Luật dân sự và Tố tụng dân sự

0
3599
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Nhóm câu 30 điểm:

Câu 1. Hãy nêu khái niệm và phân tích về khách thể của quan hệ pháp luật dân sự?

  • Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là những cái mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hướng tới, tác động vào. Nói cách khác, là những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
  • Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành 5 nhóm sau:
  • Tài sản: Theo quy định tại điều 163 BLDS 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
  • Hành vi và các dịch vụ:
  • Hành vi của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là khách thể của quan hệ nghĩa vụ. Đó là xử sự của các chủ thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
  • Dịch vụ là 1 hoặc nhiều công việc mà kết quả của nó có thể vật chất hóa nhưng nó không tạo ra vật mới mà nó được thể hiện bằng công việc đã thực hiện xong như sửa chữa tài sản… hoặc không được vật chất hóa như dịch vụ tư vấn pháp lý, gửi giữ, vận tải…
  • Kết quả của hoạt động sáng tạo:
  • Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học… được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như viết, nói, hay bằng các phương tiện kỹ thuật…
  • Các đối tượng của sở hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…
  • Các giá trị nhân thân:
  • Là khách thể trong các quyền nhân thân của cá nhân, tổ chức.
  • Quyền nhân thân như là 1 bộ phận cấu thành của quyền con người như danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên gọi, quốc tịch, hình ảnh, bí mật đời tư…
  • Quyền sử dụng đất:
  • Đây là 1 loại tài sản đặc biệt của nhà nước.
  • Quyền sử dụng đất được pháp luật quy định là 1 quyền dân sự và có thể được chuyển giao trong lưu thông dân sự, kinh tế. Vì vậy, nó là đối tượng trong các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và là di sản trong việc thừa kế quyền sử dụng đất.

Câu 2. Anh (Chị) hãy phân tích về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân?

  • Khái niệm: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự.
  • Đặc điểm:
  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
  • Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật.
  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác.
  • Tính đảm bảo của năng lực pháp luật dân sự.
  • Nội dung:

Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân.

Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành 3 nhóm chính:

  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
  • Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế.
  • Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó.
  • Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

“ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”

Ngoại lệ: trường hợp người đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền hưởng thừa kế.

Câu 3. Hãy trình bày sự khác nhau giữa giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối?

Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không tuân thủ 1 trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

  • Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Tiêu chí Vô hiệu tuyệt đối Vô hiệu tương đối
Trình tự Mặc nhiên bị coi là vô hiệu Không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền, liên quan và bị tòa tuyên bố vô hiệu
Về thời gian yêu cầu TA tuyên vô hiệu Không hạn chế.

Lưu ý: vô hiệu do vi phạm về hình thức cũng là vô hiệu tuyệt đối nhưng thời hạn yêu cầu là 2 năm.

Quảng Cáo
Thời hạn là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
Về bản chất Vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của TA mà đương nhiên không có giá trị vì giao dịch vi phạm pháp luật nghiêm trọng cho nên nhà nước không bảo hộ. Vô hiệu phụ thuộc vào quyết định của TA.

Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh.

Về mục đích Nhằm bảo vệ lợi ích công (lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội nói chung) Bảo vệ lợi ích cho chính chủ thể tham gia giao dịch.
Các trường hợp vô hiệu (theo BLDS 2005) Điều 128: Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật,trái đạo đức xã hội.

Điều 129: Vô hiệu do giả tạo.

Điều 134: Vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Điều 130: Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất NLHV dân sự, người bị hạn chế NLHV dân sự thực hiện.

Điều 131: Vô hiệu do bị nhầm lẫn.

Điều 132: Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.

Điều 133: Vô hiệu do người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Câu 4. Hãy so sánh giữa giám hộ và đại diện?

  • Giống:
  • Chủ thể: Người giám hộ và người đại diện đều phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Tư cách khi giao dịch: Đều đại diện cho người được giám hộ hay người được đại diện khi tham gia các giao dịch dân sự vì lợi ích của những người này. Do đó cả người đại diện hay người giám hộ phải có nghĩa vụ tách bạch về tư cách khi giao dịch.
  • Hậu quả pháp lý: Người giám hộ và người đại diện khi chấm dứt quan hệ đều phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tài sản.
  • Khác:
Tiêu chí Giám hộ Đại diện
Loại chủ thể Người được giám hộ là cá nhân.

Người giám hộ có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Người được đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

Người đại diện là cá nhân.

Năng lực chủ thể Người giám hộ phải có NLHVDS đầy đủvà thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định.

Người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất NLHVDS.

Người đại diện về cơ bản phải có HVNLDS đầy đủ. Ngoại lệ người từ đủ 15t đến chưa đủ 18t có thể là người đại diện ủy quyền.

Người được đại diện là người chưa thành niên.

Mối quan hệ giữa các chủ thể Giữa người giám hộ và người được giám hộ giới hạn trong những mối quan hệ đặc biệt, thường là quan hệ có liên quan đến hôn nhân huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Giữa người đại diện và người được đại diện có thể tồn tại dưới nhiều dạng quan hệ khác nhau.
Căn cứ xác lập Giám hộ đương nhiên, giám hộ cử.

Không có trường hợp giám hộ được xác lập trên cơ sở ý chí của 1 bên trong quan hệ.

Đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền.

Đối với đại diện theo ủy quyền thì có thể xảy ra việc đại diện được xác lập theo ý chí của người được đại diện.

