Luật bảo hiểm

0
3160
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu hỏi 6. Khách hàng được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng như thế nào khi DNBH trong tình trạng nào được coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục tình trạng này?

Trả lời:

Mất khả năng thanh toán sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đó là chi trả không đầy đủ hoặc không kịp thời khi rủi ro tổn thất hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, Nhà nước phải giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời. Điều 18 NĐ 46 quy định:

“Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.”

Điều 19 NĐ 46 quy định:

“1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.

  1. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
  2. a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
  3. b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;
  4. c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
  5. d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;

đ) Các biện pháp khác.

Quảng Cáo
  1. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm.”

Như vậy, trong tình huống xấu nhất, Nhà nước sẽ yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán buộc phải chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để duy trì quyền và lợi ích của khách hàng.

Câu hỏi 7. Hợp đồng bảo hiểm là gì, Có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm?

Trả lời:

Hợp đồng bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của DNBH và người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận của 02 bên. Điều 12, khoản 1,2 Luật KDBH quy định:

1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

  1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
  2. a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
  3. b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
  4. c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Mỗi loại hợp đồng trên có đối tượng bảo hiểm và kỹ thuật nghiệp vụ khác nhau. Việc chia ra làm 3 loại hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ nói trên nhằm có biện pháp quản lý phù hợp hơn.

Câu hỏi 8. Những nội dung cơ bản nào phải được chứa đựng trong hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo được cơ bản quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng?

Trả lời:

Tất cả các hợp đồng bảo hiểm phải chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bản tối thiểu được Điều 13 Luật KDBH quy định như sau:

1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

  1. a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
  2. b) Đối tượng bảo hiểm;
  3. c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
  4. d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

  1. e) Thời hạn bảo hiểm;
  2. g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
  3. h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
  4. i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
  5. k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
  6. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.

Việc quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu phải chứa đựng 10 nội dung nói trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng, làm cơ sở thi hành quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng.

Câu hỏi 9. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm được quy định như thế nào?

Trả lời:

Hình thức Hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện bằng văn bản do trong những đặc điểm của bảo hiểm là một cam kết dân sự trong đó DNBH đưa ra cam kết bồi thường theo những điều kiện và cách thức nhất định cho những rủi ro tổn thất được bảo hiểm. Điều 14 Luật KDBH quy định:

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Thường thì HĐBH là mẫu soạn sẵn của DNBH để điền những nội dung và được người tham gia bảo hiểm chấp nhận ghi vào giấy yêu cầu bảo hiểm. Theo Bộ Luật Dân sự những hợp đồng soạn sẵn nếu có điều kiện từ ngữ nào không được đề cập đến hoặc có cách hiểu không rõ ràng thì được giải thích sao cho có lợi cho người tham gia bảo hiểm.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là vấn đề quan trọng của hợp đồng bảo hiểm, nó ràng buộc trách nhiệm phải bồi thường của DNBH nếu rủi ro tổn thất được bảo hiểm xảy ra, đồng thời ràng buộc trách nhiệm phải đóng đủ phí của người tham gia bảo hiểm tính từ thời điểm đó.

Trong thực tế, doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho khách hàng giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm đã ghi được những yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm và được coi là bằng chứng đã ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Điều 15 Luật KDBH:

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Việc vừa chấp nhận bảo hiểm xong đã thu phí bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Vì vậy cần phải quy định rõ hợp đồng bảo hiểm nhất thiết phải lập thành văn bản và quy định rõ thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm để gắn chặt nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền lợi khách hàng ngay từ thời điểm phát sinh trên.

Câu hỏi 10. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định như thế nào để đảm bảo được quyền và lợi ích khách hàng?

Trả lời:

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường là những loại trừ về những rủi ro mang tính thảm hoạ lớn, những rủi ro chỉ được bảo hiểm trong điều kiện đặc biệt, những sự kiện sự cố mang tính chất chủ quản vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường.Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm còn là điều khoản thu hẹp phạm vi bảo hiểm hay nói một cách khác là giảm bớt trách nhiệm bồi thường của DNBH nếu xảy ra những quy định được loại trừ này. Ngay cả trường hợp bảo hiểm mọi rủi ro thì vẫn có những điều khoản loại trừ, cũng có nghĩa là không phải cứ tham gia bảo hiểm mọi rủi ro thì tổn thất nào cũng được bồi thường. Những tổn thất thuộc một trong những nguyên nhân loại trừ gây nên sẽ không được bồi thường. Điều 16 Luật KDBH:

1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.

  1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
  2. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
  4. b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Vì vậy, khi bán bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích rõ điều kiện loại trừ bảo hiểm, người mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích rõ điều kiện loại trừ và cần đọc hiểu kỹ điều khoản loại trừ thu hẹp phạm vi bảo hiểm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here