Luận Văn: Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Đắk Lắk

0
2567
Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


 

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẮK LẮK

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Kéo xuống để Tải ngay bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là bài nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Bài liên quanBài Tập Kinh Tế Vĩ Mô

Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay bản PDF tại đây: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH Ở HUYỆN LẮK

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn: “Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan.

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Phương Thụy người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Cảm ơn lãnh đạo UBND và bà con nông dân huyện Lăk đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu và tham gia thảo luận đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn.

Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

1. MỞ ÐẦU

1.1    Tính cấp thiết của đề tài

Khoảng cách biệt về đời sống kinh tế và xã hội giữa thành thị và nông thôn đang ngày một tăng thêm và có nguy cơ rất khó giải quyết trong một tương lai gần do tình hình đầu tư, tình hình phát triển các cơ sở vật chất phục vụ cho sự phát triển của khu vực nông thôn còn hạn chế, và hơn hết là do lĩnh vực hoạt động kinh tế truyền thống của khu vực này cùng với những điều kiện bất ổn vốn có của nó đã và đang làm cho thu nhập của người dân nông thôn sống bằng nghề nông rất bấp bênh và khó khăn trong việc cải thiện, làm cho khu vực nông thôn vẫn là một nơi có tỷ lệ có người nghèo cao nhất. Phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển của đất nươc và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.

Khu vực nông thôn có diện tích đất chiếm trên 92% diện tích cả nước, đây cũng là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25-27% GDP của cả nước. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông – lâm hải sản và nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp – dịch vụ.

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm so với các khu vực kinh tế khác và chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ và du lịch ở nông thôn tương đối yếu khi thu nhập của người dân nông thôn còn thấp và trình độ người dân còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc tạo ra sự kết hợp của các ngành, lĩnh vực giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn là rất cần thiết và tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương. Xu thế phát triển hiện nay trong phát triển nông thôn hướng tới phát triển gắn liền với Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và phát triển du lịch.

Ở nước ta, các di tích văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, khu du lịch đều tập trung phần nhiều ở nông thôn, miền núi và hải đảo, vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền kể trên không những sẽ đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn mà còn làm tăng thêm thu nhập cho người dân vùng này. Du lịch, trên thực tế, đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập đáng kể ở vài vùng nông thôn trên cả nước. Có thể thấy, du lịch là ngành có tiềm năng mang lại lợi ích cho người dân nông thôn mà không đòi hỏi quá nhiều công sức và trình độ nếu như nó được phát triển một cách bền vững dựa trên điều kiện tự nhiên truyền thống và nền kinh tế nông nghiệp sẵn có.

Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển kinh tế đất nước và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch sẽ góp phần phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá phù hợp phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương chính sách đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chương trình hành động lớn này đã tác động đến mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh của địa phương và để thực hiện đồng bộ chương trình này địa cần xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong việc triển khai. Đây là cơ hội thách thức tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh từng bước phát triển nhanh và đồng bộ về nhiều lĩnh vực như: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Công nghiệp-TTCN và Thương mại, đặc biệt phát triển Du lịch trong giai đoạn mới của địa phương.

ĐăkLăk là một tỉnh miền núi không những có vị trí chiến lược quan trọng trong việc giữ vững quốc phòng – an ninh, chính trị – xã hội khu vực Tây Nguyên và của cả nước, mà còn là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của cả vùng. Tuy nhiên, nền kinh tế chủ yếu ở ĐăkLăk vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tuy mới phát triển trong những năm gần đây nhưng chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng. Về xã hội, ĐăkLăk là tỉnh có nhiều dân tộc bản địa với các tập quán canh tác và văn hóa khác nhau nhưng đều cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, cuộc sộng chủ yếu thuần nông, thu nhập thấp dẫn đến cuốc sống còn nhiều khó khăn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Chính nhờ có các nét văn hóa bản địa khác nhau có thể gắn kết việc phát triển nông nghiệp nông thôn với du lịch cũng là một lợi thế mang tính đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và huyện Lăk của tỉnh Ðắk Lắk nói riêng có nhiều tiềm năng về phát triển nông thôn và phát triển du lịch.

Do vậy, nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk” sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và có tính lý luận, thực tiễn cao.

1.2    Mục tiêu của đề tài

+ Mục tiêu tổng quát

– Hệ thống hoá lý luận cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch.

– Từ việc nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk, đề tài đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch góp phần tăng thu nhập người dân nông thôn ở huyện Lăk, tỉnh Ðăk Lăk.

+ Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn và gắn kết với du lịch hiện nay.

– Ðánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn gắn kết với phát triển du lịch ở huyện Lăk tỉnh Đắk Lắk.

– Phân tích những yếu tố ảnh hưởng và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển du lịch của huyện Lắk trong thời gian vừa qua và thời gian tới.

– Ðề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn kết hợp với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn huyện Lăk.

1.3     Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1     Ðối tượng nghiên cứu

    – Ðối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế – xã hội liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk.

– Ðối tượng nghiên cứu trực tiếp là các ngành, lĩnh vực kinh tế trong kinh tế nông thôn và nghiên cứu các chủ thể đại diện tham gia hoạt động kinh tế nông thôn và du lịch ở huyện Lăk.

1.3.2     Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk.

* Phạm vi về không gian

Đề tài chủ yếu được thực hiện trên địa bàn huyện Lắk, tập trung nghiên cứu tại 3 điểm: Thị trấn Liên Sơn, Buôn M’liêng và Buôn Jun. Đây là những địa bàn đại diện 3 khu vực Kinh tế – Tự nhiên và có các giá trị văn hoá truyền thống đặc thù trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch.

* Phạm vi về thời gian

Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông và du lịch dựa vào tài liệu 3 năm từ 2005 đến năm 2007, đồng thời nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp với tài liệu dự báo cho các năm 2008-2012.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI

2.1    Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch

2.1.1     Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn bền vững

2.1.1.1 Các khái niệm

a) Khái niệm về nông thôn

Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh thổ của mình thành hai khu vực đó là thành thị và nông thôn. Theo các nhà xã hội học thì thành phần xã hội của dân số, di sản văn hoá, sự phồn thịnh, sự phân hoá xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc đời sống xã hôi, cường độ và sự đa dạng của các mối quan hệ xã hội … là các tiêu chí để phân biệt nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, sự khác biệt về giữa nông thôn và thành thị nêu trên chỉ mang tính chất tương đối.

Theo một số quan điểm thì: Nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng đô thị, khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn, dân số và mật độ dân thấp hơn.

Có quan điểm cho rằng: nông thôn là vùng dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn thu nhập chủ yếu của dân cư trong vùng này là sản xuất nông nghiệp.

Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh của từng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Ðối với các nước đang thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ rải rác ở các vùng nông thôn. Vì vậy, có thể hiểu nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, những khu công nghiệp nhỏ có quan hệ mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại, hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển.

Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế của xã hội. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.

b) Khái niệm phát triển

Thuật ngữ phát triển đã được dùng trong các văn kiện, trong nghiên cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức khá quen thuộc. Tuy nhiên, ở góc độ nhìn nhận khác nhau có những quan niệm khác nhau.

Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội.., Bên cạnh đó việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu sâu rộng hơn của phát triển. Có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người dù sống ở bất cứ nơi nào đều được thoả mãn các nhu cầu sinh sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng các thành tựu về văn hoá và tinh thần, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn và không có bạo lực.

Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Ðó là sự gia tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, xã hội. Ðó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.

Như vậy, phát triển được coi như tiến trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tồn tại của xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ.

c) Khái niệm về phát triển nông thôn.

Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau.

Một số quan niệm khác cho rằng, phát triển nông thôn là hoạt động nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. Phát triển nông thôn chỉ thành công khi người dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Người nông dân phải biết cách tự duy trì bền vững cuộc sống của họ về tài chính, sự độc lập về kinh tế, có khả năng tiếp cận hàng hoá, dịch vụ vật chất và tinh thần ngày càng nhiều hơn, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời thực hiện hiện đại hoá nền văn minh nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ.

Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện và đa phương, bao gồm phát triển các hoạt động có tính liên kết phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… Ngoài ra phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, đồng thời phát triển đa ngành nhưng phải đảm bảo sự cân xứng với việc bảo vệ môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên).

Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chế và môi trường. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước.

Như vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ phát triển nông thôn có thể hiểu như sau: phát triển nông thôn là quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.

d) Phát triển bền vững – vấn đề môi sinh

Phát triển bền vững là một khái niệm mới, xuất hiện trên cơ sở đúc kết rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới từ trước đến nay. Nó phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người.

Theo Herman Daly (World bank): Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật… nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản… nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng.

Khái niệm của Bumetland: Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh và đáp ứng được nhu cầu hiện tại đồng thời không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai.

Cách đây hơn một nửa thế kỷ, khi thế giới bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề phát triển chỉ có một nội dung thuần túy kinh tế. Các chính sách và kế hoạch kinh tế thường chỉ quan tâm tới các vấn đề đầu tư, sản xuất, công nghiệp hóa, tự túc lương thực, hiện đại hóa nông nghiệp, sản xuất thay thế nhập khẩu, v.v. Lúc bấy giờ phát triển kinh tế (economic development) đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế (economic growth).

Vào đầu thập niên những năm 1970, sau thời kỳ các nước trên thế giới thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường, Câu lạc bộ La Mã (Club de Rome) đã phát hành một tài liệu mang tựa đề “Ngừng tăng trưởng/Giới hạn của tăng trưởng” (The limits to growth). Nội dung của tài liệu đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng đua nhau sản xuất, khai thác không giới hạn và vô ý thức các tài nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh và làm cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới. Câu lạc bộ La Mã đề nghị chính sách “không tăng trưởng” với lý do tăng trưởng kinh tế nghịch với bảo vệ môi trường môi sinh. Tuy chủ trương này không thuyết phục được thế giới, nhưng đứng về phương diện nhận thức kinh tế đã có những tiến bộ quan trọng mà đáng chú ý nhất là sự phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chú trọng tới số lượng sản xuất, phương diện vật chất của hoạt động kinh tế. Phát triển kinh tế thể hiện một nhận thức toàn bộ bao gồm các khía cạnh tinh thần và vật chất, kinh tế và xã hội, chất và lượng. Phát triển kinh tế đồng nghĩa với đổi thay và tiến bộ không ngừng để kinh tế xã hội ngày một ‘tốt hơn’ một cách toàn diện.

Mặc dù đề nghị “phát triển tôn trọng môi sinh” không được chấp thuận, nhưng là một bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm ‘phát triển bền vững‘ (PTBV). Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (UICN) đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững. Rồi năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển tiếp thu, triển khai và định nghĩa trong bản trình mang tựa đề “Tương lai của chúng ta” như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ“.

Khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCFD – World commission on the Environment and Development) năm 1987: Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau. Hay nói cách khác nó chính là việc cải thiện chất lượng sống của con người trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.

Như vậy có thể thấy, mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. Phát triển bền vững thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. Phát triển bền vững có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Muốn phát triển bền vững phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền kinh tế.

e) Phát triển nông thôn bền vững

Các khái niệm về phát triển bền vững nói trên là cơ sở cho các khái niệm trong phát triển nông thôn bền vững. Trong bối cảnh phát triển nông thôn, bền vững không chỉ là vấn đề tôn trọng môi trường, nó liên quan đến trụ cột của phát triển nông thôn đó là con người, kinh tế, môi trường và tổ chức.

Khía cạnh bền vững với phát triển con người trong phát triển nông thôn phải tuân thủ các nguyên tắc như dân chủ và an toàn; bình đẳng và công bằng xã hội, bền vững chất lượng cuộc sống cho người dân, sự tham gia của người dân trong hợp tác với chính phủ; tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi của các thế hệ mai sau.

Khía cạnh bền vững đối với phát triển kinh tế trong phát triển nông thôn cần tăng cường và đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn; đảm bảo cho người dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phương họ; thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn hơn là chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt; tránh gây ảnh hưởng và tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và các địa phương khác trên lãnh thổ địa lý.

Khía cạnh bền vững đối với phát triển môi trường phát triển nông thôn phải tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môi trường; giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo; sử dụng tài nguyên thiên nhiên không nhanh hơn tốc độ thiên nhiên có thể tái tạo; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Khía cạnh bền vững đối với sự phát triển các tổ chức phát triển nông thôn phải đảm bảo nâng cao năng lực của các tổ chức phù hợp với mức độ phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tất cả các hoạt động phát triển con người; không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai.

Thực tế là số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở vùng nông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp. Như đã trình bày ở trên, nông nghiệp là yếu tố tác động chính đến môi trường, gắn chặt với nguồn nước, sức khoẻ, dinh dưỡng và giáo dục. Những năm gần đây, vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển nông thôn và đóng góp vào “Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hiệp Quốc” ngày càng được nhận thức rõ và đánh giá cao.

Thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thể hiện yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế. Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ phức tạp giữa xã hội – tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững. Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng.

“Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên và con người đồng thời phải đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn.” (Theo TS Đinh Phi Hổ)

Tóm lại, tất cả những hoạt động trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế – xã hội và môi trường. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bổ sung và điều khiển lẫn nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển bền vững là quá trình tổng hoà của nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau.

2.1.1.2 Ðặc điểm và nội dung phát triển kinh tế nông thôn

  • Phát triển nông thôn thông qua nông nghiệp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thể hiện yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế.
  • Giảm đói nghèo cả khu vực nông thôn và ven đô tất nhiên sẽ phải dựa cơ bản vào phát triển nông nghiệp bền vững, và đặc biệt lại trong bối cảnh dân số vẫn tăng nhanh, quỹ đất trồng trọt giới hạn và khó có khă năng mở rộng diện tích.
  • Phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ phức tạp giữa xã hội – tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững. Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng. Vì thế, phương thức thực hiện trong phát triển nông thôn của Tổ chức Phát triển Canada (CIDA) đặt ra theo 2 hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự lành mạnh của hệ sinh thái.

    – Phương kế sinh sống bền vững: Có thể hiểu đây là tập hợp các hoạt động để bảo tồn sự sống, tạo ra tài sản và những tiềm năng khác của con người.

    – Hệ sinh thái lành mạnh: những tiêu chí của hệ sinh thái này tập trung vào vấn đề sinh thái và xã hội nhằm tạo cho con người hoạt động theo phương thức bền vững. Chính cách tiếp cận như vậy đã giúp xác định các chính sách nông nghiệp đúng, thúc đẩy cộng đồng phát triển, bảo tồn hệ sinh thái.

    Hai phương thức này là công cụ thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững thông qua nông nghiệp. Chính từ hoạt động của CIDA mà đã rút ra 5 nguyên tắc chính trong phát triển nông thôn bền vững: (i) tạo ra những cơ hội cho người nghèo; (ii) trao quyền cho các nước phát triển và dân của họ; (iii) xây dựng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; (iv) tăng cường mối quan hệ liên kết lẫn nhau và (v) phải đạt được sự bình đẳng giới.

  • Kế sinh nhai của dân cư nông thôn phụ thuộc vào sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất, đa dạng sinh học. Nếu tỷ lệ đói nghèo tăng lên cũng đồng nghĩa với sự đe doạ tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn.

    Tóm lại, tất cả những nội dung trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế – môi trường – xã hội. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bổ sung và điều khiển lẫn nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển bền vững là quá trình tổng hoà của nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau.

    2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn bền vững

    Nông thôn Việt Nam còn nhiều bất cập so với thành thị. Sự cách biệt quá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện vệ sinh, khám chữa bệnh, đi lại và hưởng thụ văn hóa thông tin… giữa thành thị và nông thôn làm một bộ phận nông dân đang có khuynh hướng rời bỏ ruộng đất, đổ xô lên thành thị gây nên tình trạng phức tạp trong quản lý nhà nước, làm gia tăng thất nghiệp ở thành thị, tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường. Những bất cập và khó khăn này làm hạn chế sự phát triển. Sơ bộ có thể liệt kê:

  • Đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự gia tăng dân số vùng nông thôn vần còn cao. Trung bình diện tích dân cư nông thôn chiếm từ 4-6% diện tích canh tác nông nghiệp.
  • Đầu ra của nông sản không ổn định. Nông dân thiếu các thông tin kinh tế. Giá cả thị trường bấp bênh và gần như chưa có cơ quan nào hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản lâu dài cho nông dân.
  • Hệ thống công trình hạ tầng cơ sở phục vụ nông thôn đang được xây dựng khá nhiều, tuy nhiên chưa đồng bộ, có nơi tập trung, có nơi phân tán với các qui mô khác nhau chưa hẳn tương ứng với nhu cầu và hiệu quả sử dụng. Chất lượng các công trình thường là trung bình hoặc kém. Việc qui hoạch chưa rõ ràng và còn mang nhiều tính chủ quan.
  • Nhà cửa nông thôn vẫn phát triển theo tính tự phát, không đồng đều và nhiều nơi còn mang tính tạm bợ. Việc nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng bền chắc và rẻ tiền chưa nhiều.
  • Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch đầy đủ chỉ chiếm khoảng 20-40%. Hầu hết vẫn sử dụng các nguồn nước mặt tự nhiên như ao, hồ, sông suối không qua xử lý hoặc các giếng khoan, giếng cạn bị nhiễm độc chất, nhiễm sắt…đã ảnh hưởng đến sức khỏe, sức sản xuất của dân cư nông thôn.
  • Ô nhiễm ở nông thôn tuy không cao như thành thị nhưng đang có nguy cơ gia tăng. Việc thâm canh kèm sự sử dụng quá mức phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích…bừa bãi làm giảm sút chất lượng nước, đất và các tài nguyên động thực vật. Sự khai thác phá rừng bừa bãi làm gia tăng nguy cơ lũ lụt, hạn hán và ảnh hưởng đến hệ sinh thái khác nhau.
  • Sự chênh lệch giàu nghèo trong nông thôn gia tăng, thất nghiệp nhiều, một số tệ nạn xã hội, an ninh nông thôn có khả năng phát triển, các tập quán văn hóa, quan hệ, ý thức trong cộng đồng đang là những thách thức lớn ở nông thôn.
  • Trình độ của lực lượng sản xuất nông thôn còn thấp kém, đặc biệt là các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Số cán bộ hành chính và cán bộ kỹ thuật huyện, xã còn thiếu và chưa kịp cập nhật kiến thức cần thiết.

    Ðối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có một lực lượng lao động dồi dào trong khu vực nông thôn, có thể nói nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình phát triển của nền kinh tế nông thôn và kinh tế quốc dân. Theo phương diện lý thuyết, mô hình hai khu vực (two-sector model) hay còn gọi là mô hình phát triển song trùng của Arthur Lewis (1954) đã diễn tả sinh động mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Theo mô hình này, khu vực nông nghiệp cung cấp lao động, lương thực và là thị trường cho công nghiệp. Ngược lại, công nghiệp phát triển thu hút lao động dư thừa ở nông thôn và cung cấp sản phẩm công nhiệp (máy móc, thuốc trừ sâu, phân bón v.v…) cho nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất lao động trong khu vực này.

    Tiếp theo mô hình hai khu vực của Lewis là sự bổ sung của John Fei và Gustar Ranis (1961) cho mô hình bằng việc phân tích vai trò lớn hơn của nông nghiệp trong đẩy mạnh công nghiệp hóa thông qua việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp, và vai trò của ngoại thương, vay mượn và viện trợ nước ngoài trong quá trình tăng trưởng. Sau đó là sự xuất hiện của mô hình <Tăng trưởng kinh tế ở Châu Á gió mùa> do Harry Toshima dựa trên tình hình thực tế từ các nước Châu Á mà đưa ra. Mặc dù Harry Toshima không tán thành với Lewis về việc chuyển lao động từ khu vực nông thôn sang thành thị, cho rằng điều này là không hợp lý, và đề xuất phát triển công nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, nhưng mô hình của ông cũng xác nhận vai trò tích cực của nông nghiệp trong quá trình phát triển tại các nước đang phát triển.

    Ðúc kết từ các lý thuyết phát triển kinh tế và thực tiển phát triển của các nước, tiến sĩ Ðinh Phi Hổ đã khái quát và đưa ra các vai trò của nông nghiệp trong một nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phat triển (i) kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế; (ii) đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế.

    – Nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế. Ðiều này thể hiện qua các mặt cụ thể như cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của nền kinh tế, nông nghiệp nông thôn phát triển đóng góp cho việc giảm nghèo. Theo World Bank, trong nhóm 17 nước có thu nhập thấp (GNP<390 USD/người) tỷ lệ đóng góp của nông sản về mặt giá trị trong tổng giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp là 46% về trung bình và cao nhất là 92%. Các nước có thu nhập trung bình (390 USD < GNP< 3500 USD) tỷ lệ này là 41 % đến 91% và 14%-31% đối với các nước có thu nhập cao (Ghatak và Ingersent, 1984) {TS. Ðinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn, trang 9}.

    – Ðóng góp của nông nghiệp trong việc tạo nguồn và tiết kiệm ngoại tệ và đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế cũng là khía cạnh đáng kể. Một mặt đóng góp quan trọng nữa trong vai trò kích thích của nông nghiệp đối với sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển đó là sự phát triển của nông nghiệp – nông thôn làm nền tảng cho vấn đề giảm nghèo. Công trình nghiên cứu của Kutznets (1964), cùng với ứng dụng của Ghatak và Ingersent (1984) cho thấy: Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia luôn có một xu hướng chung là sự đóng góp của nông nghiệp trong tăng trưởng GDP giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, họ cho rằng ảnh hưởng của nông nghiệp không kém phần quan trọng và không bị mất đi, điều này đã được Hwa Erh-Cheng chứng minh từ nghiên cứu thực tế. Như vậy, giữa công nghiệp và nông nghiệp, một cách trực tiếp hay gián tiếp, luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của công nghiệp và kéo theo là sự hình thành và phát triển của mối quan hệ giữa nông nghiệp với mọi lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, Kuznets, Ghatak và Ingersent còn chỉ ra một bài học từ các nước đang phát triển đã nôn nóng tiến hành công nghiệp hoá đó là cái bẫy của sự nôn nóng công nghiệp hoá làm cho tăng trưởng chung của nền kinh tế bị hạn chế (xem phụ lục 4).

    Tóm lại, nông nghiệp có quan hệ nhất định trong cơ cấu các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, các quan hệ này không chỉ về vật chất mà nó còn hình thành nên các nhóm lợi ích, có vai trò cụ thể trong xã hội và trong bảo vệ môi trường sinh thái.

    2.1.2     Du lịch và gắn kết kinh tế nông thôn với du lịch

    2.1.2.1. Các khái niệm về du lịch

    a) Du lịch và du lịch nông thôn

  • Du lịch là gì?

    Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Gần đây Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra các đặc điểm sau đây của Du lịch:

    (i) Tất cả các hình thức du lịch dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu của khách du  lịch là quan sát và đánh giá tự nhiên cũng như các truyền thống văn hóa từ các khu vực tự nhiên ấy.

    (ii) Nó chứa đựng tính chất giáo dục và giải thích.

    (iii) Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng một nơi.

    (iv) Hạn chế ít nhất tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay kinh tế – văn hóa.

    (v) Hỗ trợ việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách:

    – Tạo lãi kinh tế cho các cộng đồng, tổ chức và chính quyền quản lý khu vực tự nhiên với mục đích bảo vệ.

    – Tạo việc làm và thu nhập thêm cho cộng đồng địa phương.

    – Tăng sự quan tâm đối với việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa cho dân địa phương và khách du lịch.

    Như vậy, sau nhiều năm thực hiện thấy có một số vấn đề cần chú ý:

  • Sở hữu đất đai và kiểm soát du lịch do cộng đồng địa phương.
  • Hiệu quả của quan niệm thông thường về khu bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa.
  • Cần cẩn trọng và điều khiển lúc hoạt động ở các khu vực nhạy cảm.
  • Quyền sở hữu của thổ dân và truyền thống đối với các khu vực có thể phát triển du lịch.
  • Du lịch có giống với du lịch bền vững không?

    Năm 1988, Tổ chức du lịch thế giới đưa ra khái niệm du lịch bền vững nhằm mục đích quản lý tất cả các nguồn lợi làm thế nào để các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ thỏa mãn các yêu cầu văn hóa trong các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các hệ thống hỗ trợ sự sống.

    Khác nhau là du lịch chỉ là một bộ phận trong khu vực du lịch trong lúc nguyên tắc bền vững phải áp dụng ở tất cả các hoạt động du lịch.

    Du lịch cũng có các nguyên tắc của du lịch bền vững về tác dụng kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, nhưng cũng có các nguyên tắc đặc biệt phân biệt với du lịch thường:

    – Tham gia vào việc bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa,

    – Thu hút sự tham gia của các cộng đồng dân địa phương và thổ dân,

    – Trình bày di sản tự nhiên và văn hóa với khách du lịch,

    – Phục vụ cả khách đơn lẻ và các nhóm nhỏ.

  • Để phát triển du lịch cần làm các công việc sau:

    – Phát biểu chính sách về du lịch và chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu của phát triển bền vững;

    – Bảo đảm việc bảo vệ tự nhiên, văn hóa địa phương và thổ dân, đặc biệt các kiến thức cổ truyền, nguồn lợi di truyền, quyền sở hữu đất đai và nước;

    – Bảo đảm sự tham gia của các tổ chức công và tư nhân trong việc quyết định về du lịch, bảo đảm ngân sách và khung pháp lý;

    – Xây dựng các cơ chế điều tiết có sự tham gia của các tác nhân tham gia vào du lịch;

    – Phát triển các cơ chế để đưa các chi phí môi trường trong tất cả các sản phẩm du lịch vào bên trong hệ thống;

    – Phát triển năng lực địa phương để quản lý các khu vực bảo vệ và phát triển du lịch;

    – Phát triển việc xác định các chứng chỉ, nhãn hiệu sinh thái theo các hướng dẫn quốc tế;

    – Bảo đảm việc cung cấp kỹ thuật, tài chính và nhân lực cho các tổ chức du lịch nhỏ và trung bình;

    – Xác định các chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch trong đó có định các nguồn để bảo vệ các khu vực tự nhiên;

    – Đưa tất cả các hoạt động của các tổ chức du lịch, cộng đồng và tổ chức phi chính phủ vào các chiến lược và chương trình chung của quốc gia và quốc tế;

    – Khuyến khích và hỗ trợ việc tạo các mạng lưới thúc đẩy và tiếp thị các sản phẩm du lịch trong nước và quốc tế.

