Luật hành chính Việt Nam

0
3342
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của thủ tục hành chính?

Khái niệm: thủ tục hành chính là trình tự , cách thức, điều kiên và thời hạn tiến hành hay thực hiện 1 hoạt động quản lí hành chính nhà nước

Đặc điểm của thủ tục hành chính:

+ thủ tục hành chính phải do pháp luật hành chính VN quy định

Các hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước tiến hành, các chủ thể quản lí nhà nước không thể tùy tiện đặt ra những cách thức , trình tự thực hiện hoạt động quản lí nhà nước mà phải đảm bảo tính thống nhất và bắt buộc áp dụng chung , bên cạnh đó còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp củ các đối tượng quản lí

+thủ tục hành chính phải gắn liền với hoạt động quản lí hành chính nhà nước, đặc điểm này để phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục tư pháp, lập pháp. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước phải được thực hiện theo thủ tục hành chính

+thủ tục hành chính là do chủ thể có thẩm quyền thực hiện.

Quảng Cáo

+ thủ tục hành chính có nhiều loại khác nhau. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước rất đa dạng, phong phú và diễn ra trên tất cả các lĩnh vực khác nhau

+ thủ tục hành chính do nhiều chủ thể có thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước thực hiện

Câu 7. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của quyết định hành chính?

Khái niệm:

+ theo luật khiếu nại 2011 thì quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc có thẩm quyền trong cơ quan quản lí hành chính nhà nước ban hành để quy định 1 vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước được áp dụng 1 lần đối với 1 hoặc 1 số đối tượng cụ thể

+ như vậy quyết định hành chính là 1 dạng cụ thể của quyết định pháp luật do chủ thể quản lí hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra các chủ trương chính sách , các quy tắc sử xự chung hay giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.

Đặc điểm của quản lí hành chính nhà nước:

+ quyết định hành chính là quy định pháp luật

  • Đặc điểm này để phân biệt quyết định hành chính với quyết định quản lí nói chung
  • Hoạt động quản lí hành chính nhà nước là hoạt động do các chủ thể có tẩm quyền nhân danh nhà nước và sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành , do đó quyết định hành chính do chủ thể ban hành có 2 tính chất là tính pháp lí và tính quyền lực nhà nước

+quyết định hành chính có tính dưới luật:

  • Hoạt động quản lí hành chính nhà nước còn được gọi là hoạt động chấp hành – điều hành
  • Tính chấp hành điều hành được thể hiện trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước đó là các văn bảo do chủ thể quản lí ban hành có nội dung giải thích, hướng dẫn thi hành các văn bản luật…

+ quyết định hành chính do chủ thể có thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước ban hành. Khi tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước chủ thể quản lí phải ban hành quyết định hành chính để đưa ra các mệnh lệnh, chỉ thị, chủ trương, chính sách hay giarui quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí

+ quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính

Hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện theo các thủ tục hành chính. Hoạt động ban hành quyết định hành chính cũng là 1 trong các hoạt động quản lí hành chính nhà nước .vì vậy nó cũng phải tuân theo 1 trình tự , thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Tuy nhiên quyết định hành chính do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành và thể hiện dưới nhiều hình thức tên gọi khác nhau nên trình tự thủ tục ban hành các loại quyết định hành chính cũng khác nhai

+ quyết định hành chính có hình thức và nội dung phong phú: đây là 1 đặc điểm để phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định lập pháp hay quyết định tư pháp. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước do nhiều chủ thể ban hành , ở các lĩnh vực khác nhau và với nhiều tên gọi khác nhau

Câu 8. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước?

