầu tư sẽ ban hành thông tư hướng dẫn lập dự toán cho năm NS sắp tới
  • Bộ Tài chính sẽ giao số kiểm tra cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND tỉnh (thành phố). Bộ, cơ quan ngang Bộ lại giao số kiểm tra xuống các đơn vị trực thuộc Bộ quản lý
  • UBND Tỉnh sẽ giao số kiểm tra xuống cho các Sở thuộc tỉnh và UBND Quận cấp trực tiếp. UBND Quận sẽ giao lại giao số kiểm tra xuống cho các Phòng thuộc quận và Phường, Xã trực thuộc
  • Cuối cùng, UBND xã giao số kiểm tra xuống các đơn vị trực thuộc Xã
  • Đến 10/6 tất cả các Xã trên cả nước đều nhận được thông báo số kiểm tra dự toán từ cấp trên giao xuống
  • Bước 2: Lập dự toán, xét duyệt và tổng hợp dự toán
  • Xã xây dựng bản dự toán NS xã sau đó chuyển bản dự toán này sang HĐND xã biểu quyết thông qua. Sau khi thông qua bản dự toán này được chuyển lên cấp huyện
  • Huyện tổng hợp dự toán NS của các xã trên địa bàn, đồng thời xây dựng dự toán và của các Cơ quan, tổ chức trực thuộc huyện để lập thành bản dự toán NS cấp huyện. Bản dự toán này sau khi được HĐND huyện biểu quyết thông qua sẽ chuyển lên cấp tỉnh.
  • Tỉnh tổng hợp dự toán của các huyện trên địa bàn và xây dựng dự toán của các đơn vị trực thuộc tỉnh, lập thành dự toán NS cấp tỉnh. Bản dự toán này được HĐND tỉnh biểu quyết thông qua và chuyển lên Chính phủ
  • Chính phủ tổng hợp dự toán NS các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc trung ương để lập thành dự toán NSNN. Bản dự toán này được biểu quyết thông qua tại kì họp Quốc hội. Theo quy định ngày 15/11 là thời điểm Quốc hộ biểu quyết
  • Bước 3: Quyết định phân bổ và giao nhiệm vụ cụ thể:
  • Tỉnh sẽ được giao nhiệm vụ tổ chức thu chi cho ngân sách, trên cơ sở đó tỉnh sẽ giao cho các huyện thuộc địa bàn gồm nguồn thu và nhiệm vụ chi. Các huyện giao cho xã để đảm bảo đến 31/12 việc giao và phân bổ đó phải được thực hiện tới cấp NS thấp nhất là cấp xã.

Câu 19: Khái niệm, ý nghĩa của chấp hành dự toán Ngân sách?

  • KN: Chấp hành dự toán NS là quá trình tổ chức thực hiện, sử dụng các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính để biến các tiêu chí thu chi, biến các con số trong bản dự toán NS đã được phê duyệt trở thành hiện thực
  • Ý Nghĩa: Thông qua đó có thể rà soát lại và tiến hành đổi mới bố sung các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức về kinh tế tài chính của NN sao cho hợp lý với thực tiễn.

Câu 20: Trình bày nội dung công tác chấp hành thu?

  • Chấp hành thu là việc tất cả các cơ quan đơn vị sử dụng các cách thức, biện pháp đã được pháp luật quy định để tập trung thu đúng, thủ đủ tất cả các nguồn thu về cho NSNN
  • Thẩm quyền thu NSNN chỉ thuộc về cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Các đơn vị này sẽ ra thông báo thu gửi cho đối tượng thu nộp. Các đối tượng nộp tiền trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Không 1 đơn vị nào được giữ lại nguồn thu ngoài ngân sách.

Câu 21: Trình bày nội dung công tác Chấp hành chi?

Chấp hành chi là quá trinh phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của NN cho các hoạt động đã được nằm trong dự toán phê duyệt. Thực chất là cấp phát kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng NSNN. Có 2 cách thức cấp phát:

  • Cấp phát thông qua giấy rút tiền dự toán: áp dụng đối với khoản cho mang tính chất thường xuyên. Khoản chi này đã nằm trong dự toán được phê duyệt, đơn vị thụ hưởng sẽ lập hồ sơ và rút tiền trong dự toán. Trên cơ sở đó Kho bạc sẽ chi trả tiền trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng
  • Cấp phát thông qua lệnh chi tiền: áp dụng đối với khoản chi không mang tính chất thường xuyên. Cơ quan Tài chính sẽ ra lệnh chi tiền và trên cơ sở đó Kho bạc Nhà nước sẽ chi trả trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng.

Câu 22: Trình bày những điểm lưu ý khi quyết toán NSNN?

  • Tất cả các nguồn thu phát sinh tại các đơn vị mà chưa kịp quyết toán tại năm NS phải được ghi hạch toán sang năm tiếp theo
  • Đối với các khoản chi nằm trong dự toán được duyệt của năm đó mà đơn vị không chi hết thì không được chuyển sang năm sau. Trừ TH Kế hoạch vốn bố trí cho năm nay mà chưa thanh toán hết thì sẽ được chuyển sang năm tiếp theo
  • Kết dư NS: là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách
  • Kết dư NS cấp huyện, xã được hạch toán vào thu NS năm sau

Kết dư NSTW, NS cấp Tỉnh được sử dụng để trả nợ gốc, lãi các khoản vay của NSNN. Trường hợp còn kết dư thì trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp, 50%  vào nguồn thu năm sau. Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ 25% dự toán chi hàng năm, thì phần kết dư sẽ được chuyển vào nguồn thu năm sau.

Quảng Cáo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here