  • Du lịch nông thôn

    Nông nghiệp cũng tìm được chỗ đứng trong du lịch nông thôn vì nó có nhiều cái có thể đóng góp: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao, không gian rộng, di sản… Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch. Nhưng các hoạt động đón tiếp đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao.

    Tính đa chức năng của nông nghiệp ngày nay được công nhận rộng rãi: như vậy, có nghĩa là ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có các nhiệm vụ khác: lãnh thổ, môi trường, xã hội… Và trong trường hợp này việc đón tiếp ở nông trại dưới mọi hình thức, du lịch nông nghiệp minh họa tính đa chức năng ấy: một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thường khao khát không gian và phát minh, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn.

    Thông qua hoạt động sản xuất, nông dân đóng góp vào tính thu hút của môi trường nông thôn đó là cảnh quan được gìn giữ. Đối với các người hoạt động đón tiếp ở nông trại, họ đã tham gia vào sự đa dạng hóa cung cấp du lịch. Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau: việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có các làng – nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại… Các khung cảnh khác nhau của các địa phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn.

  • Ngoài ra còn có các hình thức du lịch đặc biệt:

    – Hiệu ăn nông thôn tổ chức ở một trang trại, nấu các món ăn đặc sản của vùng từ các sản phẩm sản xuất tại chỗ. Có những hiệu ăn tổ chức trong các chuồng cừu, chuồng bò cũ, trang bị lại nhưng có giữ một số quang cảnh cổ truyền.

    – Nhà bảo tàng nông dân là các nhà nông dân giữ lại các cảnh sản xuất như một hộ nông dân cổ truyền của vùng với các cây trồng, vật nuôi truyền thống. Trong nhà lưu giữ các nông cụ và vật dụng cổ truyền như một bảo tàng.

    – Nhà bảo tàng phong tục nông thôn giới thiệu các cách sống, phong tục cổ truyền nông thôn với quần áo, vật dụng gia đình truyền thống dưới hình thức các viện bảo tàng sống. Có thể sản xuất các vật kỷ niệm bán cho khách du lịch.

    – Các làng nghề có thể tổ chức lưu giữ các hoạt động thủ công nghiệp cổ truyền và sản xuất các mặt hàng truyền thống mang tính kỷ niệm.

    – Ở các vùng có lễ hội nông thôn, du lịch nông thôn có thể tổ chức để đón khách trong các dịp lễ hội, gắn liền hoạt động lễ hội với hoạt động du lịch.

    Du lịch và du lịch nông thôn là một hướng để đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm cho thấy du lịch vùng với các hoạt động giải trí, tinh thần và kinh tế có tác dụng tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng thu nhập thuế, cho phép các dân tộc miền núi gìn giữ truyền thống văn hóa của họ.

    Du lịch nếu không có tổ chức có thể  phá hoại môi trường, phá hoại việc bảo vệ đa dạng sinh học. Văn hóa và cách sống truyền thống cũng bị thay đổi, các tệ nạn xã hội cũng tăng lên do hiện đại hóa và ảnh hưởng của du lịch.

    Du lịch có các tác dụng sau:

  1. Đa dạng hóa kinh tế.
  2. Phân chia thu nhập công bằng hơn.
  3. Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bền vững.
  4. Thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ việc bảo vệ văn hóa.
  5. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và sự phát triển bền vững.

    Muốn xây dựng du lịch bền vững phải có sự tham gia của các thành phần sau:

    – Chính quyền trung ương: xây dựng các chương trình du lịch và điều phối công việc.

    – Cộng đồng dân cư, bao gồm cả chính quyền địa phương, thực hiện chương trình du lịch.

    – Khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ du lịch.

    – Các tổ chức nghiên cứu và quản lý việc bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

    – Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương.

    – Khách du lịch và các công ty du lịch.

    Các vùng ở Pháp, các xã gần nhau đang tổ chức lại thành các “Xứ” (Pays). Xứ không phải là một cộng đồng địa phương, không phải là một đơn vị hành chính mà là một đơn vị kiểu mới nhằm tạo ra một sự năng động và mối quan hệ giữa dân cư trên một lãnh thổ. “Xứ là một lãnh thổ có một sự gắn bó địa lý, văn hóa, kinh tế tập hợp các tác nhân địa phương quanh một dự án chung. Nhà nước công nhận xứ và coi đấy là một đơn vị để nhận tài trợ, hỗ trợ. Từ 1995-1998 đã tổ chức 115 xứ và từ 2000-2006, Nhà nước sẽ dành 17 tỷ Euro để ký hợp đồng Nhà nước – vùng”.

    Mục tiêu chính của xứ không phải chỉ là kinh tế mà là xã hội và văn hóa. Xứ phải tạo công ăn việc làm cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ cho nông dân, do đấy không phải chỉ làm nông nghiệp. Xứ tổ chức cả du lịch nông thôn, lập các nhà trọ, hiệu ăn nông thôn cho khách du lịch, bảo vệ và khai thác rừng, bảo vệ sông ngòi…

    b ) Mối quan hệ gắn kinh tế nông thôn với du lịch

    Người dân lao động nông nghiệp, nhất là người nghèo nông thôn luôn phải đối diện với bẫy nghèo khổ và cần nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Trong tình hình thiếu liên kết giữa nông thôn và thành thị như phân tích ở trên thì sự liên kết giữa phát triển nông nghiệp và du lịch dường như hé mở một giải pháp cho vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân làm nông nghiệp và giảm áp lực huỷ hoại môi trường. Chưa bàn đến tác động nông nghiệp kết hợp với du lịch tác động lên thu nhập của nhà nông như thế nào, vấn đề này sẽ được đề cập đến trong phần phân tích số liệu khảo sát ở phần thứ tư của đề tài. Chúng ta nhận thấy rằng việc xúc tiến liên kết giữa hoạt động nông nghiệp với hoạt động du lịch có những ưu thế rõ ràng so với việc ngồi trông chờ vào sự phát triển thực sự của công nghiệp tại khu vực nông thôn. Những ưu thế đó là:

    – Hoạt động du lịch như là một hoạt động kèm thêm, đi cùng với thành quả hoạt động nông nghiệp của những người làm nông nên họ có thêm một khoản thu nhập mới và lực chạy theo sản lượng với mọi hình thức được giảm bớt. Người nông dân tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc mình, đối với hoạt động du lịch đây là các sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng miền và cộng đồng dâ tộc tại địa phương nên đáp ứng được nhu cầu và dễ được các du khách chấp nhận nhất.

    – Thông qua phát triển du lịch, bài toán tiêu thụ sản phẩm đối với người nông dân trở nên dễ chịu hơn và còn có ưu điểm là không có tốn công vận chuyển, sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng. Thông qua các hoạt động du lịch nông thôn tạo ra các nông hộ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm sạch từ thiên nhiên, tạo ra một vành đai thực phẩm sạch tinh khiết cho địa phương và các khu vực lân cận.

    – Tài nguyên cho du lịch có sự gần gũi với tài nguyên nông nghiệp và sản phẩm của hoạt động nông nghiệp cũng có thể trở thành tài nguyên và sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch mọi lúc mọi nơi. Khác với việc thu hút hoạt động công nghiệp đòi hỏi phải có một cở sở hạ tầng hoàn thiện nhất định và đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải có kỹ năng cụ thể và rõ ràng, việc đưa hoạt động du lịch về nông thôn tương đối thuận lợi hơn. Hơn thế, xu hướng thưởng thức các giá trị do thiên nhiên mang lại đối với người dân thành thị ngày càng rõ nét. Hoạt động thưởng thức các giá trị văn hóa bản địa của từng vùng và quốc gia đối với những người khách quốc tế cũng là một nhu cầu có thực và nông thôn chính là địa bàn lý tưởng. Do vậy, ngành dịch vụ du lịch đáng là một ngành cần phải được quan tâm để thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế của người dân nông thôn trong bối cảnh kênh nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Làm được việc này chính là giải tỏa được một nguy cơ của sự phát triển không bền vững bắt nguồn từ sự khó khăn trong việc mưu sinh của người lao động nông thôn do thiếu việc làm.

    Phát triển các dịch vụ, du lịch nông thôn là một hoạt động kinh tế dựa trên những tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên sẵn có nên việc môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng, không gian nông thôn bị phá huỷ ở nhiều nơi, mất đi tính truyền thống, sinh thái là một hệ luỵ tất yếu, vì vậy phát triển du lịch nông thôn cần có những giải pháp nhằm tránh việc làm mất đi lớp phủ sinh thái tự nhiên và nông nghiệp quý giá hàng triệu năm mới tạo ra được cùng các sản vật vô cùng quý giá cho sức khoẻ cộng đồng dân cư và nguồn thu nhập cho các hộ dân làm ra các sản vật đó.

    Du lịch bền vững với vấn đề bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạng sinh học. Theo nhiều tác giả, chính sách bảo vệ môi trường tốt nhất là đi từ gốc bao hàm các biện pháp phòng ngừa dài hạn, đòi hỏi phải hạn chế các phương pháp canh tác dùng nhiều hóa chất và thúc đẩy sự hiểu biết về môi trường thông qua thông tin tuyên truyền. Nhưng những biện pháp để thực thi chính sách như vậy thực sự không thể nào áp dụng với người nông dân tại các nước đang phát triển khi mà nghề nông vẫn là một nghề còn nhiều rủi ro và như đã nói, họ xem nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn an sinh của họ. Vấn đề kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người nông dân nghèo. Người nông dân phải chọn lựa thâm canh (intensification) hoặc quãng canh (extensification) vì hai sự chọn lựa này là dễ dàng nhất đối với họ trong tình hình hiện nay. Ðối với người nghèo ở các vùng nông thôn miền núi, phương thức quảng canh được họ sử dụng rất triệt để và chính phủ đã và đang tốn rất nhiều công sức, tài chính để hạn chế thực tế này (phụ lục 4).

    Ðối với những người nông dân tương đối có khả năng tài chính và phụ thuộc phần lớn vào công việc nông nghiệp thì phương thức thâm canh được sự lựa chọn ưu tiên của họ. Việc thực hiện xen canh, luân canh, dùng phân xanh, hay nuôi tự do… không thỏa mãn được nhu cầu tăng thu nhập của họ. Các phương án này xem ra chỉ có thể thực hiện khi trên cùng mảnh đất nông nghiệp ấy của họ còn có thể sản sinh ra một khoản lợi nào khác, và kết hợp với du lịch là giải pháp mong chờ của chúng ta.

    Việc người dân tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch ở những vùng nông thôn dưới sự hỗ trợ của chính phủ sẽ mang lại những đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển kinh tế nông thôn ở một quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện mức sống ở những vùng nông thôn một cách có ý nghĩa.

    Ý nghĩa và vai trò của du lịch nông thôn rất lớn, ngoài việc được xem như một công cụ tái tổ chức lại khu vực nông thôn, đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp, chống đói nghèo, du lịch nông thôn còn có vai trò rất lớn trong việc góp phần phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, phát huy và bảo tồn các giá trị di sản văn hoá của địa phương, bảo vệ tài nguyên môi trường theo định hướng bền vững.

    Chính phủ cần phải chỉ đạo và định hướng cho các địa phương khai thác các thế mạnh của mỗi vùng, coi trọng các yếu tố thúc đẩy du lịch, nông thôn phát triển, coi trọng con người, liên kết chặt chẽ gữa các khâu tổ chức, chính sách. Hiện nay việc phát triển các tuor du lịch do cá nhân, tổ chức phát triển khá nhanh như miền trung, các tỉnh phía nam và một số tỉnh phía bắc, Chính phủ chưa tham gia một cách tích cực vào công việc này, người dân tại các địa phương có lợi thế về du lịch cũng chưa sẵn sàng lắm cho việc phát triển loại hình du lịch nông thôn ở địa phương. Nếu được khai thác triệt để, có các chính sách phù hợp, lảnh đạo địa phương khuyến khích phát huy được loại hình du lịch ở nông thôn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cụ thể các sản phẩm nông nghiệp làm ra không còn bó hẹp trong phạm vi của địa phương mà trở thành sản phẩm hàng hoá theo hướng thị trường góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho người nông dân, giải quyết được công ăn việc làm kể cả đời sống vật chất và tinh thần. Bên cạnh là các sản phẩm mang tính đặc trưng, mang nét văn hoá riêng sẽ phát triển, sẽ được bảo tồn và phát huy khi du lịch nông thôn phát triển.

    + Mối quan hệ gắn kết ngành với sự phát triển nhận thức của nguời nông dân về phát triển bền vững.

    Sự nghèo đói ở các vùng nông thôn của Việt Nam không chỉ đơn thuần là nghèo về thu nhập mà còn là nghèo về năng lực phát triển, phát triển nhận thức. Sự liên hệ giữa trình độ học vấn với tình trạng nghèo khó và trình độ học vấn có tác dụng càng cao khi người đó sống ở những vùng phát triển hơn. Do vậy, đối với người dân nghèo nông thôn thì trình độ học vấn là một yếu điểm và mức độ bức thiết của việc nâng cao học vấn so với việc tìm kế sinh nhai cũng không ngang bằng với người dân thành thị. Một điểm cần chú ý trong số các phát hiện của ông Ðỗ Thiên Kính đó là trình độ học vấn cấp hai cũng không có tác dụng gì nhiều hơn so với cấp một trong cuộc sống, và theo tác giả thì nội dung chương trình cấp hai chưa gần với cuộc sống thực tế chính là nguyên nhân của nó. Tất cả những yếu tố đó làm cho khả năng phát triển nhận thức về vai trò quan trọng của việc bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái, cũng như nhận ra được việc làm nào là không có lợi cho môi trường tự nhiên của người nông dân nhất là nông dân nghèo thật sự gặp trở ngại. Vậy, thì sự liên kết ngành có thể giúp giải quyết thực trạng này như thế nào? Dễ nhận thấy nhất là khi nó giải quyết được tính sinh động và tính thiết thực của hoạt động phát triển ý thức của người dân sống ở vùng nông thôn về môi trường. Có hai hướng tác động chính dựa trên nguyên tắc này của việc liên kết là: (i) từ lợi ích có được của phát triển du lịch nông thôn, du lịch sẽ tạo động lực cho người dân hưởng lợi tham gia vào các chương trình và (ii) các biện pháp phối hợp chính sách của hai ngành tác động trực tiếp đến những công việc thực tế hằng ngày của người nông dân, làm cho họ dễ tiếp nhận hơn. Mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Dõi, huyện Nam Ðông, tỉnh Thừa Thiên Huế là minh chứng xác thực (bản tin thời sự VTV, ngày 28/8/02005). Người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động phục vụ du khách và ý thức về giữ gìn môi trường trở nên phát triển.

    + Mối quan hệ gắn kết ngành với vấn đề phát huy sự tham gia của cộng đồng nông thôn vào các hoạt động kinh tế – xã hội

    Ðể thực hiện được sự phát triển bền vững trong nông nghiệp cần phải đạt được sự hiệp sức của ba yếu tố: (i) công nghệ bảo tồn tài nguyên, (ii) những tổ chức bên ngoài và (iii) cộng đồng địa phương. Ðể cộng đồng địa phương thật sự phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường thì sự phát triển cộng đồng (phát triển cộng đồng chức năng) phải mang tính nội sinh. Mọi nổ lực để phát huy sự đóng góp của cộng đồng đối với vấn đề môi trường trường phải xuất phát từ ý chí và quyết tâm của cộng đồng nông thôn đó, tức là sự tham gia (chứ không phải tham dự) của họ được nhấn mạnh. Họ phải là những con người có khả năng tự lực và trực tiếp thúc đẩy những hành động của họ, đồng thời phải là những con người đóng góp vào các quyết định của chính cộng đồng của họ.

    Ðứng trên góc độ đó ta thấy việc phát triển du lịch gắn kết với nông nghiệp – nông thôn mà ở đó người dân nông thôn sẽ là người đứng ra cung cấp dịch vụ sẽ hoàn toàn khác với việc các công ty phát triển du lịch xây dựng dự án của họ và khi đó thành hiện thực thì diễn ra kết quả là sự di dời dân cư tại nơi thực hiện dự án đi nơi khác. Ở trường hợp thứ hai, rất ít khi nguyên trạng của môi trường sống tự nhiên được giữ lại. Chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng đối với những người đã trả tiền cho các chuyến du lịch thì khoản tiền họ đã chi cho các công ty tổ chức du lịch được hiểu là đã bao gồm sự chi trả cho việc bảo vệ môi trường (theo khảo sát tại Nepal). Do vậy, các hoạt động của họ không được kiềm chế, họ chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn tối đa nhu cầu giải trí cho chính mình. Việc giám sát xem các tác động của họ tới môi trường của một khu du lịch cũng tỏ ra hạn chế hơn so với việc du khách tự túc và được dân địa phương phục vụ (thực tế khảo sát đó cho ta thấy khách du lịch tự túc thường xuyên thuê dân địa phương làm người hướng dẫn). Hơn nữa, thời gian còn cho thấy thời gian để truyền tải các vấn đề có liên quan đến văn hóa và môi trường sống của địa phương thật sự thuận lợi hơn khi khách du lịch là tự túc do họ thích ở tại nhà dân cư trong khu vực và chi tiêu cho nhu cầu cá nhân tại những nơi do người dân trong vùng cung cấp.

    Như vậy, việc phát triển du lịch liên kết với nông nghiệp – nông thôn mà ở đó người dân là người trực tiếp cung cấp các dịch vụ (nhà trú chân gia đình, làng nhà trú chân phân tán, cắm trại ở nông thôn, cung cấp nhu yếu phẩm, cung cấp hàng thủ công làm quà lưu niệm…) chính là hành động làm phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương làm tăng theo ý chí và khả năng đóng góp của người dân vào các vấn đề môi trường của địa phương.

    2.1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn với du lịch

    Trong cuộc hội thảo về tam nông diễn ra mới đây tại TP Hồ Chí Minh đã có ý kiến: Nếu mức sống đô thị và nông thôn quá xa, quá khác thì nước ta còn phải chứng kiến những cuộc di dân to lớn nữa hướng ra thành phố. Ðiều này sẽ phá nát đô thị và cũng xô đổ văn hoá nông thôn. Dễ thấy rằng đa dạng sinh học là chiếc nôi sống, nơi sinh ra thảm phủ sinh thái tự nhiên cho việc phát triển và tồn tại bền vững một nền sinh thái nông nghiệp với các sản vật độc đáo. Các sản vật nông nghiệp mang đậm sắc thái tự nhiên của mọi miền đất nếu được hỗ trợ bằng các chính sách đúng đắn, có luật bảo hộ và được ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp sẽ tạo ra các sản phẩm hàng hoá lớn mang thương hiệu Việt cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, đó cũng là một lợi thế cạnh tranh sắc bén cho nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu nếu chúng ta biết cách vận dụng và khai thác thế mạnh đó. Thêm và đó, sự suy thoái kinh tế trên thế giới tại thời điểm này càng nêu bật được vị trí quan trọng của các quốc gia có nguồn tài nguyên nông thôn, có thế mạnh về du lịch.

    Hoạt động du lịch nông thôn, trên thực tế mới chỉ mang lại lợi ích cho nhà nước và khu vực tư nhân, còn những người dân sống ở vùng nông thôn – người đưa di sản sinh thái và văn hoá của mình tham gia vào hoạt động du lịch thì lại thu được rất ít từ những hoạt động này. Một số nơi người dân nông thôn cũng đã liên kết với các công ty lữ hành tổ chức một số loại hình du lịch ở vùng nông thôn như tham quan các điểm du lịch, các miệt vườn, các làng nghề truyền thống, các lễ hội mang đậm nét văn hoá của người dân bản địa… chính các hoạt động này đã giúp tăng nguồn thu, góp phần giải quyết lao động và việc làm cho người dân nông thôn. Tuy có sự quan tâm của các cơ quan ban ngành hữu quan nhưng các hoạt động du lịch kể trên vẫn mang tính tự phát, người dân tham gia vào hoạt động này bị lệ thuộc hoàn toàn vào các công ty lữ hành, hiệu quả kinh tế không cao và thiếu tính bền vững. Việc cần thiết phải có một giải pháp cho vấn đề này đang là đòi hỏi bức bách của toàn ngành kinh tế.

    Ðiều này cần mang tính cách mạng triệt để với ý nghĩa nông dân được nhận lợi ích đích thực trên chính sản phẩm mà họ làm ra chứ không phải dành cho các tầng lớp thương lái trung gian như hiện nay. Các nông hộ phải trở thành những người lính được tổ chức và trang bị kiến thức hoạt động trên thương truờng sao cho có hiệu quả cao nhất, đây không những là trách nhiệm mà còn được coi là một trong những quốc sách trước một giai đoạn phát triển mới của đất nước nông ghiệp như Việt Nam – Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với du lịch.

    Du lịch nông nghiệp còn là một hình thức phát triển mối giao hoà về mặt tự nhiên, văn hoá và con người giữa đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng gia đình nông hộ, trang trại hoặc các di sản văn hoá… Với các thực tế như trên, mô hình du lịch gắn với phát triển nông thôn rất nên được nghiên cứu tiến hành ở nước ta với việc xây dựng các chinh sách vĩ mô và ban hành luật định cụ thể trong việc thực hiện như một sự hỗ trợ tích cực của các tầng lớp dân cư đô thị với sự phát triển bộ mặt nông thôn và tiêu thụ sản phẩm. Cần phải có bản quy hoạch về các phân khu chức năng dựa trên sự phân tích cơ bản về nguồn lực, tiềm năng của từng khu vực nông thôn, trong đó ưu tiên hàng đầu cho tài nguyên sinh thái. Chính các thị dân nông hộ đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp các sản phẩm sạch từ thiên nhiên góp phần phát triển một đất nước văn minh, biết tôn trọng thiên nhiên. Tại Việt Nam đã có một số địa phương có các hoạt động du lịch như tại Sa Pa, Khánh Hoà, Ðăk Lăk, và một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên cho đến nay, các hoạt động này vẫn được coi là những hoạt động lẻ tẻ, và ngành du lịch vẫn chưa xây dựng được lý luận, phương hướng phát triển và phổ cập loại hình kinh tế du lịch này tại một nước nông nghiệp như Việt Nam.

    2.2     Cơ sở thực tiễn của đề tài

    2.2.1     Tổng quan tài liệu về phát triển kinh tế nông thôn và du lịch ở các nước

    2.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế và du lịch ở các nước

  • Ở Pháp

Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như Mạng lưới “Nhà ở nước Pháp” (Gites de France), Mạng lưới “Đón tiếp nông dân” (Acceuil paysan), “Chào đón ở nông trại” (Bienvenue à la ferme)…

Các mạng lưới du lịch “Nhà ở nước Pháp”, “Đón tiếp nông dân”, “Chào đón ở nông trại”… là mạng lưới khắp nước Pháp của các nhà nông dân được sửa chữa lại để đón khách du lịch. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương.

Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch. Các mạng lưới này mở lớp huấn luyện về dịch vụ du lịch, kiểm tra và xếp hạng các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ 1 đến 5 sao và quy định giá thuê. Các mạng lưới này phát hành các sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng.

Có nhiều loại cơ sở khác nhau. Khách hàng đến ở nhà nông dân, cùng sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hóa và đi thăm các thắng cảnh trong vùng. Có các loại hình sau đây:

– Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền.

– Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách.

– Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng.

– Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống.

– Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài ngày.

– Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi săn, đi xe đạp, dạo chơi… ở các di tích lịch sử, văn hóa hay có phong cảnh đẹp.

Các vùng ở Pháp có các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn. Các hộ nông dân muốn tổ chức các nhà khách trình các kế hoạch. Nếu kế hoạch được duyệt sẽ được ký hợp đồng và trợ cấp 30-40% chi phí để sửa chữa và trang bị nhà khách.

  • Ở Nhật Bản

Sự thần kỳ của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa nông nghiệp và công nghiệp có những trang trại mà khi vào tham quan ta cứ ngỡ vào khu du lịch. Nhật bản là ví dụ điển hình cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa, Nhật Bản dựa vào phát triển nông nghiệp để tạo đà cho phát triển công nghiệp, mức đóng góp của nông nghiệp trong suốt thời kỳ đầu công nghiệp hóa là rất cao (những năm 1870, thuế nông nghiệp chiếm đến 35% sản lượng lúa của nông dân) (Ðặng Kim Sơn, trang 56). Kinh tế nông thôn trong thời kỳ này là nguồn thu chính của ngân sách. Tuy mức điều tiết từ nông nghiệp để phục vụ cho công nghiệp hóa là cao nhưng nó lại không vượt quá khả năng tái sản xuất của nông nghiệp. Sỡ dĩ có được điều này là vì nước Nhật đã chăm lo rất tốt cho công nghiệp ngay từ thời kỳ đầu, họ ‘nuôi’ để mà ‘vắt’ và không ngừng đầu tư trở lại cho công nghiệp.

