Luật bảo hiểm

0
3146
Luật Bảo hiểm
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương môn LUẬT BẢO HIỂM

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Tâm Lý Học

Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương môn LUẬT BẢO HIỂM


Câu hỏi 1. Để đảm bảo lợi ích khách hàng việc thành lập DNBH cần có những điều kiện gì thể hiện năng lực kinh doanh BH mới được cấp giấy phép hoạt động?

Trả lời: Điều 63 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định:

“1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

  1. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
  2. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
  3. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.”

 Những điều kiện trên đảm bảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động tại Việt Nam có đầy đủ năng lực thực hiện các cam kết bảo hiểm cho khách hàng.

Câu hỏi 2. Điều kiện về vốn pháp định quy định như thế nào để doanh nghiệp bảo hiểm vừa nâng cao năng lực kinh doanh vừa đảm bảo cam kết với khách hàng?

Trả lời:

Vốn pháp định của DNBH phải đủ lớn để có thể tăng cường khả năng thanh toán cho DNBH và là điều kiện để DNBH phát triển công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm và đầu tư.

Theo điều 94 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

  1. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.

Mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 và Điều 5 NĐ 46 như sau

Điều 4 Vốn pháp định:

“1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:

  1. a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 3000.000.000 đồng Việt Nam;
  2. b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 000.000.000 đồng Việt Nam.
  3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.”

Điều 5 Vốn điều lệ

“1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

  1. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung.
  2. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
  3. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.”

Vốn pháp định nhằm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trong đó có hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh bảo hiểm, phục vụ khách hàng và là một nguồn tài chính duy trì khả năng thanh toán cho các hợp đồng bảo hiểm đã cam kết với khách hàng.

Câu hỏi 3. Quy định về các DNBH đều phải ký quỹ để đảm bảo dùng tiền ký quỹ thanh toán bồi thường cho khách hàng trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Đúng vậy, ký quỹ là nghĩa vụ bắt buộc của các DNBH để đảm bảo khả năng thanh toán trong tình huống xấu nhất. Điều 95 Luật KD Bảo hiểm quy định

 

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.

  1. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.

Điều 6 NĐ 46 quy định chi tiết về ký quỹ của các DNBH như sau:

“1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.

  1. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
  2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
  3. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
  4. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.”

Với số vốn pháp định quy định như hiện nay là 300 tỉ đồng, số tiền ký quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 6 tỉ đồng nhằm bổ sung khi khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bảo hiểm thiếu hụt, đảm bảo bồi thường kịp thời cho khách hàng.

Câu hỏi 4 Khả năng thanh toán sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trả tiền, bồi thường cho rủi ro sự cố bất ngờ xảy ra đối với khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm được kiểm soát như thế nào?

Trả lời :

Khả năng thanh toán là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá DNBH có đủ khả năng thanh toán tiền chi trả hoặc bồi thường kịp thời đầy đủ cho những rủi ro sự kiện xảy ra ngay sau đó hay không?

Điều 15 NĐ 46 quy định :

“1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

 

  1. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định.

Khi doanh nghiệp bảo hiểm không duy trì được khả năng thanh toán thì phải trình Bộ Tài chính phương án khắc phục, thời gian khắc phục và Bộ Tài chính sẽ giám sát thực hiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng.

Câu hỏi 5. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của DNBH là một yếu tố quan trọng đánh giá khả năng thanh toán tức thời cho rủi ro tổn thất xảy ra đối với khách hàng của DNBH được quy định như thế nào?

Trả lời :

Biên khả năng thanh toán tối thiểu cho biết DNBH có đủ quỹ được trích lập theo quy định để sẵn sàng chi trả tức thời cho khách hàng khi rủi ro, sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Điều 16 NĐ 46 Quy định :

“1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:

  1. a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
  2. b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.”

Doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu càng cao thì có biên khả năng thanh toán tối thiểu càng lớn, nghĩa vụ sẵn sàng chi trả tức thời cho khách hàng khi rủi ro tổn thất xảy ra càng nhiều.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here