Mục đích Người giám hộ tham gia quan hệ giám hộ để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích của người chưa thành viên, người mất NLHVDS. Người đại diện trong phạm vi đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện.
Phạm vi Quan hệ giám hộ có phạm vi hẹp hơn quan hệ đại diện, chủ yếu thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Quan hệ đại diện rộng hơn quan hệ giám hộ, thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau.
Quyền và nghĩa vụ Do pháp luật quy định, chủ yếu pháp luật đặt ra các quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ. Quyền và nghĩa vụ gắn liền với phạm vi đại diện, trong đó về cơ bản pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của cả người đại diện và người được đại diện.
Giám sát Phải có người giám sát việc giám hộ, là người do những người thân thích của người được giám hộ cử hoặc do UBND cấp xã cử, người này độc lập với người giám hộ. Pháp luật không đặt ra việc giám sát người đại diện thực hiện công việc đại diện, hoàn toàn do người được đại diện tự giám sát.
Chấm dứt quan hệ Quan hệ giám hộ không thể chấm dứt trên cơ sở ý chí đơn phương của người được giám hộ. Có thể chấm dứt trên cơ sở ý chí đơn phương của người được đại diện.

Câu 5. Hãy phân tích khái niệm tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005?

Theo quy định tại điều 163 BLDS 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

  • Vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một yêu cầu nào đó của con người, nằm trong sự chiếm hữu của con người, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.
  • Tiền là vật ngang giá chung, được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế. Tiền chỉ do cơ quan duy nhất là ngân hàng nhà nước ban hành.
  • Giấy tờ có giá: được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Ví dụ như: séc, cổ phiếu, trái phiếu… có thể do rất nhiều cơ quan ban hành như chính phủ, ngân hàng, kho bạc, các công ty cổ phần…
  • Giấy tờ có giá có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, ghi danh hoặc không ghi danh.
  • Các loại giấy tờ xác nhận quyền sử hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký ô tô… không phải là giấy tờ có giá.
  • Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sử hữu trí tuệ.
  • Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền củachủ thể được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện 1 nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình.
  • Pháp luật VN công nhận 1 số quyền tài sản như quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền sở hữu công nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng…

Câu 6. Hãy phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu?

  • Dựa vào nguồn gốc của sự kiện pháp lý:
  • Xác lập theo hợp đồng hoặc giao dịch 1 bên:
  • Các hợp đồng: mua bán, tặng, cho, cho vay, … nếu được xác lập phù hợp với quy định của BLDS, thì những người được chuyển giao tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản đó.
  • Việc nhận tài sản từ di sản thừa kế của người chết theo di chúc hoặc những người được hưởng trong hứa thưởng và thi có giải có quyền sở hữu đối với tài sản đã nhận theo di chúc hoặc tài sản đã nhận thưởng.
  • Xác lập theo quy định của pháp luật:
  • Kết quả của lao động sản xuất
  • Do các sự kiện sáp nhập, trộn lẫn, chế biến là sự hợp nhất tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau.
  • Do các sự kiện không xác định được chủ sở hữu hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên.
  • Do các sự kiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc.
  • Do được thừa kế tài sản theo pháp luật.
  • Xác lập theo căn cứ riêng:

Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của tòa án, của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

  • Dựa vào quy trình hình thành:
  • Căn cứ đầu tiên: Là những sự kiện pháp lý do đó mà quyền sở hữu đầu tiên được xác lập đối với vật. Theo căn cứ này quyền sở hữu mới phát sinh không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó.
  • Căn cứ thế tục: Là những sự kiện pháp lý xác lập quyền sở hữu mới trên cơ sở chuyển dịch quyền theo ý chí của chủ sở hữu cũ thông qua các hợp đồng dân sự hợp pháp hoặc do thừa kế.

Câu 7. Hãy so sánh giữa thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc?

  • Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo ý chí của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.
  • Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
  • Khác nhau:
Tiêu chí                       Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật
Căn cứ xác lập Việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo ý chí của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. –          -Người chết không để lại di chúc.

–          -Việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Loại chủ thể Đối tượng thừa kế có thể là cá nhân, tổ chức hay Nhà nước. Người thừa kế chỉ có thể là cá nhân, phải là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản.
Quyền của chủ thể Một số đối tượng được hưởng di sản bằng 2/3 suất của 1 người thừa kế theo pháp luật nếu họ không được lập di chúc như:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Người thừa kế bình đẳng với nhau, không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ phân chia tài sản Nội dung di chúc

Di tặng

Hàng thừa kế

Thừa kế thế vị

Người để lại di sản Người đã lập di chúc, đã thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự Không phân biệt
  • Giống nhau:
  • Người hưởng thừa kế phải còn sống trước thời điểm mở thừa kế.
  • Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp TA tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại điều 81 BLDS 2005.
  • Tài sản của người chết đều chuyển dịch cho những người còn sống dựa trên ý chí của người đó hoặc theo căn cứ pháp luật.
  • Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân.
  • Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn tài sản.
  • Các trường hợp không được hưởng thừa kế:
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi nghiêm trọng.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Người có hành vi cưỡng ép, lừa dối hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc.

Câu 8. Hãy phân tích về đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự?

  • Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là những quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Đó là các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản… nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể:
  • Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành ánvới đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác có liên quan;
  • Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sátvà Cơ quan thi hành án với nhau;
  • Quan hệ giữa đương sự với các chủ thể khác có liên quan.

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự không có sự bình đẳng giữa các chủ thể, trong đó Tòa án, Cơ quan thi hành ánlà các chủ thể có vai trò quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự.

  • Vụ việc dân sự là vụ việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động do Tòa án giải quyết. Vụ việc dân sự chia làm hai loại:
  • Vụ án dân sự: là việc có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự mà họ không thể thương lượng được nên nhờ Tòa án giải quyết.
  • Việc dân sự: là loại vụ việc dân sự mà sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật phải do Tòa án xem xét quyết định như: Tòa án xem xét yêu cầu tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết; bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích hay đã chết, yêu cầu hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật …

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here