Bài học rất đáng được để ý từ kinh nghiệm của Nhật Bản là chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn (không chỉ các ngành công nghiệp chế biến mà cả các ngành cơ khí), coi trọng công nghệ thu hút nhiều lao động làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, góp phần tăng thu nhập của nông dân (1950 thu nhập phi nông nghiệp đóng góp 29% và 1990 là 85% tổng thu nhập của nông dân) (Ðặng Kim Sơn). Ðiều này có thể thực hiện được là bởi vì chính phủ Nhật đã quan tâm đến kết cấu hạ tầng, năng lượng và thông tin liên lạc trên khắp lãnh thổ ngay từ đầu. Ngoài ra, chính phủ Nhật còn luôn kiên trì giữa giá nông sản ổn định có lợi cho nông dân, ngay cả khi nông sản hàng hóa dư thừa.

  • Ở Ðài Loan

Sự hợp lý ở dây thể hiện ở việc Ðài Loan tiến hành chuyển tài nguyên ra khỏi nông thôn nhưng vẫn đảm bảo được sự tái sản xuất mở rộng của nông nghiệp. Thành công lớn của Ðài Loan trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa chính là không tạo ra áp lực việc làm đối với lĩnh vực công nghiệp và liên tục tiến bộ trong nỗ lực tạo ra sự cân bằng trong thu nhập (Ðài Loan và một số nước Châu Âu có thu nhập cân bằng nhất trên thế giới). Mặc dù phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong lực lượng lao động nhưng trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tại Ðài Loan đã không xảy ra hiện tượng lao động đổ xô ra thành thị. Không những thế, dù bị điều tiết mạnh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp còn đóng góp lớn cho sự phát triển của công nghiệp thông qua sự phát triển của các ngành chế biến nông sản xuất khẩu (xem Phạm Ðỗ Chí chủ biên, phần IV), vấn đề phân hóa giàu nghèo trong giai đoạn này cũng được giải quyết. Và thị trường nông thôn Ðài Loan trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa (từ 1956 đến 1966, thị trường trong nước đóng góp 60% tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp chế tạo).

Thành công của Ðài Loan có được là nhờ chính sách không ngừng nâng cao thu nhập của người dân nông thôn và tạo sự liên kết hay phối hợp hợp lý giữa nông nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa thông qua việc phi tập trung hóa công nghiệp, đưa công nghiệp về phát triển tại nông thôn (giúp thực hiện thành công “ly nông bất ly hương”), nhờ đó mà phát triển được thị trường trong nước làm cơ sở để phát triển tiềm lực của quốc gia. Ðể làm được điều này, Ðài Loan phải có được sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại nông thôn (“hơn 2/3 dân số nông nghiệp tại Ðài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức”, Phạm Quang Diệu, Ðặng Kim Sơn (xem Phạm Ðỗ Chí chủ biên))

  • Ở Hàn Quốc

Mô hình làng mới Saemaul Undong được chính phủ Hàn Quốc phát động xây dựng và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước là giải pháp của Hàn Quốc nhằm mục đích xóa đi hố ‘phân cách’ kinh tế giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Sự phân cách kinh tế này chính là kết quả của sự nóng lòng đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, dốc toàn lực vào việc phát triển các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu, phát triển thành thị, bỏ quên sự cần thiết của việc phát triển nông thôn và chăm lo cho việc phát triển của người dân sống trong khu vực này. ”Trong khi một phần nhỏ dân cư đô thị hăng say học tập, cố gắng cạnh tranh làm giàu, mong muốn quyết tâm đổi đời thì đại bộ phận nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn và mang trong mình tư tưởng bi quan và ỷ lại, lối thoát duy nhất là rời bỏ quê hương, chạy về đô thị” (Theo Ðặng Kim Sơn).

Thực chất của việc phát triển mô hình làng mới là làm cho thu nhập của người nông dân (chiếm phần đông dân số vào thời điểm đó) được cải thiện và kích thích, xây dựng năng lực tự phát triển của khối dân cư nông thôn. Ðây cũng chính là yếu tố làm cho Ðài Loan có được sự phát triển ổn định trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa đất nước.

  • Ở Malaysia.

Hiện nay Malaysia có đến 20 khu du lịch. Tuy nhiên, theo các nhà bảo vệ môi trường Davison thuộc quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới thì các khu du lịch này đang trong tình trạng quá tải và cần được nâng cấp. Trước tình hình đó, Chính phủ Malaysia hỗ trợ bằng cách cung cấp các chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường và hệ thống sinh thái, cung cấp thêm các bảng chỉ dẫn, bản đồ. Ðưa ra các quy định về hạn chế số người trong một đoàn khách du lịch, hạn chế tổng số người trong một ngày và hạn chế khu vực được phép tham quan, hạn chế các hoạt động được phép diễn ra trong khu vực tham quan xuống các hoạt động tối thiểu như chụp ảnh, quay phim và quan sát các hoạt đông hoang dã.

  • Ở Thái Lan

Năm 2000 Thái Lan với chương trình ”Amzing Thailand” hy vọng thu hút được 18 triệu khách du lịch với các nội dung chủ yếu hướng vào du lịch. Toàn bộ các hoạt động quảng cáo về du lịch của Thái Lan đưa ra đều hướng vào nội dung giới thiệu thiên nhiên và văn hóa dân tộc truyền thống. Thái Lan cũng đăng cai tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về du lịch trong những năm gần đây. Rất nhiều khu du lịch cũng đã được xây dựng. Các dự án xây dựng sân golf ở khu vực một số rừng quốc gia đã bị đình chỉ vì đã có những biểu hiện gây hại cho động vật hoang dã. Ở tầm vĩ mô, hiệp hội khách sạn Thái Lan cũng có các chương trình mang tên ‘lá xanh’ nhằm giúp đỡ các khách sạn trang trí lại khuôn viên của mình với với mục đích thêm nhiều cây xanh, lắp các hệ thống xử lý rác thải. Khu du lịch biển ở PhuKet đã được nhận giải thưởng về về môi trường từ hiệp hội khách sạn vì đã góp phần xây dựng hệ thống chống ô nhiễm cho các mỏ thiếc và biến khu vực này thành một khu vực của cây xanh với hệ thống xử lý ô nhiễm tối tân. Các hãng lữ hành cũng có các chương trình hướng vào du lịch, các chương trình du lịch với số lượng khách hạn chế cũng được mở ra. Thành công lớn nhất của Thái Lan theo đánh giá tại hội nghị du lịch Ðông Nam Á là: ”Ðã gắn được hệ thống sinh thái với các nguồn lợi kinh tế mà không làm phá hủy tài nguyên”. Các cơ quan du lịch và các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng quảng cáo, tuyên truyền để tạo ra Thái Lan xanh hơn nữa trong con mắt du khách nước ngoài.

2.2.2     Tổng quan về phát triển kinh tế nông thôn và du lịch ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam

Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên trở nên gay gắt hơn bao giờ hết thì các ngành công nghiệp xanh không làm ảnh hưởng đến môi trường được chú trọng phát triển và một trong những giải pháp phát triển được lựa chọn đó du lịch.

Việt Nam, theo các đánh giá của tổ chức du lịch thế giới, rất có tiềm năng để phát triển du lịch. Với bờ biển dài và các di sản thiên nhiên thế giới như Vịnh Hạ Long, Ðộng Phong Nha – Kẻ Bàng… ; thảm thực vật phong phú và văn hoá truyền thống rất giàu bản sắc, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện phát triển thành công du lịch. Tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý như Du lịch không phải là nguồn thu ngoại tệ nhanh chóng nên cần phải có đầu tư dài hạn; các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nan giải bởi nạn chặt phá rừng và săn bắn trái phép động vật rừng, nguyên nhân là do ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái còn thấp; trình độ hiểu biết về du lịch, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và người dân vùng khó khăn còn rất hạn chế vì vậy cần phải đề ra chiến lược phát triển và quản lý dài hạn để đảm bảo tính dân chủ và tính cộng đồng; phần lớn các công ty lữ hành du lịch của Việt Nam còn non trẻ, chưa đủ mạnh để vươn tới các thị trường quốc tế, độ ngũ nhân viên đòi hỏi phải được trang bị thêm nhiều kiến thức về ngôn ngữ, thiên nhiên, môi trường và các kỹ năng của một hướng dẫn viên du lịch để đáp ứng nhu cầu về chất lượng phục vụ khách du lịch; cần tăng cường các biện pháp quảng cáo ra nước ngoài để thu hút khách du lịch. Sự thành công trong phát triển du lịch các nước trong khu vực là một thách thức lớn cho khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thị trường du lịch thế giới.

Kinh tế phát triển, thu nhập của cư dân tăng lên, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế thì kinh tế du lịch có vị trí quan trọng trọng trong chiến lược kinh tế của mỗi vùng và mỗi quốc gia. Trong thời gian qua du lịch của Việt Nam phát triển khá nhanh, đóng góp không nhỏ cho phát triển kinh tế. Song cũng bộc lộ nhiều tồn tại như du lịch chạy theo phong trào, thiếu chuyên nghiệp, thiếu bền vững, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng thấp… Đặc biệt môi trường du lịch bị xâm hại, xuống cấp nghiêm trọng… Để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tại Việt Nam, phát triển bền vững, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, giàu bản sắc văn hóa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách trong và ngoài nước… phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Du lịch có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Song thời gian qua phát triển du lịch ở Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu bền vững, mội trường sinh thái xuống cấp… ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của ngành và của địa phương. Để phát triển du lịch ở Việt Nam bền vững cần nắm vững lý luận về phát triển bền vững, phân tích thực trạng tình hình phát triển du lịch ở trong nước, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của các dân tộc sinh sống ở các vùng, miền, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế.

2.2.2.2 Chủ trương của Nhà nước Việt Nam và xu hướng phát triển nông thôn trong điều kiện đất nước ta gia nhập vào WTO Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HÐH) nông nghiệp nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước ta nhằm phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới – thời kỳ đất nước ta gia nhập WTO. Một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương trên là phải gắn với phát triển du lịch và dịch vụ.

Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu bỏ qua giai giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Do đó chúng ta phải CNH-HÐH nông nghiệp nông thôn mới có thể tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HÐH đất nước. Bởi nông nghiệp, nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25-27% GDP của cả nước.

Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nông dân, nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước trước đây và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Hơn thế nữa khu vực nông thôn hiện có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chưa sử dụng… Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông – lâm hải sản. Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp – dịch vụ.

Bộ mặt nông thôn Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém mà trong nhiều năm nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Chẳng hạn, vốn đầu tư cho khu vực này còn thấp (11%-12% tổng đầu tư toàn xã hội); sản phẩm nông nghiệp lại thiên về số lượng, chứ chưa nâng cao về chất lượng, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất còn thấp, sản lượng nông sản tuy tăng nhưng chi phí đầu vào vẫn tăng cao, trong khi đó giá các mặt hàng nông sản thế giới lại giảm. Trong khi đó, các chính sách và biện pháp mà nhà nước áp dụng cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây chưa tạo được mức đột phá mạnh. Trình độ dân trí của một bộ phận nông dân (nhất là vùng sâu, vùng xa) chưa được cải thiện, đời sống xã hội nông thôn mặc dù có chuyển biến song chưa mạnh và không đồng đều. Tình trạng này dẫn đến sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Theo số liệu của tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới năm 2003 hệ số chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là 3,65 lần.

Hơn thế nữa, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và trong khu vực (như Xin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Pháp …) đều cho thấy bài học công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế đất nước.

Ngay từ đại hội Ðảng lần thứ VII khoá X Ðảng ta đã quyết định và chỉ đạo phải luôn coi trọng và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn:

– Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH – HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

– Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt.

– Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội,trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp,nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của nhà nước và xã hội , ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

– Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. (Trích Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khoá X, trang 123, 124, 125)

Ngân hàng thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: ” phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống và kinh tế xã hội của một nhóm người cụ thể – người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”. chiến lược này cũng nhằm mở rộng phúc lợi của quá trình phát triển cho những cư dân nông thôn, những người đang tìm kiếm sự sống ở nông thôn.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn đề rất lớn có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trước đây, hiện nay cũng như sau này, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.(Trích Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khoá X, trang 155)

2.2.2.3 Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển du lịch bền vững.

Tiếp tục phát triển khuyến khích phát triển mạnh thêm về du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn. Theo thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái Phát triển du lịch cộng đồng phải luôn dựa vào cộng đồng dân cư. Người dân phải được chia sẻ những lợi ích từ du lịch mang lại để cải thiện đời sống. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, loại hình du lịch này có thể giúp người dân thoát khỏi nghèo đói rất hiệu quả. Ðiều cần thiết phải làm khi phát triển loại hình du lịch này là bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc vốn có của từng vùng dân cư. Về vấn đề này, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh Bằng mọi cách phải để cho dân làm, dân hưởng lợi. Phải khai thác tối đa những đặc điểm, thế mạnh của hệ thống du lịch trong vùng rồi kéo người dân vào cùng làm du lịch để họ có thể tăng thu nhập từ chính những mặt có sẵn, tự nhiên của mình. Quan trọng là phải khuyến khích để đôi bên cùng thấy được mối quan hệ lợi ích.

Ðại hội X, Ðảng ta xác định Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Ðể làm được điều này, cần rất nhiều giải pháp, trong đó một giải pháp quan trọng là phải phát triển du lịch và dịch vụ. Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế ở nước ta có trên 3/4 số các di tích văn hóa lịch sử, khu du lịch của đất nước đều tập trung ở nông thôn, miền núi và hải đảo, vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền kể trên không những sẽ đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn mà còn làm tăng thêm thu nhập cho người dân vùng này. Theo Giáo sư Ernst Sagemueller, Tổng Giám đốc Viện Du lịch Ðông Dương châu Âu Việt Nam nên được nghiên cứu, phát triển cẩn thận cho du lịch gắn với lối sống lâu đời của người dân nơi đây. Quy hoạch bài bản, có tầm nhìn còn giúp cho các địa phương tránh khỏi tình trạng nơi nào cũng có những sản phẩm du lịch na ná như nhau, dễ gây nhàm chán.

Ngày nay khách du lịch trong và ngoài nước hướng sự chú ý vào vùng nông thôn. Thực tế cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của du khách nước ngoài muốn đến thăm các vùng nông thôn. Điều đó mở ra triển vọng lớn cho phát triển du lịch nông thôn, tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ăn ở, quà lưu niệm … dẫn đến làm tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.

Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (1)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1     Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1    Ðiều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Lắk là một huyện nằm dọc Quốc lộ 27 về phía Đông Nam của thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Ðắk Lắk, cách Trung tâm Buôn Ma Thuột 60km về hướng Ðông Nam. Huyện Lăk nằm trong vĩ độ 12o21′ – 12o28′ độ vĩ bắc và từ 108o08′ – 108o18′ độ kinh đông và có vị trí sau:

– Phía Ðông Nam giáp ranh với 2 huyện Krông Bông và Krông Ana;

– Phía Tây giáp huyện Krông Nô;

– Phía Bắc giáp với huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Ðồng.

Là một trong những huyện nghèo của tỉnh Ðắk Lắk, giao thông nông thôn tuy đã được đầu tư qua hàng năm bằng hai nguồn vốn Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng việc đi lại giữa các vùng trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Ðịa bàn của huyện tương đối rộng được chia 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã, 01 thị trấn, 118 thôn buôn. Xã cách xa thị trấn là 60km là xã Krông Nô, Nam Ka và Êa R’Bin. Huyện Lăk có diện tích tự nhiên là 125.604 ha, dân số 59.831 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số của huyện. Mật độ dân số là 47,63 người/km2 (năm 2007)

3.1.1.2 Ðiều kiện địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình của huyện phức tạp, khoảng 2/3 diện tích bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên Lăk gặp nhiều khó khăn trong giao lưu hàng hoá. Trên địa bàn huyện Lăk có núi, cao nguyên, thung lũng và đầm hồ sông suối. Các ngọn núi cao như Chư Yang Sin (2405m), Chư Yang Lăk (1689m), Chư Yang Sâm, Nam Kar. Dãy Chư yang Sin cấu tạo từ đá Granit chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam là dãy núi có đỉnh cao nhất ở Nam Trường Sơn. Ðịa hình huyện Lăk được phân chia thành những vùng có tính đặc thù riêng biệt, có thể nói rằng tồn tại song song hai kiểu địa hình chính:

– Kiểu địa hình núi cao chiếm phần lớn lãnh thổ của huyện với diện tích khoảng 92.000 ha, kiểu địa hình này được hình thành bởi dãy núi cao Chư Yang Sin bao bọc chạy dọc từ Ðông Bắc – Tây Nam, có độ cao trung bình 800-1000m, độ dốc trung bình từ 20-25o. Ðặc điểm của vùng này là sự che phủ của lớp thảm thực vật còn khá lớn, đặc biệt là sự che phủ của rừng. Ðây là địa bàn thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp.

– Kiểu địa hình vùng trũng phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Bắc của huyện, được tạo thành bởi các vật chất phù sa trên núi và phù sa lưu vực của các con sông lớn, địa hình thấp dần về phía Ðông Nam – Tây Bắc với độ dốc trung bình từ 3-80, độ cao trung bình từ 400-500m. Loại địa hình này thích hợp xây dựng những cánh đồng canh tác lúa nước, bắp và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

Ðặc điểm đa dạng phức tạp của địa hình đã tạo ra những cảnh quan phong phú, vừa mang đặc thù riêng vừa mang tính đan xen hoà nhập giữa các kiểu địa hình. Phần lớn đất đai của huyện nằm ở dạng địa hình khó khăn, đây là một đặc điểm hạn chế cho việc mở mang phát triển nông lâm nghiệp cũng như phát triển kinh tế xã hội nhưng có nhiều tiềm năng đặc biệt là du lịch. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là khai thác tài nguyên phù hợp với các dạng địa hình, cảnh quan khác nhau, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của môi trường sinh thái.

Nền địa chất của huyện được kiến tạo chủ yếu trên nền đất mẹ Granit và phiến sét, cát bột kết và một số ít là vùng rìa sót, đất bazan, do ảnh hưởng của hoạt động phun trào bazan hình thành cao nguyên Buôn Ma Thuột.

Xét theo nguồn gốc phát sinh thì tài nguyên đất của huyện được chia thành 5 nhóm chính với 14 loại đất phân bố ở các loại độ dốc tầng dầy khác nhau:

    – Nhóm đất phù sa: Tổng diện tích khoảng 19.245 ha chiếm 17,87% diện tích tự nhiên. Ðây là nhóm đất có ưu thế phát triển các loại cây trồng, lương thực, thực phẩm, đặc biệt là lúa nước, mía đường, rau quả các loại.

– Nhóm đất Feralit phát triển trên sản phẩm bazan: Tổng diện tích khoảng 1.571 ha, chiếm 1,45% diện tích tự nhiên. Ðây là nhóm đất giàu dinh dưỡng, thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và các loại cây ăn quả nhiệt đới.

    – Nhóm đất Feralit trên sản phẩm phiến sét, phiến mica, gơnai, granit:    Tổng diện tích có khoảng 82.705 ha, chiếm 76,79% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở những vùng có địa hình đồi núi chia cắt mạnh, nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng.

– Nhóm đất lầy than bùn: có diện tích rất ít khoảng 13 ha chiếm 0,01% diện tích tự nhiên. Ðất này có phản ứng chua vừa đến mạnh, nghèo lân và kali dễ tiêu. Cùng với đất phù sa đất lầy có thể sản xuất lúa nước.

– Nhóm đất dốc tụ thung lũng: có diện tích khoảng 3.556 ha chiếm 3,12% diện tích tự nhiên. Loại đất này thích hợp với trồng cây hàng năm như canh tác lúa, lúa màu nhưng vì không được tưới chủ động nên năng xuất không cao.

3.1.1.3 Ðiều kiện khí hậu, thời tiết

Khí hậu của huyện Lăk mang tính nhiệt đới với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào tháng tư hoặc tháng năm và chấm dứt vào tháng mười, mười một. Về mùa mưa, gió Tây nam từ Ấn Ðộ Dương thổi đến mang theo nhiều hơi nước cho nên tuy mát mẻ nhưng ẩm ướt. Tháng tám là tháng mưa nhiều nhất, lưu lượng lên tới 321mm và nhiệt độ trung bình 25,7oC. Mùa khô là thời gian 6 tháng còn lại trong năm. Trái với mùa mưa, mùa khô ở huyện Lăk không khí rất khô hanh, cây cỏ úa vàng, đất đai ruộng đồng nứt nẻ, gió thổi đường sá lấm bụi, nhiệt độ trung bình 20,8oC và vũ lượng chỉ từ 4-5mm. Ðặc điểm cơ bản của khí hậu huyện Lăk được thể hiện qua các yếu tố sau:

– Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 24-25oC; Nhiệt độ cao nhất là 38oC (tháng 3,4), nhiệt độ thấp nhất là 10oC (tháng12,1). Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 4-5oC, vùng núi cao nhiệt độ cũng chỉ hạ thấp hơn so với vùng khác từ 1-2oC.

– Chế độ nắng: Đây là vùng có lượng ánh sáng dồi dào khoảng 213-266 ngày nắng trong năm. Tháng 1 là tháng nắng nhiều, mỗi ngày có 8-9 giờ nắng; tháng 7,8 nắng ít hơn mỗi ngày chỉ có khoảng 3-4 giờ nắng.

– Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa của huyện chịu chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố địa hình. Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn từ 1800-1900 mm, luợng mưa cao nhất có năm lên tới 2800mm. Vào mùa khô, lượng mưa ít chỉ khoảng 4-5mm. Vào mùa mưa, lượng mưa lên tới 320mm.

– Ðộ ẩm không khí: độ ẩm bình quân hàng năm từ 80% đến 85%, đặc biệt mùa khô độ ẩm không khí rất thấp khoảng 70%. Ðộ
ẩm không khí có khi rất cao 95% vào những ngày tháng 7,8.

– Chế độ gió: Hàng năm huyện Lăk gần như không có bão, hướng gió thịnh hành vào mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành vào mùa khô là Ðông Bắc, tốc độ gió bình quân là 2,4-2,5 m/s.

– Lượng bốc hơi:Luợng bốc hơi bình quan vào mùa khô là 14,9 đến 16,2mm/ngày, mùa mưa lượng bốc hơi thấp trung bình từ 1,5-1,7mm/ngày. Các tháng mùa khô, lượng bốc hơi khá cao gây khô hạn, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.1.4 Tài nguyên nước

Sông lớn nhất là sông Krông Na bắt nguồn từ dãy Chư Yang Sin và nằm trong hệ thống các sông chảy về phía tây sông Mê Kông.

Các suối lớn như Ðăk R’heo, Ðăk Phơi, Ðăk Krông chảy qua địa bàn huyện Lăk, thông với sông Krông Ana. Trên các sông suối ấy có thể xây dựng thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt cho nhân dân các dân tộc trong vùng.

Cùng với các sông suối có hồ Lăk rộng trên 600ha. Ðây là hồ nước ngọt đẹp nhất và lớn nhất miền Nam và là một trong những hồ nước ngọt rộng và đẹp nhất Việt Nam. Hồ Lăk vừa là một thắng cảnh ngoạn mục có thể khai thác về dịch vụ du lịch vừa là nguồn nuôi một số lượng thuỷ sản quan trọng như ốc, lươn, baba, và 12 loại cá khác nhau, với sản lượng cung cấp khoảng 12 tấn cá/năm.

Hồ Lăk nối liền với sông Krông Na, quanh năm nước trong xanh, có nhiều loại cá, sen, súng. Ba mặt hồ Lăk được núi cao bao bọc tạo nên cảnh quan rất hấp dẫn. Trên đỉnh đồi cao bên cạnh hồ là biệt thự Bảo Ðại (dấu tích lịch sử còn lại của chế độ Hoàng Triều cương thổ tại Tây Nguyên).

Ngoài ra còn có hồ buôn Triết cách trung tâm huyện Lăk 20km về hướng Tây Nam theo đường tỉnh lộ 687 với diện tích mặt hồ khoảng 240-270ha và có cả rừng nguyên sinh. Ðây là một hồ sạch, quanh năm nước xanh trong, có nhiều loại cá. Từ hồ buôn Triết có thể tổ chức du lịch dã ngoại, vượt núi theo đường mòn xuyên buôn Phoke tới Nam Kar. Một vùng khác không thể bỏ qua với những nhà du lịch, thích săn bắn chim tu hú đó là hồ Ea Ðờn với diện tích trên 100ha. Mặt hồ có nhiều sen, súng, lau, cói. Ðây là nơi sinh sống của các loại chim, cò, gà rừng, vịt trời…tập trung quanh năm còn được gọi là sân chim.

3.1.1.5 Tài nguyên động thực vật

Theo thống kê đất đai tính đến nay toàn huyện có 78.430 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 62,4 % diện tích đất tự nhiên. Tổng trữ lượng vào khoảng 5,53 triệu m3, trong đó chủ yếu là rừng gỗ có khoảng 5,50 triệu m3. Rừng của Lăk có nhiều loại gỗ quý như trắc, cẩm lai, giáng hương, thông … và nhiều loại động vật quý hiếm.

Diện tích rừng tự nhiên chiềm đa số (99,67% diện tích rừng) với 62.407 ha, trong đó phải kể đến 3 khu rừng đặc dụng:

– Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin

– Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar

– Khu rừng Lịch sử – Văn hoá – Môi trường hồ Lăk

Ba khu rừng đặc dụng rất phong phú, đa dạng về số lượng, chủng loại, là nơi chứa nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, mang tính đa dạng sinh học, có giá trị và ý nghĩa rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học.

Diện tích rừng trồng chỉ có 203 ha, chiếm 0,33% diện tích rừng toàn huyện, chủ yếu là rừng sản xuất (164 ha), còn lại là rừng đặc dụng (39 ha). Mặc dù diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong việc phủ xanh đất trống đối trọc tạo vùng nguyên liệu, bảo vệ môi trường sinh thái.