Khái niệm: cơ quan hành chính nhà nước là 2 loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. lưu ý: các sở hoặc tương đương, phòng ban chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân không phải là cơ quan hành chính nhà nước mà là cơ quan chuyên môn giúp việc cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước:

+ đặc điểm chung

  • Có quyền nhân danh nhà nước
  • Được thành lập và hoạt động trên cơ sở quyết định pháp luật , có chức năng, thẩm quyền riêng và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
  • Có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định
  • Nguồn nhân sự chính là cán bộ công chức được hình thành từ tuyển dụng , bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của luật tổ chức cán bộ- công chức

+ đặc điểm đặc thù

  • Là cơ quan có chức năng hành chính nhà nước mà hoạt động cơ bản là hoạt động chấp hành- điều hành
  • Được thành lập từ trung ương đến cơ sở , đứng đầu là chính phu
  • Thẩm quyền được pháp luật quy định trên cở sở lãnh thổ, nhành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp
  • Trực tiếp hay gián tiếp thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự quản lí nhà nước cùng cấp , chịu sự giám sát và báo cáo công tác với cơ quan quyền lực nhà nước
  • Có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc . các đơn vị này là nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất hoặc tinh thần cho xã hội

Câu 9. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của cán bộ, công chức?

Khái niệm: cán bộ công chức là những người làm việc trong cơ quan nhà nước do tuyển dụng, bầu cử hoặc bổ nhiệm . cán bộ công chức được trao những quyền hạn tương ứng với 1 chức vụ nhất định hoăc thực hiện các công việc theo sự ủy nhiệm của nhà nước để thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ và chức năng nhà nước, được trả lương và các chế độ phụ cấp khác từ ngân sách nhà nước

Đặc điểm của cán bộ:

+được hình thành chủ yếu từ con đường bầu cử

+ tính chất công việc không gắn với chuyên môn nghiệp vụ mà mang tính chính trị

+ đảm nhận công việc gắn với chức danh, nhiệm vụ theo nhiệm kì

+ nơi làm việc của cán bộ là các cơ quan đảng, sơ quan quyền lực nhà nước, tổ chức chính trị XH từ trung ương đến địa phương

Đặc điểm công chức

+ được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm

+ đảm nhận công việc là công vụ, nhiệm vụ thường xuyê, ổn định

+ tính chất công việc gắn với chuyên môn nghiệp vụ đào tạo

+ nơi làm việc là nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị công an, quân đội , đơn vị sự  nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội

Câu 10. Anh (Chị) hãy nêu khái niệm và phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính?

            Khái niệm: theo khoản 1 điều 2 luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp luật mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật thì phải bị xử phạt vi phạm hành chính

Các yêu tố cáu thành vi phạm hành chính:

  • mặt chủ quan

+ hành vi vi phạm hành chính

  • Là dấu hiệu bắt buộc
  • Hành động hoặc không hành động, trực tiếp hay gián tiếp
  • Hành vi của tổ chức hay cá nhâb

+ thời gia, địa điểm

  • Không là dấu hiệu bắt buộc
  • Mỗi loại hành vi vi phạm hành chính cụ thể có địa điểm khác nhau

+ công cụ và phương tiện vi phạm

  • Không là dấu hiệu bắt buộc
  • Mỗi loại vi phạm hành chính cụ thể có những loại công cụ phương tiện vi phạm khác nhau

+ mối quan hệ nhân quả

  • Hậu quả là những thiệt hại về sức khỏ, danh dự, nhân phẩm, tài sản
  • Hành vi và hậu quả có mối quan hệ biện chứng với nhau

+ những tình tiết khách quan khác là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ: có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả, vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khan ,lợi dụng hoàn cảng chiến tranh , thiên tai, thảm họa, dịch bệnh , lăng mạ, phỉ bang người thi hành công vụ , vi phạm hành chính có tính chất côn đồ

  • Mặt chủ quan:

+ lỗi:

  • không khắt khe như trong luật hình sự, chỉ cần xác định người vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất của hành vi sai trái
  • lỗi trong vi phạm hành chính là do thiếu thận trọng , vô tình hoặc coi nhẹ nghĩa vụ pháp lí

+ động cơ: không là dấu hiệu bắt buộc

+mục đích: không là dấu hiệu bắt buộc

+ những tình tiết khách quan khác là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ

  • khách thể: trật tự quản lí hành chính đã được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ
  • chủ thể

+ cá nhân

  • đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hành chính do cố ý
  • từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính
  • những người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lí như đối với công dân khác

+tổ chức: là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội , tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp , tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp , tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật

+ cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ , vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN , trên tàu bay mang quốc tịch VN thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật VN trừ trường hợp điều ước quốc tê à VN là thành viên có quy định khác

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here