Luật bảo hiểm

0
3160
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu hỏi 16. Tôi được tin xe ô tô của mình đang chở 72 chiếc xe máy bị bốc cháy tại miền Trung sau đó đã lệnh cho nhân viên của mình đi mua bảo hiểm. Điều này có vi phạm vấn đề gì không?

Trả lời:

Nếu đúng như vậy hợp đồng bảo hiểm trên được coi là vô hiệu. HĐBH đương nhiên sẽ bị vô hiệu khi được 02 bên giao kết trong các tình huống, sự kiện mang tính lừa dối, trục lợi bảo hiểm. Điều 22 Luật KDBH quy định rõ:

1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
  2. b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
  3. c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  4. d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

  1. Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 17.  Chiếc xe máy của tôi bị mất cắp không thuộc rủi ro bảo hiểm nên không được bồi thường, sau khi tài sản được bảo hiểm không còn nữa hợp đồng bảo hiểm này có hiệu lực hay không?

Trả lời:

Quảng Cáo

Trong thời gian thực hiện HĐBH, HĐBH đương nhiên bị chấm dứt khi xảy ra những sự kiện được Luật KDBH quy định. Điều 23 Luật KDBH quy định:

Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
  2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
  3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm cho chiếc xe máy nói trên đã bị chấm dứt ngay từ khi chiếc xe bị mất cắp. Khách hàng sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.

Câu hỏi 18. Khi hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt, hậu quả pháp lý và quyền, lợi ích chính đáng của khách hàng được quy định như thế nào?

Trả lời:

Tùy theo mức độ vi phạm của các bên mà hậu quả pháp lý khi chấm dứt HĐBH được quy định khác nhau. Điều 24 Luật KDBH quy định:

1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

  1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
  2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
  3. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 19. Vấn đề thời hạn để khách hàng yêu cầu DNBH trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường được quy định như thế nào?

Trả lời:

Thời hạn yêu cầu trả tiền hoặc bồi thường được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định rõ ràng thì thực hiện theo Luật KDBH. Điều 28 Luật KDBH quy định:

1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

  1. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
  2. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.

Trong thời gian nói trên, người được bảo hiểm phải làm đủ thủ tục để yêu cầu DNBH trả tiền hoặc bồi thường. Nếu quá hạn trên thì yêu cầu của người bảo hiểm sẽ không được chấp nhận.

Quy định thời hạn để khách hàng tham gia bảo hiểm phải khẩn trương thực hiện quyền đòi bồi thường, đồng thời đảm bảo được tính thời sự, chính xác để doanh nghiệp bảo hiểm có thể giám định xác định tổn thất.

 

Câu hỏi 20. Thời hạn quy định để DNBH phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường như thế nào để đảm bảo chia sẻ khắc phục kịp thời tổn thất cho khách hàng?

Trả lời:

DNBH phải trả tiền hoặc bồi thường trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người được bảo hiểm yêu cầu bồi thường. Điều 29 Luật KDBH quy định:

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

Nếu quá thời hạn quy định trên DNBH không giải quyết sẽ phải trả thêm lãi theo lãi suất ngân hàng cho số tiền chậm trả đó.

Thời hạn tối đa 15 ngày nói trên là quy định cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có quyền đề ra thời hạn ngắn hơn 15 ngày hoặc bằng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here