– Tài nguyên thực vật

Hệ thực vật rừng với đặc điểm địa hình và chế độ khí hậu thuỷ văn của vùng đã hình thành nên những quần thể thực vật phong phú, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới hơi ẩm mang tính chất cao nguyên và thung lũng. Sự đa dạng về địa hình, đất đai và khí hậu đã tạo nên môi trường thuận lợi cho sự dung nạp của nhiều hệ thực vật có thành phần rất đa dạng và phong phú, chủ yếu thường gặp các dạng sau:

+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 600 m và trên 1000 m. Kiểu rừng này gồm các loại cây gỗ như Trín, giẻ, lành ngạnh, re, kháo, cày, trường, trâm, thị đỏ, kháo nước, song mây, sẹ, tràm lá đỏ, cẩm lai…

+ Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp: kiểu rừng này phân bố ở độ cao từ 700 – 1000 m, chủ yếu nằm về phía tây dãy Chư Yang Sin, gồm các loại cây như cây lá kim – lá rộng đặc trưng cho chế độ khí hậu á nhiệt đới ẩm vùng núi thấp.

+ Rừng lồ ô: thường mọc thuần lại trên đồi, hoặc ở miền sườn núi dốc, tầng dưới là cây bụi, trên đất đỏ vàng trên granit.

+ Rừng le, cây bụi: phân bổ ở các vùng đồi thấp, độ cao dưới 500 m, là biểu hiện diễn thế đi xuống của kiểu rừng thường xanh do khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy liên tục của con người.

+ Trảng cỏ, đầm lầy: tập trung ở ven khu vực hồ Lăk, các thung lũng ven các sông suối tại phía tây hồ Lăk và giáp với sông Krông Nô và Krông Ana.

Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá sơ bộ tài nguyên thực vật rừng của huyện có khoảng 600 loài thuộc 150 họ thực vật. Như vậy hệ thực vật rừng ở đây rất phong phú về số lượng loài, số lượng họ thực vật cũng như số lượng cá thể trong một loài, có nhiều loài cây quý hiếm đã được nêu trong sách đỏ như giáng hương, cẩm lai, càte… Có tới 264 loài có khả năng làm thuốc tập trung vào các họ như họ nhân sâm, cỏ gừng, họ cúc, họ trúc đào… Nhiều loại có khả năng trồng làm cảnh rất hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước chủ yếu là họ Phong lan, sơ bộ cho thấy có 14 loài có hoa đẹp, bền, có đủ màu sắc như Quế lan hương, Lan vẩy rồng, Thuỷ tiên trắng, Thuỷ tiên tím… Một số loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao thường tập trung ở một số họ như họ đậu, họ giẻ, họ long não, họ trâm, họ trám, họ thông hai lá…

– Tài nguyên động vật

Ðộng vật rừng phong phú và đa dạng có hổ, voi, beo, gấu, khỉ, bò rừng… tuy nhiên xu thế phát triển rừng của Lăk hiện nay là giảm rừng giàu, rừng trung bình tăng diện tích cả rừng nghèo và rừng non.

Theo thống kê sơ bộ có hơn 60 loài thú trong đó riêng khu đặc dụng hồ Lăk đã có 61 loài trong 25 họ thuộc 10 bộ; có 17 loài lưỡng cư và hơn 70 loại chim khác nhau. Ðiều đáng chú ý là có một số loại chim, thú trong 4 bộ thuộc 1 bộ ếch nhái; có 26 loài bò sát trong 10 họ thuộc 3 bộ; có 132 loài chim trong 42 bộ thuộc 16 bộ. Ngoài ra còn có hệ động vật dưới nước, sơ bộ mới phát hiện được 3 loài tôm, 2 loài cua, 3 loài ốc, 3 loài trai hến và 35 loài cá nước ngọt… một số loài động vật quý hiếm được ghi trong cuốn sách đỏ Việt Nam

– Về bò sát: ếch nhái Tắc kè, Kỳ đà vân, Kỳ đà hoa, Cá sấu, Rắn cạp nong, Rắn hổ chúa, Rùa lưng đen, Rùa đất…

– Về thú: Chồn dơi, Cu ly nhỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ độc, Vọc vá chân đen, Sói đỏ, Gấu ngựa, Gấu chó, Rái cá vuốt bé, Chồn mực, Báo gấm, Hổ,Cheo cheo, Hươu vàng, Bò tót, Bò rừng, Sơn dương, Tê tê…

3.1.2    Ðiều kiện Kinh tế – Xã hội

3.1.2.1 Đất đai và cơ cấu sử dụng đất đai của huyện

Theo thống kê của huyện năm 2007 diện tích tự nhiên của huyện là 125.604 ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp là cao nhất 78.430 ha chiếm 62,44 % tổng diện tích đất của huyện. Là một huyện khó khăn của tỉnh Đăk Lăk, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc và nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp của huyện chỉ 15.634 ha, chiếm 12,45 %. Đất chuyên dùng và đất thổ cư chiếm tỷ lệ rất ít chỉ 5.369 ha, chiếm 4,27 %. Bên cạnh đó diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều 26.171 ha chiếm 20,84 %. Sự phân bố sử dụng đất đai của huyện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lăk

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu 2005  2006  2007  Tốc độ PTBQ
(%)
Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
(ha)  %  (ha)  %  (ha)  % 
TỔNG SỐ 124965  100  125604  100  125604  100  100.26 
1. Đất nông nghiệp 14557  11.65  15786  12.57  15634  12.45  103.63 
a. Cây hàng năm  11739  9.39  13497  10.75  13346  10.63  106.63 
Trong đó: Lúa  7202  5.76  7680  6.12  7669  6.11  103.19 
Màu và cây CNNN 4537  3.63  5817  4.63  5677  4.52  111.86 
b. Cây lâu năm  2788  2.23  2269  1.81  2268  1.81  90.19 
Trong đó: Cây CN lâu năm  2788  2.23  2269  1.81  2268  1.81  90.19 
Cây ăn quả 69      116      126      135.13 
c. Diện tích mặt nước sử dụng 30 0.02  20  0.02  20  0.02  81.65 
2. Đất lâm nghiệp 74137  59.33  78430  62.44  78430  62.44  102.85 
a. Rừng tự nhiên 73570  58.87  76230  60.69  77573  61.76  102.68 
b. Rừng trồng 567  0.45  2200  1.75  857  0.68  122.94 
3. Đất chuyên dùng 2272  1.82  4728  3.76  4884  3.89  146.62
Trong đó: Đất xây dựng 70  0.06  78  0.06  78  0.06  105.56 
Đường giao thông 630  0.50  662  0.53  999  0.80  125.93 
Đất thủy lợi 1442  1.15  1688  1.34  3687  2.94  159.90 
4. Đất khu dân cư 379  0.30  484  0.39  485  0.39  113.12 
5. Đất chưa sử dụng 33620  26.90  26176  20.84 26171  20.84  88.23 
Trong đó: Đất bằng 1045  0.84  498  0.40  493  0.39  68.69 
Đất đồi núi 30678  24.55  25687  20.45  25678  20.44  91.49 

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

3.1.2.2 Nguồn lực lao động và dân số

Ðịa bàn của huyện tương đối rộng được chia thành 10 xã, 01 thị trấn, 118 thôn buôn xã cách xa thị trấn là 60km.

Dân số 59.831 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn ½ dân số của huyện. Tổng số 11.600 hộ dân (Trong đó dân số nông thôn là 52.660 nhân khẩu, 10.362 hộ, chiếm 88,5% dân số toàn huyện, dân số thành thị là 6.896 nhân khẩu, 1.238 hộ, chiếm 11,5% dân số toàn huyện)

Toàn huyện có 14 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc tại chỗ chiếm 65% dân số. Tỷ lệ dân theo thành phần dân tộc như sau M’nông (30.036), Kinh (22.441), Tày (1.595), Thái (547), Eâđê (4.154), Mường (298), Nùng (416), Dao (14), Khơ me (1), K’ho (1)…

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 30.899 người; lao dộng có trình độ đại học và cao đẳng là 243, trung cấp là 447, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 24.532 lao động, còn lại đang làm việc nội trợ hoặc đang đi học. Ðịa hình phù hợp với sự phát triển của cây lúa nước và cây công nghiệp dài ngày. So với các huyện khác trong tỉnh thì đời sống nhân dân ở huyện còn ở mức trung bình. Nhìn chung đời sống của nhân dân còn ở mức thu nhập thấp, toàn huyện vẫn còn hộ đói và nghèo, dân trí còn thấp không đồng đều giữa các xã trong huyện, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 290USD/người/năm.

Tỷ lệ tăng dân số từ 2% (năm 2005) giảm xuống còn 1,72% (năm 2007)

Bảng 3.2: Tình hình dân số, thành phần dân tộc và lao động
của huyện Lăk

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ PTBQ (%)
SL  %  SL  %  SL  % 
1.Tổng hộ Hộ 11250 100.0 11430 100 11600 100 101.54
Trong đó:                         
+ Kinh  Hộ 4150  36.9  4310  37.7  4398 37.9  102.94
+ M’nông   Hộ 5510  49.0  5500  48.1  5545  47.8  100.32
2. Tổng nhân khẩu Người 56250 100.0 59530 100.0 60294 100.0 103.53
Trong đó:                         
+ Kinh  Người 12450  22.1  12930  21.7  13194  21.9  102.94
+ M’nông   Người 38570  68.6  38500  64.7 38815  64.4  100.32
3. Tổng lao động 29225 100.0 30349 100.0 30899 100.0 102.82
Trong đó:                         
+ Kinh    6520  22.3  6850  22.6  7105  23.0  104.39
+ M’nông     20645  70.6  21300  70.2  21550  69.7  102.17
4.BQNK/hộ Người/ hộ 5    5    5    100.00
Trong đó:                         
+ Kinh  Người/ hộ 3     3     3     100.00
+ M’nông   Người/ hộ 7     7     7     100.00
5.BQLĐ/hộ LĐ/ hộ 2.6    2.66    2.66    101.15
Trong đó:                         
+ Kinh  LĐ/ hộ 1.57     1.59     1.62     101.58
+ M’nông   LĐ/ hộ 3.75     1.36     3.89     101.85
6.Tỷ lệ phụ thuộc Khẩu/ LĐ 1.92    1.96    1.95    100.78
Trong đó:                         
+ Kinh  Khẩu/ LĐ 1.91     1.89     1.86     98.68
+ M’nông   Khẩu/ LĐ 1.87     1.81     1.80     98.11

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đã có sự đầu tư đáng kể những năm vừa qua, được thể hiện qua các mặt sau:

+ Giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ thời gian qua được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, nhờ đó chất lượng phục vụ của các công trình giao thông đã được nâng lên. Toàn bộ 90% dân số xã có đường nhựa đến các trung tâm xã, hiện cũng đang được cải tạo, nâng cấp đảm bảo thông xe hai mùa.

Hiện nay toàn huyện có trên 180 km đường giao thông bộ (Quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã), trong đó đường quốc lộ là 58km và 110 km đường liên xã. Ngoài ra còn có đường thôn xã và nội đồng.

Mạng lưới đường liên xã có chiều dài 110 km, chủ yếu là đường đất. Trước đây hầu hết là đường đất, nay được sự quan tâm của huyện đã đầu tư nâng cấp, sữa chữa, một số tuyến đã được đầu tư trải cấp phối.

Mạng lưới đường liên thôn, buôn, làng và giao thông nội đồng chủ yếu là đường đất.

Mật độ giao thông bình quân 0,17 km/km2 , đối với điều kiện tự nhiên của huyện thì tương đối đảm bảo nhưng so với mức bình quân chung của huyện thì thấp hơn rất nhiều (bình quân của tỉnh 0,435 km/km2). Toàn huyện hiện nay có 5 cầu bê tông và 9 cầu tạm, số cầu tạm đang có chiều hướng xuống cấp cần nâng cấp cải tạo trong những năm tới.

+ Thuỷ lợi

Công tác thuỷ lợi trong những năm qua của huyện có những bước phát triển. Toàn huyện hiện có 29 công trình hồ, đập, trạm bơm, trong đó có 23 công trình được xây dựng từ năm 1977 đến nay, có 63,25 km kênh mương, hàng năm cung cấp nước tưới cho 1.240 – 1.360 ha lúa nước và khoảng 50% diện tích cây lâu năm, số diện tích còn lại tận dụng dòng chảy tự nhiên để cung cấp nước tưới. Hiện tại có trên 30% các công trình thuỷ lợi đang trong tình trạng xuống cấp do sử dụng lâu năm và hư hại do thiên tai lũ lụt nhưng kinh phí tu bổ ít .

+ Năng lượng- điện

Tính đến năm 2007, mạng lưới điện quốc gia đã được kéo tới các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Hiện thuỷ điện Buôn Tua Srah đang triển khai xây dựng trên địa bàn, trong tương lai sẽ góp phần đáng kể vào nguồn năng lượng trong khu vực.

+ Cấp nước, thoát nước

Việc cấp nước sinh hoạt cho đân cư chưa được chú trọng đầu tư, do nguồn vốn đầu tư không đáp ứng được nhu cầu hiện tại, phần lớn dân cư trong huyện sử dụng nguồn nước tự nhiên từ giếng đào và sông suối. Phần lớn huyện Lăk thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô, việc thiết yếu phải đầu tư các dự án cung cấp nước sạch, đưa nước sạch vào sử dụng trong những năm tới.

Hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện hầu như chưa hình thành, chưa đáp ứng việc thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất nhất là vào mùa mưa, khu vực thị trấn hệ thống này không phù hợp với tốc độ phát triển đô thị hiện nay.

+ Phát thanh truyền hình và bưu chính viễn thông

Hệ thống phát thanh truyền hình những năm gần đây được đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đảm bảo chất lượng nghe nhìn ngày càng tốt hơn và hoạt động đúng định hướng. Hiện tại có 2 trạm phát sóng truyền hình, 1 trạm truyền thanh FM, đảm bảo cho trên 90% số vùng dân cư được nghe đài tiếng nói VN, xem truyền hình.

Mạng lưới bưu chính và phát hành báo chí của huyện đảm bảo đáp ứng nhu câu thông tin liên lạc, thư từ, báo chí đến tất cả các xã, phường, thị trấn. Hoạt động bưu chính viễn thông trong thời gian qua được đầu tư khai thác và có tốc độ phát dung lượng 2000 số; các xã đã có máy điện thoại để liên lạc tại trụ sở làm việc; 10/11 xã có bưu điện văn hoá xã; bình quân toàn huyện có 1,92 máy điện thoại trên 100 người dân.

+ Quốc phòng – an ninh

Công tác quốc phòng – an ninh được đặc biệt quan tâm. Tình hình an ninh luôn được Ðảng và chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo chỉ đạo; công tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương chính sách của Ðảng, nhà nước luôn được đẩy mạnh; các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu dân cư được xây dựng; công tác quốc phòng toàn dân được tăng cường.

3.1.2.4 Điều kiện văn hoá – xã hội

+ Giáo dục – đào tạo

Hoạt động giáo dục của huyện được quan tâm về mọi mặt. Số lượng trường học, phòng học và lực lượng giáo viên đều được tăng cả về số lượng và chất lượng. Toàn huyện không còn tình trạng học ca ba. Việc nâng cao nhận thức về công tác giáo dục trong nhân dân, vai trò xã hội hóa giáo dục đang được phát huy hiệu quả. Những năm gần đây nhà nước đã chú trọng đầu tư cho các ngành Giaó dục, Ðào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên không ngừng được tăng cường cả chất và lượng. Kết quả hoạt động giáo dục của huyện các năm qua đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần tích cực nâng cao trình độ dân trí, tuy nhiên, cơ sở vật chất của ngành Giáo dục còn thiếu, đội ngũ giáo viên vẫn chưa đủ so với yêu cầu, tỷ lệ người mù chữ còn cao hơn các vùng khác, tỷ lệ giáo viên người dân tộc thiểu số được đào tạo để trở lại giảng dạy ở các địa phương còn ít.

Toàn huyện có 13 trường tiểu học và trung học cơ sở; 4 trường trung học cơ sở; 1 trường trung học phổ thông. Năm 2007 toàn huyện có 477 phòng học; trong đó có 63 phòng kiên cố, 242 phòng cấp 4, còm lại là phòng bán kiên cố và phòng học tạm, đã chấm dứt tình trạng học ca 3, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Toàn huyện có 14.085 học sinh trong đó học sinh dân tộc là 8.912 em.

Bảng 3.3: Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông

Diễn giải ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ
PTBQ (%)
Số trường Trường 18 23  23 113.04
Trong đó:                
Tiểu học Trường 13  10  10  87.71
THCS  Trường 4  12  12  173.21
Số phòng học Phòng  325  496  477  121.15
Trong đó:                
Kiên cố Phòng  225  280  305  116.43
Bán kiên cố Phòng  90  162  172  138.24
Số lớp học Lớp 418  430  427  101.07 
Trong đó:                
Tiểu học Lớp 273  269  263  98.15
THCS  Lớp 118  118  122  101.68
Số giáo viên Người 537  720  602  105.88
Trong đó:                
Tiểu học Người 299  465  339  106.48
THCS  Người 186  195  195  102.39
Số học sinh Người 14483  14989  14085  98.62
Trong đó:                
Tiểu học Người 8056  8554  2687  57.75
THCS  Người 4677  4707  4680  100.03

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

Tính đến cuối năm 2007 toàn huyện có thêm 05 đơn vị được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, gồm các xã Ðăk Nuê, Ðăk Phơi, Bông Krang, Yang tao, và Krông Nô. 100% số xã được công nhận xoá mù chữ và phổ cập giáo viên tiểu học. Tổng diện tích đất cơ sở giáo dục đào tạo hiện nay là 29,63 ha, đạt 17,86 m2/học sinh, về lâu dài cần được quy hoạch, đầu tư xây dựng thêm.

Mặc dù huyện còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp các ngành, từng bước đẩy mạnh vai trò xã hội hoá giáo viên trong nhân dân, tích cực đóng góp xây dựng trường lớp ngày càng khang trang sạch đẹp.

+ Văn hoá thông tin

Toàn huyện có 1 Trung tâm văn hoá tại thị trấn Liên Sơn; 12 thư viện , phòng đọc sách tại các xã, thị trấn phục vụ cho nhu cầu đọc; 11/11 xã , thị trấn đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình đảm bảo cho nhu cầu nghe nhìn ngày càng tốt hơn. Hoạt động phát thanh truyền hình đã góp phần tích cực trong việc đưa đường lối, chính sách của Ðảng , pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và nâng cao dân trí cho nhân dân.

-Văn hoá và di tích

Bản sắc văn hoá dân tộc ở Lăk có tính đa dạng, mang đặc thù riêng chứa đựng bản sắc văn hoá dân tộc đậm đà tiêu biểu của vùng văn hoá Tây Nguyên. Là địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là M’nông, Gia Rai, Ê Ðê, từ lâu đã có sự gắn bó mật thiết với nhau về mặt văn hoá. Họ có những đặc điểm về kinh tế xã hội giống nhau. Tuy nhiên, ngoài những nét chung mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, sắc thái riêng, có những đặc thù riêng về sinh hoạt cũng như sản xuất. Các công trình nhà sàn, nhà rông với các lễ hội đâm trâu, bỏ mả, mừng lúa mới đầy màu sắc, rộn ràng âm thanh của những nhạc cụ dân gian đặc trưng đàn gió, đàn nước, cồng chiêng… Văn hoá người kinh đang có ảnh hưởng sâu rộng tới vùng dân tộc bản địa, quá trình giao lưu giữa các dân tộc làm tăng tính đa dạng trong nền văn hoá. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đồng hoá tự nhiên này có thể làm mất đi nhanh chóng nhiều sắc thái dân tộc. Vì vậy cần phải có biện pháp bảo tồn giá trị văn hoá độc đáo của các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, huyện Lăk còn có các khu di tích, các danh lam thắng cảnh đẹp, là cơ sở để phát huy thế mạnh về du lịch như Biệt điện Bảo đại, các khu rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hồ Lăk, thác và các buôn làng cổ mang đậm nét Tây Nguyên.

Các công trình văn hoá vật thể, phi vật thể đến nay đều được chú trọng lưu giữ, tu sửa, xây dựng, đó là vốn quí cần được bảo tồn và phát huy những tinh hoa của nó, góp phần xây dựng cuộc sống mới, con người mới của huyện Lăk.

– Điều kiện y tế – sức khoẻ

Trong những năm qua cùng với sự tiến bộ chung của ngành y tế tỉnh Ðắk Lắk, công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh của huyện ngày càng tốt hơn, đạt được một số kết quả đáng kể trên nhiều mặt. Ngành y tế của huyện có mạng lưới từ huyện đến xã cho đến các thôn buôn, toàn huyện có 1 bệnh viện và 12 trạm y tế tại các xã. Các cơ sở y tế những năm gần đây đã được đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất, được tu sửa nâng cấp, xây dựng bán kiên cố nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Ðội ngũ thầy thuốc ngày càng được tăng cường kể cả chất lượng và số lượng, đến nay toàn huyện đã có 95 cán bộ y tế, chưa kể đến số cán bộ y tế ở các thôn buôn.

Bảng 3.4: Tình hình phát triển cơ sở văn hóa , y tế

Diễn giải ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ
PTBQ (%)
Tổng số xã 11 11 11 100.00 
1. Thư viện cấp huyện Phòng 12 12 12 100.00 
2. Phòng đọc cấp xã Phòng  10  10  10 100.00 
3. Phủ sóng truyền thanh   9  8  8 94.28 
4. Phủ sóng truyền hình   11 11  11 100.00 
5. Cơ sở y tế Cơ sở 12  12  13 104.08 
6. Giường bệnh Cái  121  125  125 101.64 
7. Cán bộ y – dược người 101  94  130 113.45 

Nguồn:Niên giám thống kê năm 2007

Trung tâm y tế huyện với chức năng quản lý công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và tổ chức khám chữa bệnh với nhiều khoa phòng, hàng năm khám chữa bệnh cho nhiều lượt người.

Phong trào y tế cơ sở những năm gần đây được quan tâm hơn, các ổ dịch lớn và các bệnh xã hội đã được ngành tích cực, chủ động quản lý phòng ngừa, xử lý kịp thời. Các bệnh xã hội như bướu cổ, phong, sốt rét… giảm nhiều.

Công tác bảo hiểm y tế đã từng bước đi vào hoạt động và đã phát huy tác dụng. Việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ y tế,nhân viên đã được quan tâm đúng mức. Năm 1999 huyện đã thành lập được hội y học dân tộc cổ truyền nên trong việc khám chữa bệnh đông y, đông-tây y kết hợp bước đầu đã đem lại hiệu quả, góp phần tích cực vào việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ngày được tốt hơn.

Mặc dù vậy công tác này vẫn còn bộc lộ một số tồn tại hoạt động của các trạm y tế xã chưa được củng cố tốt, chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân chưa đạt hiệu quả cao; phong trào nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh chưa phát động thường xuyên, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Một số cơ sở y tế hiện nay đã xuống cấp và chưa được đầu tư xây mới, trang thiết bị lạc hậu, trình độ cán bộ y tế còn hạn chế, kinh phí đầu tư cho các hoạt động y tế chưa đáp ứng được nhu cầu nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong huyện.

3.1.2.5 Thu nhập

Nhìn chung, thu nhập chủ yếu trên địa bàn huyện là từ nông lâm nghiệp, do vậy cuộc sống kinh tế xã hội của người dân vẫn thăng trầm theo sự biến động giá cả nông sản trên thị trường và mang tính thời vụ trong thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, năm 2007 khoảng 480 USD/người/năm theo giá hiện hành.

Về thu ngân sách trên địa bàn trong 4 năm từ năm 2004-2007 đạt trên 284 tỷ đồng. thu ngân sách qua các năm đều có xu hướng tăng. Theo báo cáo tổng kết từ năm 2004 – 2007 của huyện Lăk thì :

– Tốc độ tăng thu đạt khoảng: 10-15%

– Tốc độ tăng chi đạt khoảng: 18%

Mục tiêu và phương hướng đến năm 2012 là phấn đấu đưa đời sống của nhân dân lên mức cao hơn, giảm hộ đói và xoá hộ nghèo, thu nhập bình quân phải trên 500USD/người/năm.

Bảng 3.5: Cơ cấu giá trị sản phẩm của huyện

(Tính theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các chỉ tiêu ĐVT  Diễn biến qua các năm Tốc độ PTBQ (%)
2005  2006  2007 
1 Giá trị sản xuất Triệu đồng 303.267  383.904  397.545  114,49 
– Nông lâm, Thuỷ sản Triệu đồng 175.590  218.449  208.983  109,10 
– Công nghiệp, xây dựng Triệu đồng 773  1800  460  77,14 
– Thương mại, dịch vụ Triệu đồng 123.852  159.203  180.170  120,61 
– Du lịch Triệu đồng 3.052  4.452  7.932  161,21 
2 cơ cấu ngành %  100  100  100  
– Nông lâm, Thuỷ sản %  57,9  56,9  52,6   
– Công nghiệp xây dựng %  0,3  0,5  0,1   
– Thương mại, dịch vụ %  40,8  41,5  45,3   
– Du lịch %  1,0  1,2  2,0   
3. Giá trị thu nhập bình quân đầu người          
– Theo giá hiện hành tr đ/ng/năm  5.711  7.23  7.65  115.74 
– Theo giá cố định năm 1994 tr đ/ng/năm  5.18  6.56  6.94  115.74 

Nguồn:Niên giám thống kê năm 2007

Là một huyện miền núi Tây Nguyên, thu nhập của người dân chủ yếu từ các sản phẩm nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, do sự phát triển của nền kinh tế xã hội, nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng các ngành sản xuất nông-lâm nghiệp ở mức độ cao, sản lượng lương thực quy thóc đạt 1.028kg/người/năm, ở mức cao so với tỉnh và khu vực.

Chính sách xoá đói giảm nghèo đã được quan tâm chỉ đạo tốt, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của các cấp uỷ Ðảng, của Nhà nước, của các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở bằng các biện pháp như cho vay vốn ưu đãi người nghèo; hỗ trợ giúp nhau xoá đói, giảm nghèo của từng gia đình, từng bước giảm được hộ đói, hộ nghèo trên từng khu dân cư. Tuy nhiên đến nay chỉ có đời sống dân cư của những ngành thương nghiệp, xây dựng cơ bản, công nghiệp, giao thông vận tải có mức thu nhập và mức sống ổn định. Còn lại đời sống dân cư ngành nông nghiệp còn có nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Tính đến năm 2007 số hộ đói nghèo còn khá cao toàn huyện có 4199 hộ (34,52%) trong đó dân tộc thiểu số 3509 chiếm tỷ lệ 83,6% so với số hộ nghèo toàn huyện. Nguyên nhân do thiếu vốn, thiếu công cụ sản xuất tiên tiến, trình độ canh tác, chăn nuôi còn yếu kém. Ngoài ra còn phải kể đến là cơ sở hạ tầng thấp, do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế hàng hoá, trình độ dân trí chưa cao dẫn đến đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn.

3.1.3    Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện trong phát triển kinh tế của huyện

* Thuận lợi

– Với dân số 60.000 người và nguồn lao động 30.418 người (chiếm 49,73%), huyện Lăk có tiềm năng dồi dào về lực lượng lao động. Có 11 đơn vị hành chính cấp xã, giao thông nông thôn qua các năm thực hiện rất tốt các xã đều có trường, lớp, nhà trẻ. Các cơ sở y tế của xã và tư nhân đều có hoạt đông, hệ thông loa truyền thanh phủ kín. Các xã đều có cán bộ khuyến – lâm- ngư phục vụ cho bà con nông dân về kỹ thuật.

Bảng 3.6: Tình hình xây dựng và phát triển chung

STT  Các công trình  2005  2006  2007 
1  Kết cấu hạ tầng nông thôn 11  11  11 
2  Số xã, thôn (ấp, bản), tổ hợp tác 9  9  9 
3  Số xã, thôn có điện, số hộ sử dụng điện ở nông thôn 11  11  11 
4  Số xã có đường ô tô, đường liên thôn nhựa, bê tông hoá 10  10  10 
5  Số xã có trường học phổ thông 1  1  1 
6  Số xã, thôn có trường, lớp mẫu giáo, nhà trẻ 11  11  11 
7  Số xã, thôn có nhà văn hoá, tủ sách pháp luật 1  1  1 
8  Số xã có thư viện, điểm bưu điện văn hoá 10  10  10 
9  Số xã có máy điện thoại, hệ thống loa truyền thanh 11  11  11 
10  Số xã có trạm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân 11  11  11 
11  Số xã có công trình cấp nước sinh hoạt ,các HĐ về VS-MT 8  10  10 
12  Số xã, thôn có cán bộ/cộng tác viên khuyến nông-lâm-ngư 11  11  11 
13  Số xã có chợ, quỹ tín dụng nhân dân 11  11  11 
14  Số xã có máy vi tính 8  10  11 

Nguồn: Niên giám thông kê 2007

– Là nơi được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh vật đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, có khí hậu ôn đới rất ổn định, có nhiều động thực vật quý hiếm như hổ, khỉ,chồn..

– Là một huyện có tiềm năng đất đai thuận lợi về phát triển cây nông nghiệp như lúa, ngô.

– Cơ cấu kinh tế Nông – Lâm Nghiệp, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại đang từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

– Chính quyền các cấp rất quan tâm đến việc phát triển Du lịch, thường xuyên chỉ đạo

– Có hồ Lăk là một hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam với diện tích gần 600 ha là điểm du lịch lý tưởng, ngoài ra còn có biện điện Bảo Đại, khách đến Lăk còn được cưỡi voi, đi thuyền độc mộc.

– Hệ thống mạng lưới đường giao tương đối phát triển, tạo nên mạng lưới đường huyết mạch vận chuyển trao đổi hàng hóa và hình thành tuyến du lịch thiên nhiên Đà Lạt – Lăk – Buôn Ma Thuột.

– Các chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng, nhà nước tiếp tục được ưu tiên và đầu tư phát triển vùng Tây Nguyên, nhất là các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

– Những lợi thế sẵn có được tiếp tục phát huy khai thác như: sự thống nhất cao trong toàn huyện, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù của nhân dân các dân tộc trong huyện, tiềm năng du lịch, nguồn lao động và môi trường trong lành.

* Khó khăn

– Dân cư phân tán là một thách thức lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng.

– Lực lượng lao động trong khối ngành nông – lâm nghiệp chiếm 95,3%.

– Tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao (49,41% theo tiêu chí mới)

– Sự đa dạng về dân tộc và văn hoá cũng như sự khác nhau về trình độ nhận thức của các dân tộc là thách thức trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.

– Tình hình giá cả thị trường biến động mạnh, thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn. Điểm xuất phát để phát triển kinh tế thấp, tài nguyên nghèo nàn.

– Huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 65%, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

– Trình độ, năng lực lãnh đạo quản lý của một số cán bộ còn một số hạn chế

3.2     Phương pháp nghiên cứu

3.2.1     Chọn địa điểm, chọn mẫu nghiên cứu

3.2.1.1 chọn địa điểm nghiên cứu

Huyện Lăk là một huyện có đặc trưng về núi và đồng bằng nhờ hệ thống Sông Krông Ana và Krông Nô, có tiềm năng phát triển nông nghiệp và du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, từ điều kiện tự nhiên kinh tế của huyện, trong trong phát triển kinh tế xã hội huyện có thể chia ra 3 vùng:

– Vùng 1: Có điều kiện thuận lợi về các mặt cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội…

-Vùng 2: Có điều kiện như vùng 1 nhưng về phát triển kinh tế không được thuận lợi cho lắm

-Vùng 3: Có đặc điểm khó khăn về mọi mặt, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, phát triển kinh tế chậm, hộ nghèo còn nhiều.

Với đa thành phần dân tộc cùng cư trú và sinh sống với đa dạng ngành nghề khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện mà trong đó có dân tộc M’nông với đặc thù còn duy trì chế độ gia đình mẫu hệ và với nét bản sắc văn hóa truyền thống. Huyện Lăk gồm nhiều xã , được phân chia thành 3 vùng ( vùng 1, vùng 2, vùng 3). Do vậy, nhằm khái quát toàn bộ nền kinh tế nông thôn của huyện đã chọn 3 xã đại diện cho mỗi vùng khác nhau để nghiên cứu với mong muốn hiểu rõ hơn về phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch của huyện.

Chọn 3 điểm dân cư để điều tra chọn mẫu, với đặc thù là vừa sản xuất nông nghiệp, vừa có các hoạt động dịch vụ du lịch: Buôn Mliêng nằm hơi xa, khó khăn nhiều hơn (Vùng 3). Buôn Jun nằm gần kề thị trấn (Vùng 2). Thị trấn Liên Sơn là trung tâm của huyện (Vùng 1).

3.2.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu

Triển khai nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế gắn với du lịch ở huyện, đã tiến hành điều tra 3 đối tượng tham gia hoạt động kinh tế.

Hộ nông dân, hộ dịch vụ du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch. Số mẫu và cơ cấu mẫu điều tra đại diện cho điều kiện và trình độ phát triển kinh tế và du lịch 3 xã của huyện.

3.2.2     phương pháp và xử lý tài liệu

3.2.2.1 Thu thập thông tin tài liệu thứ cấp

Tiêu thức  ĐVT  Tổng số  Địa điểm
TT
liên sơn 
Buông
Jun 
Buôn
M’liêng 
1. Hộ nông dân
– Hộ khá
– Hộ trung bình
– Hộ nghèo
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ 
90
15
45
30 
30
10
15
5 
30
5
20
5 
30
10
20 
2. Doanh nghiệp
– DN nhà nước
– DN tư nhân
– Hộ KD nhỏ 
DN
DN
Hộ 
15
1
10
4 
7
1
5
1 
6
5
1 
2
2 
3. Đơn vị bảo tồn thiên nhiên  ĐV 1  1     
4. Khách du lịch  Ng 50  30  15  5 

Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra

Trong quá trình nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin, số liệu thứ cấp có sẵn liên quan tới việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thông qua các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, tài liệu – văn thư, bản thảo viết tay, …niên giám thống kê cấp huyện qua các năm, các loại văn bản báo cáo của huyện và truy cập internet.v.v.

3.2.2.2 Thu thập thông tin tài liệu sơ cấp(số liệu điều tra mới)

Đã nghiên cứu tiến hành thu thập, phỏng vấn trực tiếp, sử dụng phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu, chụp ảnh, nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải, vì vậy cần phải điều tra để tìm ra các nguồn tài liệu chưa được biết.

Tổ chức điều tra

Từng loại đối tượng được điều tra theo mẫu phiếu đựoc lập phù hợpvới mục đích nghiên cứu của đề tài này

+ Đối với hộ nông dân các thông tin đượcthu thập gồm:

Nhân khẩu, lao động, đất đai, sản xuất, dịch vụ…

+ Đối với doanh nghiệp các thông tin được thu thập gồm:

Các nguồn thu nhập, chi phí sản xuất, sản phẩm, thị trường, các chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế của hộ và của doanh nghiệp …

+Đối với đơn vị bảo tồn các thông tin được thu thập gồm:

Tinh hình môi trường môi sinh, việc quản lý rừng đầu nguồn, phòng hộ, tình hình ô nhiểm…

+ Đối với khách du lịch các thông tin được thu thập gồm:

Tình hình cảnh quan du lịch, thái độ phục vụ, cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác phục vụ cho du lịch…

Phân loại tất cả các phiếu điều tra thành các nhóm, ghi kết quả của mổi hộ tính trung bình và tổng hợp lại.

Cuối cùng sắp xếp các nhóm hộ dựa vào các tiêu chí.

3.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp, tính toán, phân tích số theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài. xử lý số liệu bằng phầm mềm EXCEL sử dụng phương pháp phân tổ tính số tuyệt đối, tương đối.

3.2.3     Phương pháp phân tích tài liệu

3.2.3.1 phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là căn cứ và một hoặc một số tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính chất khác nhau.

– Phương pháp thống kê mô tả:

+ Số tuyệt đối: Số tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của các hiện tượng kinh tế – xã hội trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.

+ Số tương đối: Số tương đối là chỉ tiêu phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số chỉ tiêu.

+ Số bình quân: Số bình quân (số trung bình) là chỉ tiêu phản ánh mức độ điển hình và sự tương quan số lượng giữa các chỉ số chỉ tiêu thống kê.

+ Dãy số biến động theo thời gian: Là một dãy các chỉ số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo trật tự thời gian nhằm nghiên cứu quá trình vận động, biến đổi và phát triển của hiện tượng.

3.2.3.2 phương pháp so sánh

Phương pháp thống kê so sánh: So sánh là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê. Các loại so sánh: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian (năm sau so với năm trước), so sánh theo không gian (so sánh địa điểm này với địa điểm khác trong cùng một vấn đề…), so sánh với định mức, so sánh với mức trung bình, so sánh với mức cao nhất.

3.2.3.3 Phương pháp Chuyên gia, chuyên khảo

Trong phương pháp này, thông tin thu thập được bằng cách tiếp cận với những chuyên gia quản lý hành chính, du lịch, kinh tế, xã hội đặc biệt là xã hội nông thôn, các già làng trưởng bản… nội dung trao đổi phỏng vấn liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn và du lịch.

Từ các chỉ tiêu liên quan đến đề tài nghiên cứu được phân tích biến động theo thời gian để có được những thông tin, số liệu làm căn cứ cho việc dự báo phát triển và đề xuất mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch của huyện Lăk giai đoạn 2010-2012

3.2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT

Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp phân tích SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ may và hiểm hoạ từ môi trường bên ngoài liên quan đến phát triển nông thôn gắn với du lịch và trên cơ sở phân tích ma trận sẽ có dự báo những khó khăn, thuận lợi cho địa phương để làm cơ sở tham khảo phát triển kinh tế xã hội cho những năm tới.

Ma trận SWOT Cơ hội
(Opportunity) 
Nguy cơ
(Threat) 
Điểm mạnh
(Strength) 
Phối hợp S/O
Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội
Phối hợp S/T
Tận dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ 
Điểm yếu
(Weakness) 
Phối hợp W/O
Giảm điểm yếu để nắm bắt cơ hội 
Phối hợp W/T
Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ

    3.2.3.5 Phương pháp dự báo

    Từ các chỉ tiêu có liên quan đến đề tài nghiên cứu được phân tích biến động theo thời gian để có được những thông tin, số liệu làm căn cứ cho việc dự báo phát triển.

3.2.4     Hệ thống chỉ tiêu phân tích

3.2.4.1

Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn

– Giá trị sản xuất các ngành, cơ cấu sản xuất sản phẩm các ngành kinh tế nông thôn.

– Giá trị sản xuất các ngành, các sản phẩm.

– GDP các ngành, các sản phẩm.

– Cơ cấu chi phí các ngành.

– Quy mô đầu tư, phát triển các ngành, cơ cấu đầu tư.

– Quy mô cơ sở vật chất kinh tế nông nghiệp.

– Thu nhập bình quân/người.

– Mức độ sử dụng các yếu tố nguồn lực.

3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu quan hệ giữa phát triển kinh tế gắn với du lịch

– Số ngày khách lưu trú bình quân.

– Doanh thu từ hoạt động du lịch.

– Cơ cấu thu nhập các hộ gia đình tại khu du lịch.

– Các đánh giá của du khách.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1     Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn huyện Lắk

4.1.1     Tình hình phát triển các ngành trong sản xuất nông lâm nghiệp

4.1.1.1 Quy mô và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt

Tốc độ tăng trưởng hằng năm khá cao và ổn định. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế huyện, đất đai sản xuất đang được mở rộng, đầu tư thâm canh đã được chú trọng, năng suất cây trồng ngày càng được nâng cao. Việc bố trí cây trồng và mùa vụ được dựa trên cơ sở đặc điểm sinh thái từng vùng nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai lũ lụt. Bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh lúa nước như cánh đồng Buôn Triết, Buôn Tría, Ðăk Liêng… vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày ở Ðăk Phơi, Ðăk Nuê, Ðăk Liêng… sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn.

Trong sản xuất nông nghiệp huyện đã tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như thay đổi giống mới, sử dụng giống mới có kiểm định thực tế cho năng suất cao, công tác phòng trừ sâu bệnh cũng được quan tâm, kịp thời. Từng bước đua cơ giới hoá vào vào các khâu làm đất, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm, do đó năng suất sản lượng hàng năm tăng lên đáng kể. Cơ chế quản lý trong nông nghiệp có nhiều tiến bộ đã kích thích sức sản xuất, hình thành nhiều thành phần kinh tế, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân dược cải thiện gày một tốt hơn. Tình hình phát triển nội bộ ngành nông nghiệp được phân tích đánh giá theo các ngành kinh tế cụ thể như sau:

+ Sản xuất lương thực là một trong những vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh, tuy còn nhiều bất cập nhưng những năm qua đã có những bước phát triển nhanh, góp phần trực tiếp ổn định đời sống đồng bào các dân tộc.

Bảng 4.1: Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất

Loại hình ĐVT  2005  2006  2007  Tốc độ
PTBQ (%)
Số
lượng
( %)  Số
lượng
(%)  Số
lượng
(%) 
I. Diện tích ha  15.769 100  18.521  100  19.447  100  111,05 
A. Cây hàng năm  ha  14.784 93,8 16.463 88,9 17.161 88,2 107,74 
1. Cây hàng năm  ha  13.607 86,3 15.506 83,7 15.853  81,5 107,94 
1.1. Lúa  ha  6.997  44,4 8.128  43,9 8.125  41,8 107,76 
1.2. Ngô  ha  6.610  41,9 7.378  39,8 7.728 39,7 108,13 
2. Các loại cây có bột ha  437 2,8 420 2,3 725  3,7 128,80 
3. Cây CN hàng năm ha  94  0,6 45  0,2 104  0,5 105,18 
4. Cây khác ha  646  4,1 492  2,7 479 2,5 86,11 
B. Cây lâu năm tấn 985 6,2 2058 11,1 2286  11,8 152,34 
1. Cây CN lâu năm tấn 916  5,8 1.942  10,5 2.160  11,1 153,56 
2. Cây ăn quả tấn 69  0,4 116  0,6 126  0,6 135,13 
II. Sản lượng                       
A. Cây hàng năm    77.836    90.125    81.279    102,19 
1. Cây hàng năm  tấn 77.731    89.982    80.755    101,93 
1.1. Lúa  tấn 31.232     34.414     31.286     100,09 
1.2. Ngô  tấn 35.310     37.447     34.603     98,99 
2. Cây LT có hạt tấn 11.084    17.978    14.342    113,75 
3. Cây CN hàng năm tấn 105     143     524     223,39 
B. Cây lâu năm                       
1. Cây CN lâu năm tấn 1.726    3.248    3.215    136,48 
2. Cây ăn quả tấn 1.181     1.932     1.842     124,89 
3. Cây lâu năm khác tấn 545     1.316     1.373     158,72 
III. Giá trị sản xuất   195.580  100  222.710  100  248.566  100  320 
A. Cây hàng năm  tr. đ  176.740 90,37 209.030 93,9 150.837 60,7 92,38 
1. Cây lương thực tr. đ  155.082 79,29  184.695 82,9  123.355 49,6  159 
1.1. Lúa  tr. đ  81.203  41,52 98.492  44,2 10.307  4,1 35,63 
1.2. Ngô  tr. đ  73.879  37,77 86.203  38,7 113.048 45,5 123,70 
2. Các loại cây có bột tr. đ  11.181  5,717 14.829  6,66 19.073  7,7 130,61 
3. Cây CN hàng năm tr. đ 10.477  5,357 9.506  4,27 8.409  3,4 89,59 
B. Cây lâu năm tr. đ  18.840 9,633 13.680 6,14 97.729 39,3 227,76 
1. Cây CN lâu năm tr. đ  16.721  8,549 10.010  4,49 94.555  38,0 237,80 
2. Cây ăn quả tr. đ  2.119  1,083 3.670  1,65 3.174  1,3 122,39 

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2003 đạt 34.000 tấn, bình quân lương thực đầu người 660 kg/người/năm; năm 2006 đạt 71.985 tấn (kế hoạch là 71.450 tấn đạt 100,7%), bình quân lương thực đầu người là 1.221 kg/người/năm; năm 2007 đạt 61.741 tấn (kế hoạch 76.015 tấn, đạt 81,2%, giảm 9.836 tấn so với năm 2006), bình quân lương thực đầu người đạt 1.028kg/người/năm đạt 81,3% kế hoạch.

Trong sản lượng lương thực, lúa chiếm tỷ trọng cao nhất sản lượng quy thóc toàn huyện. Những năm gần đây, sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh diện tích lúa đông xuân, lúa nương rẫy năng suất thấp không ổn định sang gieo trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Các loại cây lương thực khác năng suất cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện đã được áp dụng và góp phần tăng nhanh sản lượng hoa màu quy thóc. Tuy nhiên, bên cạnh những vùng sản xuất tập trung, trình độ thâm canh cao, tiến bộ vẫn còn tồn tại những hình thức canh tác cổ truyền, lạc hậu, cần phải được tuyên truyền, giải thích và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Cây công nghiệp hàng năm theo số liệu thống kê năm 2006 toàn huyện có 79 ha, năm 2007 là 121 ha trong đó chủ yếu trồng bông, mía, lạc, đậu tương… Nhìn chung cây công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng trưởng chậm, cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng thấp. Diện tích trồng một số loại cây công nghiệp ít hiệu quả đang được chuyển dần sang các loại hình cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Cây công nghiệp dài ngày toàn huyện có 2.136 ha cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cà phê, điều, hồ tiêu và một số ít chè. Cây cà phê là cây hàng hoá mũi nhọn của huyện, việc phát triển cây cà phê trong những năm gần đây là do tác động của giá cà phê trên thị trường từ đó hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất cà phê tại xã Ðăk Phơi, Ðăk Nuê, Ðăk Liêng… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, hơn 50% diện tích cà phê kinh doanh có năng suất thấp, năng suất bình quân thấp hơn của tỉnh (14,6tạ/ha so với 23 tạ/ha). Ðây là mặt hạn chế của việc canh tác cây cà phê trên địa bàn huyện Lăk do một số điều kiện chưa thích ứng tốt ( điều kiện đất đai, vùng sinh thái, giống, tập quán canh tác, phân bón, nhu cầu nước…). Hiệu quả kinh tế của cây cao su trên địa bàn huyện tương đối thấp, do các vườn cao su có sức sinh trưởng kém, không phù hợp với điều kiện vùng sinh thái, đầu tư chăm sóc khá lớn không cạnh tranh được với các loại cây trồng khác. Ðiều kiện khí hậu của ĐăkLăk nói cung cũng như huyện Lăk nói riêng rất phù hợp với việc phát triển cây hồ tiêu và cây điều, tuy nhiên thời gian gần đây, điều kiện khí hậu không được thuận lợi, giá cả thị trường không ổn định, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, quy mô nhỏ, rải rác, không tập trung. Việc phát triển vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện chưa được chú trọng phát triển, chủ yếu vẫn là người dân trồng trong quá trình cải tạo vườn tạp, chưa chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế nên hiệu quả kinh tế không cao, năng suất thấp

4.1.1.2 Quy mô và cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi

Diện tích rừng, thảm cỏ tự nhiên xen lẫn dưới tán rừng là điều kiện rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc. Những năm trước đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm có tốc độ tăng trưởng bình quân chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Nguyên nhân chính là do chưa có quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Phương thức chăn nuôi chủ yếu mang tính tự phát, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân chưa có ý thức về chăn nuôi tập trung, thâm canh mang tính hàng hoá. Mặt khác diện tích dùng cho chăn nuôi tự thu hẹp lại do việc mở rộng diện tích các loại cây trồng như mía, sắn, điều, ngô…

Một vài năm gần đây với thế mạnh phát triển cây hàng năm, các phụ phẩm của ngành trồng trọt là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, nên tổng đàn gia súc, gia cầm đều phát triển khá nhanh. Từ năm 2005 đến năm 2007 tổng đàn trâu bò tăng từ 9000 con lên 17.018 con; đàn heo tăng từ 18046 con lên 25207 con, đàn gia cầm tăng lên 187.965 con (đạt 88,7% kế hoạch – 212.000 con). Chăn nuôi đã góp phần đáng kể trong thu nhập đời sống của dân cư trên địa bàn, ngành chăn nuôi đang được chú trọng đầu tư đặc biệt đối với đàn heo, người dân đã có ý thức thay đổi giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật đảm bảo giống tốt ít dịch bệnh.

Bảng 4.2: Số lượng, sản lượng và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

Tiêu thức ĐVT  2005  2006  2007  Tốc độ PTBQ (%)
1. Quy mô đàn                
Trâu con 766 992 1.101 119,9
  con 8.234  14.995  15.917 139,0
Lợn con 18.046  22.440  2.520 37,4
  con 950  810  1.000 102,6
Gia cầm con 158.214  160.000  18.965 34,6
2. Sản lượng               
Trâu tấn 138  145  161 108,0
  tấn 3.294  5.998  6.367 139,0
Lợn tấn 1.118  1.389  1.512 116,3
  tấn 16  20  25 125,0
Gia cầm tấn 174  175  204 108,3
3. Giá trị sản xuất tr.đ  53.959  82.738  86.195 126,4
Trâu tr.đ  2.048  3.148  30.155 383,7
tr.đ  17.063  37.526  9.733 75,5 
Lợn tr.đ  29.068  36.114  39.312 116,3 
  tr.đ  560  700  875  125,0 
Gia cầm tr.đ  5.220  5.250  6.120 108,3 

Nguồn: Theo niên giám thống kê Huyện lăk 2007

4.1.1.3 Quy mô sản xuất ngành lâm nghiệp

Theo thống kê đất đai tính đến nay toàn tỉnh có 78.430 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 62,76 % diện tích đất tự nhiên. Tổng trữ lượng vào khoảng 5,53 triệu m3, trong đó chủ yếu là rừng gỗ có khoảng 5,50 triệu m3. Rừng của Lăk có nhiều loại gỗ quý như trắc, cẩm lai, giáng hương, thông … và nhiều loại động vật quý hiếm.

Diện tích rừng tự nhiên chiềm đa số (98,90 % diện tích rừng ) với 77573 ha, trong đó phải kể đến 3 khu rừng đặc dụng:

– Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin

– Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar

– Khu rừng Lịch sử – Văn hoá – Môi trường hồ Lăk

Ba khu rừng đặc dụng rất phong phú, đa dạng về số lượng, chủng loại, là nơi chứa nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, mang tính đa dạng sinh học, có giá trị và ý nghĩa rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học.

Bảng 4.3: Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất lâm nghiệp

Tiêu thức ĐVT 2005 2006 2007 PTBQ (%) 
A. Diện tích đất lâm nghiệp ha 74,127 78,43 78,43 105,80 
– Rừng tự nhiên ha  72,57  76,23  77,573  106,89 
– Rừng trồng ha  567  2,2  857  151,15 
B. Giá trị sản xuất tr. đ  5,42  13,186 25,303  466,85 
– Trồng rừng và nuôi rừng tr. đ  2,67  4,33  9,114  341,35 
– Khai thác gỗ và lâm sản tr. đ  1,437  7,169  13,792  959,78 
– Dịch vụ lâm nghiệp khác tr. đ  1,313  1,687  2,397  182,56 

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

Diện tích rừng trồng chỉ có 857 ha, chiếm 1,09 % diện tích rừng toàn huyện, chủ yếu là rừng sản xuất (718 ha), còn lại là rừng đặc dụng (39 ha). Mặc dù diện tích nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong việc phủ xanh đất trống đối trọc tạo vùng nguyên liệu, bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng là thế mạnh của huyện, song việc khai thác tài nguyên trong những năm qua chỉ mới tập trung vào khai thác gỗ, lâm sản, chưa chú trọng, quan tâm đúng mức vào việc nuôi dưỡng phát triển rừng. Trong những năm tới cần thiết phải có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc, phát triển rừng, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, bảo vệ tính đa dạng sinh vật học, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.

4.1.1.4 Quy mô sản xuất nuôi trồng thuỷ sản

Toàn huyện có 28,98 ha mặt nước nuôi cá chưa kể đến diện tích mặt nước chuyên dùng rất lớn tại các hồ thuỷ lợi, hồ Lăk hàng năm cung cấp lượng thuỷ sản rất lớn khoảng 505 tấn năm 2007 so với 495,9 tấn năm 2005, góp một phần không nhỏ trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

Bảng 4.4 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản

Tiêu thức ĐVT  2005  2006  2007  Tốc độ PTBQ (%)
I. Diện tích          
– Diện tích mặt nước hồ tự nhiên ha  3464  3464  3464  100.00 
– Diện tích mặt nước hồ chứa ha  317  317  317  100.00 
II. Sản lượng          
– Nuôi trồng tấn 29  28  30  101.71
– Khai thác  tấn 195  199  199  101.02 
III. Giá trị sản lượng   2,240  3,291  5,725  159.87 
– Nuôi trồng tr.đ  290  406  750  160.82 
– Khai thác  tr.đ  1,950  2,885  4,975  159.73 

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

4.1.1.5 Đánh giá kết quả phát triển ngành nông lâm thuỷ sản

Bảng 4.5: Kết quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Lăk tính theo giá cố định

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005  2006  2007  So sánh (%) 
06/05 07/06 BQ 
I. Tổng GTSX 175.590  218.449  208.983  124,41  95,67  109,1 
1. Nông nghiệp 150.426  158.746  169.392  105,53  106,71  106,1 
– Trồng trọt 127.176  129.229  136.210  101,61  105,4  103,5 
– Chăn nuôi  23.250  29.517  33.182  126,95  112,42  119,5 
2. Lâm nghiệp 1.484  33.873  12.858  2282,55  37,96  294,4 
-Trồng rừng và nuôi rừng 443  3.319 6.984  749,21  210,42  397,1 
– Khai thác gỗ và lâm sản 1.041  30.554  5.874  2935,06  19,22  237,5 
3. Thuỷ sản 1.568  1.816  1.832  115,82  100,88  108,1 
– Nuôi trồng 203  224  240  110,34  107,14  108,7 
– Khai thác  1.365  1.592  1.592  116,63  100  108 
4. Dịch vụ N.L.TS 22.112 24.014  24.901  108,6  103,69  106,1 
II. GDP                   
1. Nông nghiệp 92.580,60  98.199,30  104.953,40  106,07  106,88  106,47 
– Trồng trọt 76.305,60  77.537,40  81.726,00  101,61  105,40  103,49 
– Chăn nuôi  16.275,00  20.661,90  23.227,40  126,95  112,42  119,46
2. Lâm nghiệp 1.016,65  23.545,15  8.651,40  2.315,95  36,74  291,71 
-Trồng rừng và nuôi rừng 287,95  2.157,35  4.539,60  749,21  210,42  397,05 
– Khai thác gỗ và lâm sản 728,70  21.387,80  4.111,80  2.935,06  19,22  237,54 
3. Thuỷ sản 995,40  1.153,28  1.162,88  115,86 100,83  108,09 
– Nuôi trồng 121,80  134,40  144,00  110,34  107,14  108,73 
– Khai thác  873,60  1.018,88  1.018,88  116,63  100,00  108,00 
4. Dịch vụ N.L.TS 15.478,40  16.809,80  17.430,70  108,60  103,69  106,12 

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

Bảng 4.6: Kết quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Lăk tính theo giá hiện hành

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005  2006  2007  So sánh (%) 
06/05 07/06 BQ 
I. Tổng GTSX 193.507  240.739  230.307  124,41  95,67  109,1 
1. Nông nghiệp 165.769  174.938  186.670 105,53  106,71  106,1 
– Trồng trọt 140.148  142.410  150.103  101,61  105,4  103,5 
– Chăn nuôi  25.622  32.528  36.567  126,95  112,42  119,5 
2. Lâm nghiệp 1.635  37.328  14.170  2282,55  37,96  294,4 
-Trồng rừng và nuôi rừng 488  3.658  7.696  749,21  210,42  397,1 
– Khai thác gỗ và lâm sản 1.147  33.671  6.473  2935,06  19,22  237,5 
3. Thuỷ sản 1.735  2.009  2.027  115,82  100,88  108,1 
– Nuôi trồng 224  247  264  110,34  107,14  108,7 
– Khai thác  1.511  1.762  1.762  116,63  100  108 
4. Dịch vụ N.L.TS 24.367  26.463  27.441  108,6  103,69 106,1 
II. GDP             
1. Nông nghiệp 100.743,10  106.589,20  113.830,35  105,80  106,79  106,30 
– Trồng trọt 84.088,80  85.446,00  90.061,80  101,61  105,40  103,49 
– Chăn nuôi  16.654,30  21.143,20  23.768,55  126,95  112,42  119,46 
2. Lâm nghiệp 1.071,05  24.827,53 9.108,43  2.318,06  36,69  291,62 
-Trồng rừng và nuôi rừng 302,56  2.267,96  4.771,52  749,59  210,39  397,12 
– Khai thác gỗ và lâm sản 768,49  22.559,57  4.336,91  2.935,57  19,22  237,56 
3. Thuỷ sản 1.131,66  1.311,12  1.321,32  115,86  100,78  108,06 
– Nuôi trồng 134,40 148,20  158,40  110,27  106,88  108,56 
– Khai thác  997,26  1.162,92  1.162,92  116,61  100,00  107,99 
4. Dịch vụ N.L.TS 16.813,23  18.259,47  18.934,29  108,60  103,70  106,12 

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

Qua bảng 4.5 và 4.6 ta nhận thấy quy sản xuất vẫn tập trung ở ngành nông nghiệp thể hiện vao trò chủ đạo trong nền kinh tế bình quân 106,1% chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, sau đó là ngành thuỷ sản bình quân 108,1%, riêng ngành lâm nghiệp chủ yếu ở lĩnh vực khai thác gỗ và lâm sản tănng bình quân 294% nhưng thể hiện thiếu sự phát triển về cơ bản.

Cũng như những địa phương sản xuất nông nghiệp khác trong cả nước Việt Nam, ở đây ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Trong năm 2005 GDP của ngành nông nghiệp đạt 100.743,10 triệu đồng trong khi đó ngành lâm nghiệp chỉ đạt 1.071,05 triệu đồng, ngành thuỷ sản đạt 1.131,66 triệu đồng. Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch cơ cấu, ngành trồng trọt tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân các năm là không đáng kể đạt 103,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi đạt 119,5%.

Địa phương cần chú trọng nhiều thêm ở lĩnh vực trồng trọt vì diện tích đất chưa khai thác còn rất lớn còn hơn 26 ngàn ha, hạn chế phát triển ngành lâm nghiệp và thuỷ hải sản vì hệ luỵ của sự phát triển hai ngành trên sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.

4.1.2     Tình hình phát triển các ngành trong Công nghiệp, xây dựng

4.1.2.1 Quy mô sản xuất các ngành công nghiệp, xây dựng

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua phát triển chậm và chưa thật sự vững chắc, giai đoạn 1999 – 2001 ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển cầm chừng. Nhưng đến năm 2004- 2007 có nhiều chuyển biến tích cực, chiếm trên 50% giá trị ngành công nghiệp – xây dựng, kéo theo mức tăng trưởng cả thời kỳ này đạt khá.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2005 đạt 11.052 triệu đồng (theo giá hiện hành), năm 2006 đạt 20.597 triệu đồng (theo giá hiện hành), năm 2007 đạt 27.064 triệu đồng (theo giá hiện hành). Mặc dù là ngành có ý nghĩa to lớn trong sự chuyển dịch đúng hướng của cơ cấu kinh tế, nhưng những năm gần đây giá trị sản xuất ngành công nghiệp có tăng nhưng không nhiều. Như vậy cũng thấy rõ rằng ngành công nghiệp của huyện là nhỏ bé, chậm phát triển, chủ yếu tập trung vào một số ngành chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng. Tốc độ phát triển công nghiệp chế biến trong những năm qua còn thấp, đầu tư cơ sở chế biến chưa thật hợp lý, đa phần sản phẩm chế biến ở dạng thô, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành và không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 4.7: Cơ cấu các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ở huyện Lăk

ĐVT: Cơ sở

Loại hình 2005  2006  2007  Tốc độ PTBQ (%)
Số lượng ( %)  Số lượng ( %)  Số lượng ( %) 
Tổng số cơ sở sản xuất 159  100  143  100  175  100  104.9
1. Phân theo thành phần kinh tế                
– Nhà nước 1  0.63 1  0.70  1  0.57  100.0
– Tập thể 2  1.26  2  1.40  2  1.14  100.0
– Cá thể 156  98.11  140  97.90  172  98.29  105.0
2. Phân theo tính chất ngành Trong đó:              
– Công nghiệp khai thác 2  1.26  2  1.40  4  2.29  141.4
– Công nghiệp chế biến 156  98.11  140  97.90  170  97.14  104.4
– Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước 1  0.63  1  0.70  1  0.57  100.0
– Xây dựng              

Nguồn:Niên giám thống kê năm 2007

Qua bảng 4.7 chúng ta thấy các cơ sở sản xuất do cá thể quản lý là chủ yếu cụ thể năm 2005 có 156 cơ sở chiếm 98.11%, năm 2006 có 140 cơ sở chiếm 97.90%, năm 2007 có 172 cơ sở 98.29%, tốc độ phát triển bình quân của các cơ sở sản xuất do cá thể quản lý là 105%. Chúng ta nên khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất do tập thể quản lý như hình thành các hợp tác xã, cùng nhau góp vốn để tạo ra các cơ sở sản xuất có quy mô lớn hơn đồng thời có điều kiện để trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của thể giới, đây cũng là một cách để thu hút những đồng tiền nhàn rổi ở trong nông dân đưa những đồng tiền đó vào hoạt động một cách có hiệu quả.

Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu các đơn vị sản suất kinh doanh cụ thể năm 2005 có 156 cơ sở chiếm 98.11%, năm 2006 có 140 cơ sở chiếm 97.90%, năm 2007 có 170 cơ sở chiếm 97.14%, tốc độ phát triển bình quân của các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm là 104.39% . Ngành công nghiệp khai thác ở huyện có tiềm năng rất lớn nhưng các cơ sở công nghiệp khai thác lại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.

4.1.2.2 Kết quả phát triển của ngành công nghiệp, xây dựng

Bảng 4.8: Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
tính theo giá cố định

Đơn vị tính: triệu đồng

Loại hình Số lượng ( triệu đồng) So sánh %
2005 2006 2007 06/05 07/06 BQ
I. Tổng GTSX            
1. Phân theo khu vực kinh tế 773  1.800  460  232,90  25,60  77,10 
– Nhà nước quản lý 103  267  97  259,20  36,30  97,00
– Tập thể quản lý 405  633  160  156,30  25,30  62,90
– Cá thể quản lý 265  900  203  339,60  22,60  87,50
2. Phân theo ngành 773  1.800  460  232,90  25,60  77,10 
– Công nghiệp khai thác 320 512 130 160,00 25,40 63,70
– Công nghiệp chế biến 140 330 65 235,70 19,70 68,10
– CN sản xuất và ph.phối khí đốt và gas 21 80 45 381,00 56,30 146,40
– Xây dựng 292 878 220 300,70 25,10 86,80
II. GDP                  
1. Phân theo khu vực kinh tế 550,74  1.297,68  331,43  235,62  25,54  77,58 
– Nhà nước quản lý 75,19  194,91  70,81  259,22  36,33  97,04 
– Tập thể quản lý 279,45  436,77  110,40  156,30  25,28  62,85 
– Cá thể quản lý 196,10  666,00 150,22  339,62  22,56  87,52 
2. Phân theo ngành  550,74  1.297,68  331,43  235,62  25,54  77,58 
– Công nghiệp khai thác 214,40  343,04  87,10  160,00  25,39  63,74 
– Công nghiệp chế biến 98,00  231,00  45,50  235,71  19,70  68,14 
– CN sản xuất và ph.phối điện, khí đốt và gas 14,70  56,00  31,50  380,95  56,25  146,39 
– Xây dựng 223,64  667,64  167,33  298,53  25,06  86,50 

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

Qua bảng 4.7 và 4.8 ta thấy các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng khá cao trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện nhưng GDP của ngành đạt được thì còn hạn chế do thiếu sự đầu tư về khoa học, kỹ thuật, thiếu đầu tư về trang thết bị máy móc tiên tiến, hiện đại của thế giới. Chúng ta nên có tầm nhìn rộng hơn về ngành công nghiệp chế biến vì nó là khâu cuối cùng để đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường. Chúng ta cần có các sản phẩm tinh của ngành nông nghiệp có chất lượng tốt mới có thể cạnh tranh được với với sản phẩn nông nghiệp của các địa phương trong nước và nếu có thể mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Bảng 4.9: Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính theo giá hiện hành

Loại hình Số lượng ( triệu đồng) So sánh %
2005 2006 2007 6-May 7-Jun BQ
I. Tổng GTSX 782  1.822  466  232,90  25,60  77,10 
1. Phân theo khu vực kinh tế                  
– Nhà nước quản lý 104  270  98  259,20  36,30  97,00 
– Tập thể quản lý 412  644  163  156,30  25,30  62,90 
– Cá thể quản lý 269  914  206  339,60  22,60  87,50 
2. Phân theo ngành                   
– Công nghiệp khai thác 324  518  132  160,00 25,40  63,70 
– Công nghiệp chế biến 142  335  66  235,70  19,70  68,10 
– CN sản xuất và ph.phối khí đốt và gas 21  81  46  381,00  56,30  146,40 
– Xây dựng 296  890  223  300,70  25,10  86,80 
II. GDP                  
1. Phân theo khu vực kinh tế 559,26  1.317,82  336,45 235,64  25,53  77,56 
– Nhà nước quản lý 75,92  197,10  71,54  259,62  36,30  97,07 
– Tập thể quản lý 284,28  444,36  112,47  156,31  25,31  62,90 
– Cá thể quản lý 199,06  676,36  152,44  339,78  22,54  87,51 
2. Phân theo ngành  559,26  1.317,82  336,45  235,64  25,53 77,56 
– Công nghiệp khai thác 217,08  347,06  88,44  159,88  25,48  63,83 
– Công nghiệp chế biến 99,40  234,50  46,20  235,92  19,70  68,18 
– CN sản xuất và ph.phối điện, khí đốt và gas 14,70  56,70  32,20  385,71  56,79  148,00 
– Xây dựng 228,08  679,56  169,61 297,95  24,96  86,23 

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007

4.1.3     Tình hình phát triển các ngành thương mại dịch vụ và du lịch

4.1.3.1 Quy mô các ngành thương mại dịch vụ

Về kinh doanh thương mại du lịch những năm gần đây phát triển đa dạng, mạng lưới thương mại du lịch toàn huyện được mở rộng cả về quy mô lẫn loại hình kinh doanh dịch vụ đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế, lưu thông vật tư hàng hoá, dịch vụ phát triển phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trên địa bàn và khách du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng.

Bảng 4.10: Cơ cấu cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk

ĐVT: cơ sở

Loại hình 2005  2006  2007  Tốc độ
PTBQ
(%)
Số lượng ( %)  Số lượng ( %)  Số lượng ( %) 
Số cơ sở 864  100.00  914  100.00  985  100.00 106,77 
1. Phân theo thành phần kinh tế
– Nhà nước 1  0.12  1  0.11  5  0.51  223.61
– Tư nhân  4  0.46  4  0.44  11  1.12  165.83
– Cá thể 859  99.42  904  98.91  969  98.38  106.21
2. Phân theo ngành thương mại
– Thương mại 607  70.25  628  68.71  709  71.98  108.08
– Du lịch – dịch vụ 172  19.91  187  20.46  135  13.71  88.59
– Khách sạn, nhà hàng 85  9.84  99  10.83  126  12.79  121.75

Nguồn: Theo niên giám thống kê huyện Lăk 2007

Số cơ sở sản xuất khinh doanh trong ngành thương mại và dịch vụ tăng dân qua các năm theo chiều hướng cơ chế thị trường, chủ yếu là khu vực kinh doanh cá thể.

    Riêng ngành du lịch, dịch vụ có một số hộ chuyển đổi hình thức ngành nghề kinh doanh sang khách sạn, nhà hàng nên phát triển bình quân còn 88.59% trong khi đó ngành khách sạn nhà hàng ngày càng tăng (121.75%)

Bảng 4.11: Kết quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk
(tính theo giá cố định)

Loại hình Số lượng ( triệu đồng) So sánh %
2005 2006 2007 06/05 07/06 BQ
I. Tổng GTSX            
1. Phân theo khu vựckinh tế 126.904 163.655 188.102 128,96  114,94  121,75 
– Nhà nước quản lý 28.312 31.903 40.286 112,68  126,28  119,29
– Tập thể quản lý 1.049 1.693 4.007 161,39  236,68  195,44
– Cá thể quản lý 97.543 130.059 143.809 133,34  110,57  121,42
2. Phân theo ngành            
– Thương mại 110.320  145.963  166.931  132,31  114,37  123,01
– Du lịch 3.052  4.452  7.932  145,85  178,18  161,2
– Dịch vụ 13.532  13.240  13.239  98  100  98,911
II. GDP            
1. Phân theo khu vực 95.492,6 123.111,1 141.599,6 128,92  115,02  121,77 
kinh tế
– Nhà nước quản lý 21517,1 24.246,3 30.617,4 112,68  126,28  119,29 
– Tập thể quản lý 818,2 1.320,5 3.125,5 161,39  236,68  195,44 
– Cá thể quản lý 73157,3 97.544,3 107.856,8 133,34  110,57  121,42 
2. Phân theo ngành            
– Thương mại 88.256 116.770,4 133.544,8 132,31  114,37  123,01 
– Du lịch 2.441,6 3.561,6 6.345,6 145,87  178,17  161,21 
– Dịch vụ 10.825,6 10.592 10.591,2 97,84  99,99  98,91 

Nguồn: Theo niên giám thống kê Huyện lăk 2007

\

Bảng 4.12: Kết quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và dịch vụ ở huyện Lăk
(Tính theo giá hiện hành)

Loại hình Số lượng ( triệu đồng) So sánh % 
2005  2006  2007  06/05 07/06 BQ 
I. Tổng GTSX            
1. Phân theo khu vực kinh tế 136.090  174.935  197.973  128,54  113,17  120,61 
– Nhà nước quản lý 27.976  31.525  39.808  112,69 126,27  119,29 
– Tập thể quản lý 1.037  1.673  3.959  161,33  236,64  195,39 
– Cá thể quản lý 107.077  141.737  154.206  132,37  108,80  120,01 
2. Phân theo ngành  136.090  174.935  197.974  128,54  113,17  120,61 
– Thương mại 90.426  119.642  136.829  132,31  114,37  123,01
– Du lịch 22.125  29.684  37.029  134,16  124,74  129,37 
– Dịch vụ 23.539  25.609  24.116  108,79  94,17  101,22 
II. GDP             
1. Phân theo khu vực kinh tế 102.378,4  131.566,7  148.996,6  128,5  113,2  120,6 
– Nhà nước quản lý 21.261,8  23.959,0  30.254,1  112,7  126,3  119,3 
– Tập thể quản lý 808,9  1.304,9  3.088,0  161,3  236,6  195,4 
– Cá thể quản lý 80.307,8  106.302,8  115.654,5  132,4  108,8  120,0 
2. Phân theo ngành  102.378,4  131.566,7  148.996,6  128,5  113,2  120,6 
– Thương mại 72.340,8  95.713,6  109.463,2  132,3  114,4 123,0 
– Du lịch 17.036,3  22.856,7  28.512,3  134,2  124,7  129,4 
– Dịch vụ 13.001,3  12.996,4  11.021,1  100,0  84,8  92,1 

Nguồn: Theo niên giám thống kê Huyện lăk 2007

Nhận thấy rằng khu vực Nhà nước quản lý chỉ có một đơn vị nên mức độ phát triển là bình thường 121.75% theo giá cố định và hiện hành là 120.61% có thể cho ta thấy so với hai khu vực còn lại là tâp thể 195,44% theo giá cố định và theo giá hiện hành là 195.39% và cá thể 121.42% theo giá cố định và theo giá hiện hành là 120.01%, có sự chuyển dịch ở 2 khu vực này khi so sánh qua các năm, nhìn chung là phát triển theo chiều hướng tốt nhưng bị chi phối ít nhiều về giá cả thị trường khi biến động.

Hoạt động kinh doanh thương mại của huyện chủ yếu tập trung tại chợ thị trấn Liên Sơn và một số chợ nhỏ nằm rải rác ở các xã như ĐăkLiêng, Buôn Triết, Krông Nô, về cơ bản đáp ứng đầy đủ, đa dạng hoá các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn trong năm 2007/2006 đạt 207/180 tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch. Tuy nhiên hiện nay do giá cả một số mặt hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm tăng cao nên đã ảnh hưởng không ít đến sức mua của người tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện không ngừng được đầu tư xây dựng, do đó đã thu hút ngày càng đông lượng khách du lịch đến tham quan tại huyện, theo thống kê năm 2007 doanh thu từ dịch vụ du lịch trên địa bàn đạt khoảng 37 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân 129.4% cao nhất so với thương mại và dịch vụ.

Qua phụ lục số 10 ta thấy, Phân theo ngành kinh tế thì số người kinh doanh thuộc khối cá thể là chủ yếu đạt 1.093 người chiếm 95,13% trong tổng số người kinh doanh toàn huyện, đặc biệt là năm 2006 chiếm tới 97,09%. Khối Nhà nước tăng nhưng không nhiều qua các năm chỉ đạt 25 người chiếm 2,18% so với toàn huyện năm 2007, còn khối tư nhân kinh doanh rất thấp chỉ có 8 người chiếm 0,78% vào năm 2006 nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này cũng đã tăng mạnh vượt qua cả khối Nhà nước chiếm 2,70%.

Nếu phân theo ngành thương mại thì loại hình thương mại chiếm tỷ lệ chủ yếu nhưng qua các năm thì tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, cụ thể là năm 2005 chiếm 68,28%; năm 2006 chiếm 68,12%; năm 2007 chiếm 63,19% so với số người kinh doanh toàn huyện. Loại hình du lịch – dịch vụ và khách sạn, nhà hàng tăng chậm qua các năm, du lịch-dịch vụ chỉ chiếm 22,28%, khách sạn nhà hàng chiếm 14,53% so với tổng số người kinh doanh thương mại dịch vụ vào năm 2007.

Tóm lại, số người kinh doanh thương mại là chủ yếu ,người kinh doanh du lịch – dịch vụ, khách sạn nhà hàng chiếm tỉ lệ thấp. Đa số là các cơ sở kinh doanh thương mại của cá thể, họ tự bỏ vốn để sản xuất kinh doanh chưa có sự tham gia hoạt động và quản lý của Nhà nước.

+ Số cơ sở kinh doanh thương mại du lịch và nhà hàng

Qua bảng 4.10 ta thấy tình hình phát triển thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện trong các năm qua có sự chuyển biến tích cực, cụ thể năm 2006 toàn ngành thương mại du lịch của huyện đạt được 914 số cơ sở kinh doanh thương mại du lịch tăng so với năm 2005 là 50 cơ sở, năm 2007 đạt được 985 số cơ sở kinh doanh tăng so với năm 2006 là 71 cơ sở ,năm 2007 so với 2005 là 121 cơ sở, trong đó số cơ sở kinh doanh tại Thị trấn Liên Sơn là cao nhất đạt được 411 cơ sở chiếm 41,73% trong tổng số cơ sở năm 2007, số cở sở kinh doanh ở xã Ea Rbin chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các xã trong huyện chỉ có 22 cơ sở chiếm 1,97% so với toàn huyện năm 2007. Như vậy việc phân bố số cơ sở kinh doanh không đồng đều làm cho mặt bằng phát triển kinh tế không đồng đều.

Nhìn chung số cơ sở kinh doanh thương mại du lịch của các xã tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ ngành du lịch của huyện phát triển theo hướng tích cực, tuy nhiên tỷ lệ số cơ sở kinh doanh tăng qua các năm chậm, có những xã tỷ lệ ngày càng giảm dần do nhiều nguyên nhân.

Bảng 4.13: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

STT  Tên cơ sở  Địa điểm  Kinh doanh các dịch vụ  Ghi chú 
1  Chi nhánh du lịch hồ Lắk  Thôn 2 –TT Liên Sơn Nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, nhà sàn dài, nhà nghỉ Resost du lịch lữ hành, các dịch vụ: Voi, thuyền, văn nghệ cồng chiêng.  
2  Nhà nghỉ nhà sàn dài buôn Jun Buôn Jun Nhà nghỉ sàn dài, du lịch lữ hành , dịch vụ:Voi, thuyền, văn nghệ. Điểm du lịch
3  Nhà khách Biệt Điện Bảo Đại  Thôn 2 –TT Liên Sơn  Nhà nghỉ, dịch vụ ăn uốn ,du lịch lữ hành: voi, thuyền  Điểm du lịch
4  Hợp tác xã du lịch buôn Jun  Thôn 2  Nhà nghỉ sàn dài; voi , thuyền, văn nghệ cồng chiêng  
5  Nhà khách Môi trường  Thôn 2 –TT Liên Sơn  Nhà nghỉ, du lịch và các dịch vụ ăn uống   
6  Nhà sàn dài  Buôn M’ Liêng Nhà nghỉ; voi, thuyền, văn nghệ cồng chiêng  Điểm du lịch
7  Nhà hàng Hưng Thịnh  Thôn 2 –TT Liên Sơn. Nhà nghỉ, du lịch và các dịch vụ ăn uống   
8  Nhà nghỉ Hiền Hoà  Buôn Phi Dih Ja B – Krông Nô.   Nhà nghỉ   

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Lắk tháng 10/2007

+ Số người kinh doanh thương mại du lịch và khách sạn, nhà hàng

Việc kinh doanh thương mại du lịch và nhà hàng của toàn huyện ngày càng phát triển và đa dạng, số người tham gia kinh doanh qua các năm tăng dần. Cụ thể là năm 2006 đạt 1032 người tăng so với năm 2005 là 42 người và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 117 người, trong đó thị trấn Liên Sơn số người tập trung kinh doanh thương mại du lịch nhà hàng là chủ yếu đạt 485 người chiếm tỷ lệ 42,21% trong tổng số toàn huyện, tiếp theo là xã Đăk Liêng đạt 150 người chiếm 13,05% toàn huyện, xã có số người kinh doanh thương mại du lịch ít nhất là Ea Rbin với 24 người chiếm 2,09% toàn huyện .

Như vậy số người kinh doanh của huyện tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng hơi chậm đặc biệt là các xã vùng sâu cơ sở vật chất còn khó khăn, cơ chế kinh doanh còn hạn chế.

4.1.3.1 Kết quả phát triển ngành thương mại dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế thì khối cá thể chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần qua các năm cụ thể là năm 2005 đạt 121.802 triệu đồng chiếm 87,13%; năm 2006 đạt 156.809 triệu đồng chiếm 86,98%; năm 2007 đạt 179.258 triệu đồng chiếm 86,54% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của huyện. Điều này có thể hiểu do tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của khối Nhà nước tăng nhanh qua các năm làm cho tỷ lệ khối cá thể giảm qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo ngành thương mại thì doanh thu từ kinh doanh thương mại là chủ yếu chiếm 97,08% vào năm 2005 nhưng qua các năm gần đây thì tỷ lệ giảm dần. Do những năm gần đây sự phát triển kinh tế cũng như nhu cầu của con người về du lịch lớn làm cho tỷ lệ kinh doanh du lịch – dịch vụ tăng mạnh qua các năm nhưng vẫn còn ở tỷ lệ rất thấp so với kinh doanh thương mại, cụ thể là năm 2005 đạt 2.518 triệu đồng chiếm 1,80%; năm 2006 đạt 3.965 triệu đồng chiếm 2,20%; năm 2007 đạt 8.368 triệu đồng chiếm 4,04% trong tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và kinh doanh du lịch-dịch vụ.

4.2     Tình hình phát triển du lịch và sự gắn kết với phát triển kinh tế nông thôn của huyện

4.2.1     Tình hình phát triển của hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn

    Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương chính sách đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Viêt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chương trình hành động lớn này đã tác động đến mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh của địa phương và để thực hiện đồng bộ chương trình này huyện cần xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong việc triển khai. Đây là cơ hội thách thức tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh từng bước phát triển nhanh và đồng bộ về nhiều lĩnh vực như: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Công nghiệp-TTCN và Thương mại, đặc biệt phát triển Du lịch trong giai đoạn mới của địa phương.

    Ngành kinh tế huyện Lắk về cơ bản Nông-Lâm nghiệp là chính, Du lịch chiếm tỷ trọng thấp nhất. Vì vậy, nền kinh tế của huyện Lắk phụ thuộc rất lớn vào biến động của thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm Nông-Lâm nghiệp.

    Ngành du lịch ở huyện Lắk hiện nay chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong việc hổ trợ các ngành Nông-Lâm nghiệp Công nghiệp-TTCN của huyện phát triển. Phát triển Du lịch sẽ tạo tiền đề để kinh tế huyện Lắk phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

4.2.1.1 Kết quả của các hoạt động dịch vụ, du lịch

+ Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện

Qua biểu đồ thể hiện lượng khách tham quan du lịch đến địa bàn huyện tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO mở rộng quan hệ quốc tế làm cho lượng khách đạt 22.250 người tăng so với năm 2005 là 9.750 người tăng 78%, trong đó khách Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn và tăng dần qua các năm, năm 2007 đạt 21.360 người chiếm 87,12% trong tổng số khách tham quan du lịch.


Nguồn: Phòng thống kê huyện Lắk năm 2007

Biểu đồ 4.1: Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện

Số khách lưu trú và số ngày lưu trú tại địa bàn cũng tăng dần qua các năm, trong đó số khách trong nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Tóm lại, nhìn chung lượng khách du lịch đến địa bàn ngày càng nhiều, đặc biệt là năm 2006 lượng khách tăng nhanh nhưng đến năm 2007 tỷ lệ tăng chậm so với năm 2006, có thể hiểu do quá trình đầu tư vào ngành du lịch – dịch vụ chưa chú trọng đúng mức trong năm vừa qua, sức hấp dẫn, lôi kéo khách du lịch còn yếu.

4.2.1.2 Tình hình phát triển của hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn

Qua bảng 4.14 ta thấy, Nếu phân theo thành phần kinh tế thì doanh thu từ dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống năm 2006 đạt 2.979 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 1.179 triệu đồng (165,5%), đặc biệt là năm 2007 doanh thu tăng rất lớn so với năm 2006 đạt 7.980 triệu đồng với doanh thu tăng 5.001 triệu đồng (267,88%). Trong đó phần lớn doanh thu thu từ khối Nhà nước là chủ yếu, chỉ có năm 2007 doanh thu khối Nhà nước chiếm tỷ lệ 87,22% còn lại là doanh thu của tư nhân chiếm 12,78%, không có sự tham gia của khối cá thể .

Bảng 4.14: Giá trị dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống

Đơn vị tính:Triệu đồng

Loại hình 2005  2006  2007  So sánh 
Số lượng ( %)  Số lượng ( %)  Số lượng ( %)  06/05  07/06  07/05 
II. Tổng Giá trị (triệu đồng) 1.800  100,00  2.979  100,0 7.980  100,0 1.179  5.001  6.180 
1. Phân theo thành phần kinh tế
– Nhà nước (tỉnh) 1.800 100,00  2.979 100,0 6.960 87,22  1.179  3.981  5.160 
– Tư nhân      1.020 12,78    1.020 1.020 
2. Phân theo ngành dịch vụ
– Thuê phòng  210  11,67  413  13,86  1.856  23,26  203  1.443  1.646 
– Lữ hành 630  35,00  1.003  33,67  1.052  13,18  373  49  422 
– Vận chuyển khách 840  46,67  1.180  39,61  2.166  27,14  340  986  1.326 
– Thu khác  120  6,67  383  12,86  2.906 36,42  263  2.523  2.786 

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Doanh thu dịch vụ nhà nghĩ, ăn uống phân theo ngành dịch vụ thì tổng doanh thu được phân bổ cho tất cả các ngành dịch vụ và tăng dần qua các năm. Tuy nhiên do đặc thù của ngành nên doanh thu từ dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách có phần tăng chậm làm cho tỷ lệ doanh thu năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng doanh thu vẫn cao hơn ngành dịch vụ khác, cụ thể là năm 2006 hoạt động lữ hành đạt 1.003 triệu đồng chiếm 33,67% đến năm 2007 đạt 1052 triệu đồng chiếm 13,18% tăng 49 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là do các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghĩ, ăn uống chủ yếu là của Nhà nước, làm cho việc tổ chức các tour du lịch và vận chuyển khách rất khó khăn, ít linh hoạt, vì vậy cần có sự cổ phần hoá các doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ khách du lịch được tốt hơn.

4.2.2     Ảnh hưởng của hoạt động các ngành kinh tế nông thôn đến phát triển du lịch

4.2.2.1 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Bảng 4.15: Đường ôtô, điện thoại đến các xã, thị trấn

Chỉ tiêu ĐVT  2005  2006  2007  Tốc độ PTBQ (%)
A. Đường ôtô đến trung tâm xã, thị trấn          
1. Số xã, thị trấn chưa có km  1  1  1  100 
2. Số xã thị trấn có km  10  10  10  100 
– Đường nhựa km  9  10  10  105,41
– Đường cấp phối km  1  0  0  0 
– Đường đất km         
B. Điện thoại đến UBND xã, thị trấn cái  11  11  11  100 
1. Số xã, thị trấn chưa có cái  0  0  0   
2. Số xã thị trấn có cái  11  11  11  100 

Nguồn: Niên giám thống kê 2007

Nhìn chung tình hình phát triển cơ sở hạ tầng ở huyện trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, hầu như tất cả các xã trong huyện cơ bản đã được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó Nhà nước cần hổ trợ thêm vốn để đầu tư xây dựng một cách hoàn thiện hơn nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội huyện nhà.

4.2.2.2 Tình hình phát triển sản phẩm, truyền thống văn hoá ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Bảng 4.16. Giá trị hàng hoá truyền thống phục vụ du lịch

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tiêu thức 2005  2006 2007  BQ% 
Giá trị Giá trị Giá trị
I. Tổng Giá trị 711  1270  935  131,5 
1. Buôn Jun 269 457 342 127,14 
Dệt thổ cẩm 117  262  162  138,46 
Đan mây tre nưa 67  105  85  126,87 
Rượu cần 85  90  95  111,76 
2. Buôn M’Liêng 387 657 479 123,77 
Dệt thổ cẩm 150  288  149  99,33 
Đan mây tre nưa 165  240  198  120 
Rượu cần 72  129  132  183,33 
3. TT Liên Sơn 55  156  114  207,27 
Dệt thổ cẩm 25  53  29  116 
Đan mây tre nưa 18  18  14  77,78 
Rượu cần 12  85  71  591,67 
II. GDP             
1. Buôn Jun 181,54  310,68  231,33  112,883 
Dệt thổ cẩm 80,73  180,78  111,78  117,67 
Đan mây tre nưa 45,56  71,4  57,8  112,635 
Rượu cần 55,25  58,5  61,75  105,719 
2. Buôn M’Liêng 262,5  445,77  323,25  110,97 
Dệt thổ cẩm 103,5  198,72  102,81  99,6661 
Đan mây tre nưa 112,2  163,2  134,64  109,545 
Rượu cần 46,8  83,85 85,8  135,401 
3. TT Liên Sơn 37,29  104,06  75,68  142,46 
Dệt thổ cẩm 17,25  36,57  20,01  107,703 
Đan mây tre nưa 12,24  12,24  9,52  88,1917 
Rượu cần 7,8  55,25  46,15  243,242 

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng 4.16 ta thấy, doanh thu từ hàng hoá truyền thống phục vụ du lịch biến động liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2006 đạt 1.270 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 559 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 doanh thu lại giảm so với năm 2006 là 335 triệu đồng. Điều này chứng tỏ các hàng hoá truyền thống bị mai một theo thời gian ,vì vậy cần có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng liên quan để khôi phục lại ngành nghề truyền thống.

Mặt hàng truyền thống mang đậm nét văn hoá bản địa được du khách thích thú và tiêu thụ tương đối tốt. Trong số khách du lịch được điều tra 100% đều mua 2 mặt hàng lưu niệm trở lên, chủ yếu là sản phẩm dệt thổ cẩm.

Trong đó doanh thu dệt thổ cẩm từ 624 triệu đồng (chiếm 49,13%) năm 2006 giảm xuống còn 346 triệu đồng (chiếm 37,01%), doanh thu từ đan mây tre nứa năm 2006 đạt 449 triệu đồng (chiếm 35,35%) giảm xuống còn 312 triệu đồng (chiếm 33,37%). Bên cạnh đó doanh thu từ sản xuất rượu cần thấp so với hai mặt hàng trên nhưng tăng đều qua các năm, vì xu hướng nhà nào cũng có một vài ché rượu để đãi khách nhưng bán không nhiều làm cho doanh thu không cao.

4.2.2.3 Cơ cấu đầu tư vốn và lao động các ngành

Tổng số vốn của 15 doanh nghiệp điều tra là 65.800 triệu đồng, tổng vốn đầu tư bình quân/ doanh nghiệp là 4.386,67 triệu đồng, điều này cho thấy các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, có quy mô hẹp. Trong tổng 65.800 triệu đồng thì vốn tự có lên đến 50.650 triệu đồng, chiếm 76,98% . Vốn vay là 15.150 triệu đồng, chiếm 23,02%. Việc vay vốn đầu tư ít có thể do khó khăn trong việc vay vốn hoặc có thể do các doanh nghiệp không muốn vay để mở rộng đầu tư, có thể do lãi suất quá cao.

Trong số 5 doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì có tổng số vốn đầu tư là 8.300 triệu đồng, vốn đầu tư trung bình/ doanh nghiệp là 1.660 triệu, đây là số vốn đầu tư khá khiếm tốn, cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh thương mại là các doanh nghiệp nhỏ. Trong 8.300 triệu đồng vốn đầu tư thì vốn tự có là 6.850 triệu đồng, chiếm 82,53%. vốn vay 1.450 triệu đồng, chiếm 17,47%. Các doanh nghiệp này sử dụng vốn vay quá ít. Những doanh nghiệp này chưa thực sự mạnh dạn đầu tư.

Bảng 4.17: Tình hình tiền vốn của doanh nghiệp

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Số doanh nghiệp Tổng vốn đầu tư Vốn tự có Vốn vay
Vốn %  Vốn % 
DN KD thương mại 5  8.300 6.850 82.53  1.450 17.47 
DN KD du lịch- dịch vụ 2  25.000 17.900 71.60  7.100 28.40 
DN KD khách sạn, nhà hàng 5  23.800 18.400 77.31  5.400 22.69 
DN kinh doanh khác  3  8.700 7.500 86.21  1.200 13.79 
Tổng 15  65.800 50.650 76.98  15.150 23.02 

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Tổng vốn đầu tư của 2 doanh nghiệp du lịch là 25.000 triệu đồng, đây là số vốn tương đối lớn, chứng tỏ đây là doanh nghiệp vừa. Trong đó vốn tự có là 17.900 triệu động, chiếm 71,6 % tổng vốn đầu tư. vốn vay 7.100 triệu đồng, chiếm 28,4 %. Các doanh nghiệp này cần phải tăng thêm lượng vốn đặc biệt là vốn vay, để mở rộng quy mô và mở rộng các dịch vụ như đầu tư vào những điểm du lịch nỗi tiếng.

Tổng số vốn của 5 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng là 23.800 triệu đồng. Số vốn bình quân trên một doanh nghiệp là 4.760 triệu đồng. Trong đó tổng vốn tự có của 5 doanh nghiệp là 18.400 triệu đồng, chiếm 77,31 % tổng vốn đầu tư. tổng vốn vay là 5.400 triệu động, chiếm 22,69 %. Ta thấy vốn vay của các doanh nghiệp này là quá ít nó chỉ chiếm có 22,69 % trong tổng số vốn đầu tư. Các doanh nghiệp chưa mạnh dạng vay vốn để đầu tư phát triển doanh nghiệp của mình.

Trong 3 doanh nghiệp kinh doanh khác có tổng số vốn đầu tư là 8.700 triệu đồng. trong đó vốn tự có là 7.500 triệu đồng, chiếm 86,21 %. Vốn vay là 1.200 triệu đồng, chiếm 13,79 %. Tổng số vốn đầu tư bình quân trên một doanh nghiệp là 2.900 triệu đồng, đây là những doanh nghiệp nhỏ.

Qua bảng số liệu ta thấy, Trong tổng 93 lao động của 15 doanh ngiệp điều tra , đa số lao động có trình độ lao động phổ thông cho đến trung cấp. Có 46 lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chiếm 49,46%. Có 36 lao động sơ cấp, trung cấp, chiếm 38,71%. Và có 11 lao động có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 11,83%. Trong đó: Trong 21 lao động của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, thì trình độ người lao động chưa qua đào tạo là chủ yếu, chiếm 85,71%. Tình độ sơ cấp, trung cấp là 3, chiếm 14,29%. Còn trình độ cao đẳng, đại học không có. Trong 28 lao động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch – dịch vụ, thì có 6 lao động chưa qua đào tạo, chiếm 21,43%. Có 13 lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp, chiếm 46,43%. Có 9 lao động có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 32,14%. Trong tổng số 30 lao động của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, thì có 13 lao động chưa qua đào tạo, chiếm 43,33%. Có 15 lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp, chiếm 50%. Có 2 lao động có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 6,67%. Trong tổng số 14 lao động của các doanh nghiệp kinh doanh khác, thì có 9 lao động chưa qua đào tạo, chiếm 64,29%. Có 5 lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp, chiếm 35,71%. Không có lao động có trình độ cao đẳng đại học.

Qua đó cho ta thấy trình độ người lao động của các doanh nghiệp còn thấp, để các doanh nghiệp có thể mở rộng lĩnh vực kinh doanh thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đào tạo lại người lao động đồng thời thuê thêm những người lao động có trình độ cao mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường, từ đó mới giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh dịch vụ du lịch, đây là một ngành nghề mang lại thu nhập cao, nhưng đòi hỏi người lao động trong ngành phải có trình độ, năng động, sáng tạo.

4.2.3     Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến kinh tế nông thôn và đời sống văn hoá xã hội

4.2.3.1 Đầu tư vốn phát triển khu du lịch và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế các ngành

Sau khi được đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống đường được trải nhựa, các nhà hàng, nhà nghỉ cho khách, hệ thống đèn chiếu sáng và các công trình khác phục vụ cho khách du lịch, đã mang lại nguồn thu nhập cho huyện từ các công trình xây dựng trên.

Tổng giá trị từ kinh doanh thương mại dịch vụ đạt 145200 triệu đồng năm 2005 và tăng 204560 triệu đồng năm 2006. Đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của huyện. Trước đây lượng khách đến huyện chỉ khoảng 13020 người và số ngày lưu trú bình quân là 3.4 ngày 2005, đến năm 2007 số khách đến đã tăng rất nhanh khoảng 25100 người số ngày lưu trú 4.5 ngày. Đó là do đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ cho phát triển du lịch của huyện.

4.2.3.2 Phát triển các hình thức du lịch ảnh hưởng đến thu nhập người dân

Đối với quy mô về du lịch sinh thái ở huyện Lăk chưa được phát triển mạnh mẽ, chỉ có công ty cổ phần du lịch ĐăkLăk đầu tư vào kinh doanh du lich sinh thái và có một số cơ sở kinh doanh nhà hàng khách sạn cũng đầu tư vào kinh doanh nhưng với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ.

Các loại hình du lịch sinh thái ở đây gồm có: du lịch bằng voi, thuyền độc mộc, thuyền máy và dịch vụ nghỉ dưỡng tại nhà sàn dài của người dân tộc thiểu số ở đây. Về voi thì toàn huyện có 21 con voi trong đó có 13 con voi cái và 8 con voi đực, toàn bộ số voi trên đều phục vụ du lịch, thuyền độc mộc toàn huyện có 18 cái và xuồng máy 12 cái tất cả đều phục vụ cho du lịch.

Từ số liệu điều tra được cho thấy thu nhập của các hộ dân tại ba vùng có sự khác nhau tương đối rõ nét, cao nhất là khoảng 650USD/người/năm trung bình là khoảng 400USD/người/năm và thấp nhất là dưới 300USD/người/năm.

Vì thời gian nông nhàn bà con tranh thủ tham gia thêm hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch, ngoài ra giá bán sản phẩm hàng hoá truyền thống cao hơn vì không tốn chi phí vận chuyển hoặc bị ép giá.

Bảng 4.18. Điều kiện lao động, đất đai và kinh tế của hộ nông dân
(Tính bình quân 1 hộ)

Tiêu thức  ĐVT  TT Liên sơn  Buôn Jun  Buôn M’liêng  Tổng  Bình quân 
1. Số nhân khẩu/hộ  người  161  155  169  485  161,67
2. Số lao động/hộ  l.động  129  116 126  371  123,67
– LĐ nông nghiệp  l.động  80  81  102  263  87,67
– LĐ thương mại, d.vụ  l.động  2  2  3  7  2,33
– LĐ khác  l.động  47  33  21  101  33,67
3. Trình độ văn hoá               
– Trên cấp III  Người  2  3    5  1,67
– Cấp III  Người  2  5  4  11  3,67
– Cấp II  Người  6  8  5 19  6,33
– Cấp I  Người  13  6  10  29  9,67
– Mù chữ  Người  7  8  11  26  8,67
4. Diện tích đất SXBQ/hộ              
– Đất trồng trọt  Ha  27,980  52,600  31,385  111,9  37,32
– Đất lâm nghiệp  ha          0,00
– Đất NTTS  ha  1,10    2,70  3,80  1,27
5. Vốn đấu tư BQ/hộ            0,00
– Vốn cố định  Tr. đồng  95  80  25  200  66,67
– Vốn lưu động  Tr. đồng            
6. Đánh giá kinh tế các hộ              
– Hộ khá  hộ  10  11  4  25  8,33
– Hộ trung bình  hộ  20  18  6  44  14,67
– Hộ kém  hộ    1  20  21  7.00 

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Đơn vị tính: USD


Biểu đồ 4.2: Thu nhập bình quân nhân khẩu của hộ dân vùng du lịch

Qua biểu đồ 4.2 trên đây thể hiện rỏ mức thu nhập của các hộ dân trong vùng có hoạt động du lịch, các hộ không tham gia hoạt động du lịch có mức thu nhập thấp hơn, không có khả năng phát triển kinh tế và ngược lại các hộ có tham gia du lịch thì thu nhập cao hơn.

4.2.4     Tiềm năng phát triển du lịch của huyện

4.2.4.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch

Như đã trình bày ở phần 3 đặc điểm địa bàn tại địa phương có thuận lợi về:

– Điều kiện tự nhiên đặc trưng của vùng cao Tây Nguyên, phong phú đa dạng, độ dốc tương đối lớn, các khoảng bằng phẳng bị chia cắt và có diện tích nhỏ, Có nhiều đồi núi cao, đầm hồ sông suối, thung lũng, thời tiết tương đối mát mẻ, ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm thực vật nhiều tầng bậc, đa dạng phong phú với các chủng loại từ nhiệt đới đến ôn đới nhiều loài đặc trưng và riêng biệt, cảnh quan kỳ vĩ mang nét hoang sơ chưa có nhiều lắm sự can thiệp của con người, môi trường còn trong lành. Diện tích dành cho mảng xanh tự nhiên còn nhiều, môi trường sinh thái chưa bị tàn phá các khu rừng phòng hộ đầu nguồn chưa bị ảnh hưởng

Điều kiện kinh tế – xã hội: tăng trưởng GDP của địa phương hàng năm là 10% đến 12% theo chiều hướng tích cực, giá trị sản xuất của các ngành đều phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý. đời sống nhân dân càng ngày càng được cải thiện đặc biệt vùng đồng bào dân tộc bản địa. Công tác giáo dục, y tế, văn hoá xã hội phát triển, Sắc thái văn hóa độc đáo tương đối nguyên vẹn,
lễ hội văn hóa phong phú về nội dung và hình thức.
Con người
thân thiện,
hiền lành
và mến khách. An ninh trật trự ổn định

– Thị trường du lịch: Còn bỏ ngỏ, khách du lịch nước ngoài chưa cao, chủ yếu khách nội địa. Chưa có nhiều tour của các Công ty dịch vụ lữ hành lớn.

4.2.4.2 Các điểm du lịch mang đậm nét sinh thái

Huyện Lăk là một huyện có diện tích rừng lớn, có tiềm năng về du lịch. Chính quyền và địa phương tại huyện Lăk đã có chiến lược khai thác tiềm năng về tài nguyên rừng và một số di tích, danh lam thắng cảnh của huyện.

Đến với huyện Lăk du khách có thể chiêm ngưỡng các điểm du lịch tuyệt đẹp mang đậm nét thiên nhiên hoang dã, ngoài ra du khách còn có thể đến thăm các khu di tích, các khu rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, hay các buôn làng cổ truyền người dân tộc bản địa mang đậm dấu ấn và phong cách Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê của địa phương có 25 điểm du lịch, tiêu biểu các điểm du lịch mang đậm nét sinh thái là những địa danh sau đây:

+ Rừng quốc gia Chư Yang Sin

Rừng quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Ðiền thuộc huyện KrôngBông và các xã Yang Cao, Bông Krang, Krông Nô, Ðăk Phơi thuộc huyện Lăk. tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442m) cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Rừng quốc gia Chư Yang Sin có tổng diện tích 58.947 ha.

Diện tích vùng đệm của vườn quốc gia Chư yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà tỉnh Lâm Ðồng, huyện Krông Bông, huyện Lăk tỉnh Ðăk Lăk. Tại đây có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu Việt Nam, 54 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam); 203 loài chim, 46 loài thú được ghi nhận có mặt ở đây.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar

Nằm trên địa bàn các xã Nam Kar, Ea R’Bin, Ðăk Nuê, Buôn Triết,
buôn Tría huyện Lăk và xã Bình Hoà huyện Krông Ana tỉnh Ðăk Lăk. Nơi
đây, địa
hình phong phú và đa dạng, nổi bật là vùng núi cao có hướng thấp dần từ
Ðông
Bắc sang Tây Nam, nơi cao nhất của khu vực này là đỉnh Chư Nam Kar cao
1294m. Thấp nhất là hồ Ea Boune ở phía Tây Bắc có độ cao so với mực nước
biển là 418m. địa hình ở đây hiểm trở, chia cắt phúc tạp chuyển tiếp từ núi cao đến đồi gò, trảng bằng, đồng cỏ, đầm hồ, sông suối tạo nên một vùng đặc sắc
gần như hội đủ các dạng địa hình nên cũng có đủ các kiểu thảm thực vật như
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín lá rộng nữa rụng lá nhiệt
đới,
rừng thứ sinh, tre, nứa, gỗ, lồ ô, rừng trảng cỏ…. đây là môi trường
sống
lý tưởng của nhiều loại động vật rừng. Tổng diện tích rừng gần 20932 ha, có
độ
che phủ là 95,5%. Có 586 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 149 họ của 67
bộ
trong 5 ngành thực vật. Ðộng vật ở đây rất đa dạng và phong phú, trong đó: Lớp chim có 140 loài thuộc 43 họ của 17 bộ; Lớp thú có 56 loài thuộc 24 họ của 9 bộ; Lớp lưỡng cư – bò sát có 50 loài thuộc 16 họ của 4 bộ; Trong đó có một số loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới là bò tót,
hổ,
beo, voọc-vá, cầy, gà lôi, gà tiền.v.v.

+ Khu rừng Yang Tao

Rừng Yang Tao nằm giữa đường từ Buôn Ma Thuột đi khu du lịch
nổi
tiếng Hồ Lăk. Dọc theo quốc lộ 27, khi còn cách hồ Lăk khoảng 8km, nhìn về
phía tay trái ta thấy một dãy núi cao, xanh mờ, có những làn mây trắng mỏng
lang thang… Ðó là rừng Yang Tao. Ðây là loại rừng xanh, còn khá rậm rạp.
Càng vào sâu trong rừng, càng thấy nhiều cây gỗ lớn, với tầng tầng lớp lớp
những tán xoè trên đầu. Trên các tán lá là đủ loại chim nhảy múa, thánh thót
khoe giọng như chào mào, sáo vàng, khướu đen… thỉnh thoảng xen vào bản
hoà
tấu là giọng trầm, mộc mạc của Bìm Bịp. Lối mòn vòng vèo quanh co, có những bậc đá
cao hơn 1m nằm chắn giữa lối đi, những đoạn dốc khiến du khách phải kéo tay nhau mới vượt qua được. Sau gần 4km luồn lách và leo trèo, một thắng cảnh
hiếm thấy ở vùng Ðông Nan Ðăk Lăk, thác nước Bìm Bịp.

(ảnh google)

Hình 4.1 Thác Bìm Bịp thuộc huyện Lăk

Ðây là một điểm du lịch khá mới mẻ và hấp dẫn trên địa bàn huyện Lăk. Thiên nhiên ở đây còn rất hoang sơ dường như chưa có sự xâm lấn của con người. Với khu rừng nguyên sinh bao bọc bởi thách Bìm Bịp hùng vĩ và tuôn chảy suốt đêm ngày. Ðến với thác Bìm Bịp bên cạnh việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng của thác, được hoà mình vào thiên nhiên của núi rừng hoang sơ với thảm thực vật đa dạng và phong phú. Ðến với thác Bìm Bịp, du khách
sẽ
được tận hưởng những tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho con người với
những ngọn thác đẹp vốn đang ngủ yên trong rừng sâu nên chưa được ai đặt
tên,
được thưởng thức những món ăn rất độc đáo với nhièu loại gia vị mới lạ mà
chỉ
nơi đây mới có.

Suối Bìm Bịp bắt đầu từ một miền núi cao của dãy Yang Tao, một dãy núi đàn em của dãy Chư Yang Sin hùng vĩ. Xung quang là rừng thường xanh nguyên sinh với nhiều cây gỗ lớn tạo nguồn sinh thuỷ bổ sung cho suối không vơi cạn cả trong mùa khô. Vì thế thác Bìm Bịp được khoe vẻ đẹp của mình suốt cả 4 mùa trong năm. Với 4 tầng đá cao gần 20m, dòng nước dội qua từng tầng đá thì xoè ra như chiếc váy nhiều tầng của người đàn bà khổng lồ trong truyện cổ tích của người M’Nông. Ðứng dưới chân thác nhìn lên đỉnh và buổi trưa ta thấy có 4 áng cầu vồng (ở mỗi tầng thác là một cầu vồng) hiện lên lung linh đẹp đến mê hồn, bởi những tia nước bắn ra từ các tầng đá như cơn mưa nhỏ được mặt trời chiếu qua tạo nên. Hai bên bờ thác có nhiều tảng đá lớn, bằng phẳng như tấm phản rộng cho ta nằm ngữa mình trên thác thư giản, hoặc bạn bè cùng cầm tay nhau nhảy múa, ca hát quanh đống lửa trại. Ðặc biệt ở đây có những tảng đá bám đầy rêu xanh, xanh và mượt mà ngỡ như nhung lụa. Kỳ lạ là ở trên những tấm thảm đó lại có những cây hoa dại nho nhỏ, xinh xinh sắc vàng, sắc đỏ như thể là hoa văn do bàn tay thiên nhiên dệt nên. Ngoài ra ở đây còn có những loại cây tầm gửi, sống ký sinh trên đá rất lạ lùng bởi cách sắp đặt của lá, màu sắc của lá khiến du khách phải dừng chân ngắm nhìn và không khỏi kinh ngạc. Một số doanh nghiệp du lịch, sau khi khảo sát điểm du lịch này, đã khẳng định Khách du lịch từ phương Tây, khách du lịch trẻ từ các thành phố lớn đến đây không thể nào không bị bùa mê của thiên nhiên. Hiện tại, công ty Cổ phần Du lịch Ðăk Lăk đang tiến hành xây dựng các tour du lịch đến địa điểm này để cho ra đời một sản phẩm du lịch mới lạ phục vụ du khách, Tour du lịch trekking băng rừng, vượt suối để khám phá và chinh phục thiên nhiên.

(ảnh google)

Hình 4.2 Phong cảnh hồ Lăk

Hồ Lăk là một thắng cảnh nổi tiếng ở Tây Nguyên, nằm trên địa bàn huyện Lăk, tỉnh Ðắk Lắk, cách TP Buôn Ma Thuột gần 60km về hướng Ðông Nam, trên quốc lộ 27 đường đi Ðà Lạt. Theo tiếng M’Nông, Lăk có nghĩa là nước. Hồ Lăk dài, uốn khúc hệt như dải lụa thiên thanh bao bọc lấy thị trấn Liên Sơn. Ðây là hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nguyên, có diện tích khoảng 880ha, chiều dài khoảng 5km, rộng khoảng 2km. Vào mùa khô hồ thu hẹp lại còn khoảng 500 ha. Ba mặt hồ tiếp giáp với các dãy núi, mặt còn lại tiếp giáp với sông Krông Ana bắt nguồn từ dãy Chư Yang Sin cao gần 2500 m đổ vào. Mặt hồ lúc nào cúng trong xanh phẳng lặng, bồng bềnh những loại hoa sen trắng, sen hồng, súng tím luôn khoe hương sắc. Giữa hồ nổi lên vài hòn đảo nhỏ, chim bay về đậu từng đàn và cũng là nơi sinh sống của những đàn vịt trời. Xung quanh hồ lau sậy mọc um tùm, là quê hương của các loại chim chóc, cò vạc và gà rừng. Bao bọc quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thục vật đa dạng, phong phú. Theo khảo sát của Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật thì tại hồ Lăk có 61 loài thú gồm 25 họ, 17 loài lưỡng cư, 20 loài bò sát và 132 loài chim, cò. Ðộng vật sống dưới mặt nước có khoảng 35 loài cá, 3 loài ốc, 3 loại tôm và 2 loại cua. Nơi đây có nhiều loài động vật quý hiếm như chim K’tía, chim cuốc…

Hồ nước hiếm hoi này thực sự là một báu vật mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cao nguyên đầy nắng gió và khô hạn. Sản luợng tôm cá mỗi năm đánh bắt từ hồ khoảng 150 tấn. Ðây là một nguồn lợi không nhỏ đối với một huyện miền núi. Vào mùa nắng, mặt hồ như một tấm gương ngọc bích lung linh đẹp như một bức tranh họa. Vào mùa mưa, hàng trăm con suối, ngọn thác đổ về làm cho mặt hồ rộng thêm, sóng cồn lên như biển và dâng ngập hết cả cánh đồng cỏ xung quanh. Chung quanh hồ có các buôn người M’Nông như buôn Lé, Buôn Jun, Buôn M’Liêng với những nét văn hoá mang tính dân tộc đặc sắc. Ðến với hồ Lăk, du khách có thể cưỡi voi qua hồ, du thuyền độc mộc quanh hồ. Ðêm về, cùng với cảnh trăng thanh gió mát, du khách có thể cùng dân bản uống rượu cần, nghe kể chuyện xưa, nghe tiếng cồng chiêng, ngắm nhìn các chàng trai, cô gái múa hát, được đãi các món ăn đặc sản của vùng như cơm lam được nấu bằng gạo dẻo trong các ống tre tươi, tôm, cá, và thịt rừng. Ðặc biệt có món cá song hầm muối rất hấp dẫn vừa bắt từ hồ lên tươi rói.

Ðến với hồ Lăk du khách còn được tham qua biệt điện Bảo Ðại nằm trên một ngọn đồi gần đó. Biệt điện có 2 tầng, phong cách kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại, chiếm một phần diện tích khoảng 300m2. Ðây là dấu tích còn sót của đất Hoàng Triều Châu Thổ thời kỳ cuối nhà Nguyễn tại Tây Nguyên. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cảnh hồ Lăk. Ðặc biệt vào buổi chiều tà, khi hoàng hôn buông xuống, du khách sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình vừa hoang dã, vừa gần gũi của núi rừng Tây Nguyên. Với những vẻ đẹp độc đáo trên, Hồ Lăk đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích, thắng cảnh quốc gia. Nơi đây đang là điểm tham quan du lịch và là điểm đến hấp dẫn hàng triệu du khách trong và ngoài nước

+ Buôn cổ M’Liêng bên Hồ Lăk

Buôn Mliêng nằm kề con sông Krông Ana và nằm bên cạnh hồ Lắk gần với nơi cư trú của người Êđê, vì vậy không chỉ có quan hệ xóm giềng và những quan hệ này không tránh khỏi những tiếp xúc với nhau về văn hóa nhất là nơi cư trú của họ lại có đặc điểm tự nhiên tương đối giống nhau. Chính vì vậy ở buôn Mliêng người ta nói một thứ ngôn ngữ nửa Eâđê nữa M’nông, có nhiều nét văn hóa truyền thống tương đồng. Chính sự tương đồng này mà người M’nông ở đây có một đời sống văn hóa đa dạng và phong phú.

Tại đây có rất nhiều nét văn hoá phi vật thể, những phong tục lễ hội Những lễ cúng mà ngày nay vẫn được người M’nông duy trì khá nhiều đó là cúng vào nhà mới, cúng bến nước, cúng lúa mới… đối với lễ cúng voi hàng năm nhà nào có nuôi voi cũng đều tổ chức cúng voi vì voi được coi như là một thành viên trong gia đình. Hiện nay, ở buôn Mliêng có 03 con voi là sở hữu của chính hộ gia đình đều tham gia chở người qua hồ Lắk, tạo nguồn thu nhập cho đồng bào ở đây.

(ảnh google)

Hình 4.3 Dịch vụ tham quan hồ Lăk bằng voi

Nằm tựa mình bên hồ Lăk trong xanh và thơ mộng, buôn Jun mang một vẻ đẹp nguyên sơ, hiền hoà của buôn làng Tây Nguyên, luôn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua bao thế hệ. Ðến buôn Jun, nhìn những ngôi nhà sàn theo kiểu kiến trúc cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên nép mình dưới bóng cây xanh, ngắm các thiếu nữ buôn làng chăm chỉ, cần mẫn bên khung dệt thổ cẩm.. du khách sẽ ngỡ ngàng như mình đang ngược dòng thời gian trở về với khung cảnh thanh bình, nên thơ, đẫm chất huyền thoại đã từng in dấu ấn vào những bản trường ca cổ xưa. Mặc dù trải qua nhiều biến động của lịch sử, buôn Jun vẫn bảo lưu vẫn bảo lưu và phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống, những phong tục tập quán cổ truyền mà tổ tiên để lại. Nếp sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc buôn Jun mang một nét đặc trưng riêng vốn đã được định hình từ hàng trăm năm trước.

Về với buôn Jun, du khách sẽ được cưỡi voi ngắm cảnh núi non, buôn làng, hồ nước mênh mang lao xao sóng vỗ. Nếu một lần ở lại buôn Jun, còn gì thi vị hơn khi du khách được ngồi bên khung cửa nhà sàn, ngắm những đêm trăng đẹp như cổ tích, gió từ hồ Lăk mang đến cái lạnh mơn man da thịt. Quây quần bên ché rượu cần, du khách sẽ được nghe những già làng kể về những truyền thuyết, huyền thoại của vùng đất này thuở hồng hoang. Cái cảm giác ngất ngây lâng lâng bởi men say rượu cần sẽ đưa du khách vào giấc ngủ nhẹ nhàng lúc nào không biết. Nếu về buôn Jun vào mùa lễ hội, du khách sẽ được đắm mình trong không khí tưng bừng náo nhiệt bởi âm vang cồng chiêng, của những lời ca điệu múa truyền thống đầy chất trữ tình và lãng mạn.

Buôn Jun là điểm du lịch đầy ấn tượng với những ai muốn tìm hiểu, khám phá về nét đẹp văn hoá của buôn làng cổ truyền Tây Nguyên. Du khách nếu một lần đến với buôn Jun sẽ không thể nào quên được những nét rất riêng, rất đặc sắc của buôn làng núi rừng Tây Nguyên này

4.3    Đánh gía các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch

4.3.1    Mối tương quan về tốc độ phát kinh tế nông thôn với phát triển du lịch

Từ các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế hàng năm của huyện cho thấy sự tương quan của sự phát triển kinh tế của huyện vơí ngành thương mại du lịch. Thể hiện mối quan hệ bằng biểu đồ như sau:


Biểu đồ 4.3: So sánh giá trị kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk


Biểu đồ 4.4: So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch
trong nền kinh tế của huyện Lắk

Biểu đồ 4.3 và 4.4 thể hiện rất rõ mối quan hệ tăng trưởng tổng thu nhập của nền kinh tế và tổng tăng trưởng ngành dịch vụ du lịch. Trong những năm đầu của thế kỷ 21 nền kinh tế của huyện có bước phát triển chậm, tốc độ tăng GDP hằng năm không bao gồm nguyên nhân do vốn đầu tư vào các ngành còn ít, đời sống nhân dân còn nghèo kéo theo đó mức thu nhập của người dân còn thấp, mọi người chưa quan tâm đến thành phần kinh tế thương mại và du lịch. Trong những năm tiếp theo nhờ sự quan tâm của chính quyền về mọi mặt trong đời sống nông thôn của huyện nhờ đó tốc độ tăng trưởng kính tế phát triển hơn, người dân đã bắt đầu quan tâm đến những lợi ích về thương mại và dịch vụ. Đến nay, cùng với sự phát triển ngày một nhiều các hình thức thương mại du lịch nên tổng thu nhập của ngành du lịch đã có bước chuyển đáng kể, sự phát triển du lịch đã góp phần tạo nên nhiều thu nhập cho người dân, hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện.

Trong mối tương quan của sự tăng trưởng nền kinh tế của huyện thể hiện rất rõ về sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập GDP hàng năm của huyện tăng đều có sự đóng góp của ngành thương mại và du lịch. Khi ngành du lịch chưa có cơ hội phát triển thì thu nhập GDP hằng năm của huyện tăng chậm, khi ngành du lịch được quan tâm phát triển thì góp phần làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, kéo theo sự phát triển kinh tế của các thành phần kính tế khác, một mặt làm tăng thêm thu nhập của người dân, mặt bằng dân trí tăng cao, người dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật nhiêu hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, mặt khác phát huy lợi thế của huyện về tiềm năng thiên nhiên sinh thái của huyện..

Sự tương quan phát triển ngành kinh tế nông thôn sẽ có mối quan hệ gắn kết với ngành du lịch ở địa phương còn thể hiện qua sơ đồ sau;

Luận Văn: Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk
GDP tăng

    Các hoạt động của du lịch ở huyện Lắk có liên quan chặc chẽ đến sự phát triển của cách ngành sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ Mối quan hệ này bước đầu mang lại nhiều kết quả khả quan đóng góp một phần vào việc phát triển nền kinh tế của địa phương. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch chưa nhiều, chủ yếu ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương , chính vì vậy kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng cho sự phát triển ngành du lịch cũng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hình thức thương mại dịch vụ, các công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng.

    Những kết quả đạt được của du lịch đã đóng góp cho địa phương là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động du lịch thông qua các dịch vụ du lịch như: trao đổi, mua bán hàng hoá (hàng mỹ nghệ) các sản phẩm của địa phương…các sản phẩm này trước đây có giá trị thấp và khó tiêu thụ trên thị trường nay trở nên có giá trị hơn và có được thị trường tiêu thụ như các sản phẩm đan lát, điêu khắc, chạm trổ, các loại sừng động vật, các nguyên vật liệu chế biến những bài thước dân gian. Thông qua du lịch người dân có được thu nhập cao hơn, Buôn Jun là buôn có đời sống cao hơn hẳn các buôn khác chung quanh (vì do có sự tác động của du lịch), do được chuyển đổi được cơ cấu ngành nghề nên một số lao động từ nông nghiệp chuyển sang buôn bán và quan trọng nhất là giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Ngoài ra du lịch còn có sự tác động rất tích cực đến trình độ dân trí của cộng đồng dân cư trong vùng thông qua tiếp xúc, giao lưu văn hoá lẫn nhau .

    Việc gắn kết phát triển kinh tế nông thôn với phát triển du lịch của huyện là hợp lý với đặc điểm của khu vực mang những nét đặc thù riêng của một huyện miền núi có quy mô sản xuất nhỏ, khả năng sản xuất hàng hoá kém, việc giữ gìn bản sắc văn hóa., du lịch sẽ làm tăng thêm giá trị sản xuất hàng hóa từ việc bán trực tiếp các sản phẩm của minh đến với du khách, làm thúc đảy quá trình sản xuất hàn hoá tại địa phương. Đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn góp phần xóa vào việc đói giảm nghèo…ngành du lịch của huyện dang dần dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng của địa phương.

    Tuy nhiên hoạt động du lịch còn có một số mặt hạn chế như: chưa tạo được việc làm thu nhập ổn định cho người dân, tác động môi trường sinh thái có thể xảy ra mặt tiêu cực do lượng khách đến du lịch như: vấn đề rác thải, tiếng ồn, môi trường cảnh quan có thể bị xâm hại do lượng du khách đông,      Bên cạnh đó ngành du lịch ĐăkLăk va Huyện cũng đã có đề ra chương trình khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống của các làng, bản địa phương, các sản phẩm thủ công được làm ra bằng bàn tay khéo léo của những nghệ nhân buôn làng… những mặt hàng này có giá trị cao đối với du khách (nhất là khách nước ngoài) mặt khác nguồn nguyên liệu làm ra các sản phẩm này đều có sẵn tại địa phương. Tuy nhiên sự khôi phục phát triển các ngành nghề truyền thống này đang gặp khó khăn vì thiếu khu tổ chức và thiếu vốn đầu tư, mặc dù kỷ năng, tay nghề của đồng bào rất đa dạng, phong phú..

Để làm rỏ mối quan hệ gắn kết kinh tế nông thôn với du lịch, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SOWT như sau:

SWOT Các cơ hội (O)
1. Địa phương nhìn nhận du lịch là ngành kinh tế mủi nhọn, đã có dự án đầu tư phát triển.
2. Khả năng thu hút vốn đầu tư là rất lớn.
3. Kinh tế được nâng cao kéo theo nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan du lịch ngày càng gia tăng.
4. Phương tiện truyền thông phát triển góp phần quảng bá rộng rãi vẻ đẹp của huyện Lăk.

 

5. Tiếp cận khoa học kỹ thuật

Các nguy cơ(T)
1. Cạnh tranh gay gắt giữa các điểm du lịch trong vùng.
2. Thị hiếu và nhu cầu của khách tham quan du lịch ngày càng cao
3. Môi trường sinh thái sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ lụy của việc phát triển du lịch
4. Cảnh quan thiên nhiên sẽ bị tàn phá bởi con người trong việc xây dựng phát triển hạ tầng?
Các điểm mạnh(S)
1. Cảnh quan thiên nhiên và môi trường tốt chưa bị tàn phá hoặc ô nhiểm.
2. Có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử có giá trị về văn hóa và truyền thống
3. Con người cần cù, chịu khó, hiền lành.
4. Truyền thống văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc phong phú đa dạng.

 

5. Giao thông thuận lợi.

Phối hợp(S/O)
S1, S2, S3, S4+O1, O2, O3
Đầu tư phát triển và gìn dữ tài nguyên môi trương, văn hoá dân tộc.
S3, S4, S5+O3, O4, O5 Thu hút khách du lịch ngày càng nhiều hơn
Phối hợp(S/T)
S1, S2, S3, S4, S5 +O1, O2 Phải có chiến lược đào tạo đội ngũ phục vụ khách du lịch ngày cang tốt hơn.
Các điểm yếu(W)
1. Cơ sở hạ tầng: cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu
2. Con người: trình độ chưa cao, khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật còn hạn chế, giao tiếp với khách du lịch còn yếu.
3. Địa hình vùng trũng không thuận lợi.
4. Việc quảng bá để thu hút các nhà đầu tư còn yếu

 

5. Tuyên truyền, phổ biến, triển khai chính sách chậm

6. Chưa khai thác hết tiềm năng du lịch cũng như liên kết với các đơn vị bạn.

Phối hợp(W/O)
W1, W2, W3+O1, O2, O3 phải có chiển lược để phát triển du lịch một cách bền vững.
W4, W5, W6+S3, S4, S5 có chiến lược quảng bá, giới thiệu về khu du lịch của địa phương
Phối hợp(W/T)
W1,W2,W3+T1,T2,T3, T4
đầu tư phát triển lâu dài, phát triển ngàng du lịch bền vững.
W4,W5,W6+T3,T4
tận dụng khai thác những tiềm năng vốn có của vùng. 

4.3.2     Phân tích ma trận SWOT

* Điểm mạnh

Điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội

– Về kinh tế xã hội: Lăk có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng có tuyến đường quốc lộ 27 đi qua Đà Lạt, có nền kinh tế đa dạng với tiềm năng lớn về sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch

– Về văn hoá: Lăk có nhiều di tích lịch sử văn hoá, có các làng nghề nổi tiếng, đặc biệt là văn hoá dân tộc thiểu số được hình thành từ ngàn năm thể hiện tính cộng đồng và mang bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, đặc sắc của vùng Tây Nguyên và thực sự thu hút, hấp dẫn khách du lịch

– Đội ngũ nghệ nhân ở các ngành nghề truyền thống có nhiều kinh nghiệm và trình độ tay nghề cao

– Ðiều kiện tự nhiên và môi trường tốt

– Dân cư cần cù, chịu khó

– Quỹ đất dành cho du lịch và nông lâm nghiệp còn nhiều

* Điểm yếu

+ Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế

Do kiều kiện kinh tế còn nghèo số học sinh bỏ học, không đi học còn cao chính vì vậy đã ảnh hưởng đến trình độ nhận thức của người dân như tiếp thu khoa học kỹ thuận chậm.

+ Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

-Giao thông ở nông thôn

Các con đường ở nông thôn đã được đầu tư xây dựng nâng cấp tuy nhiên đường giao thông đến các điển du lịch, thôn buôn còn rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.

– Phát triển đô thị

Tình trạng phát triển đô thị như hiện nay sẽ làm mất vẻ hoang sở của buôn làng ,mất đi bản sắc nhà sàn của đồng bào thiểu số mà khách du lịch muốn tìm hiểu

    * Cơ hội

+ Có tiềm năng về phát triển kinh tế

– Ðất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ du lịch

– Cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho du lịch

* Nguy cơ

+ Việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, chủ trương của Ðảng và Nhà nước đến người dân còn chậm.

+ Ðịa hình (vùng trũng) không thuận lợi.

+ Ðiều kiện thu hút các nhà đầu tư còn yếu

+ Triển khai các chính sách còn chậm.

4.4     Kết luận rút ra sau phân tích

4.4.1     Ưu điểm

    Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn và không cần đào tạo công phu, từng bước nâng cao tích luỷ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế nông thôn. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hoá hoá hiện đại hoá

Với đặc điểm địa hình thiên nhiên mang tặng với nhiều cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, với nhiều bản sắc văn hoá mang đậm nét riêng của vùng nông thôn miền núi. Vì thế phát triển du lịch ở khu vực không những sẽ đánh thức tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mà còn làm tăng thêm thu nhập cho đông đoả người dân sống ở nông thôn

4.4.2     Nhược điểm

4.4.2.1 Tốc độ phát triển GPD toàn huyện

Theo niên giám thống kê của toàn huyện năm 2007, tổng sản phẩm GDP của huyện hàng năm tăng khá nhanh (14,5%/năm) nhưng cơ cấu ngành nông nghiệp và dịch vụ còn có sự chênh lệch quá lớn, GDP của nông nghiệp và thương mại chiếm hơn 95% trong tổng GDP của toàn huyện, điều này cũng là lẽ đương nhiên của các địa phương phát triển kinh tế theo hướng tự phát, nông nghiệp là chủ đạo, về lâu dài cần phải cơ cấu lại ngành kinh tế, chú trọng nhiều hơn về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, có sự nhìn nhận nghiêm túc về du lịch để khai thác hết tiềm năng vì địa phương có nhiều thuận lợi tại khu vực này, thể hiện ở các biểu đồ 4.5.

Kết quả phân tích cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành du lịch tăng nhanh, tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp giảm. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm đa số (từ 84,5% năm 2005 xuống 80,5% năm 2007), giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tuy tăng khá nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (từ 15,5% năm 2005 lên gần 20% năm 2007). Mặc dù có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng giá trị sản xuất của ngành này chiếm tỷ trọng rất thấp trong GDP. Để khai thác có hiệu quả cao các nguồn lực, phát huy lợi thế của địa phương trước hết cần đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển sản xuất hàng hoá, trong đó tập trung phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Phát triển du lịch sẽ tạo nên hiệu ứng thúc đẩy các ngành kinh tế khác, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghịêp nông thôn.

Luận Văn: Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện LắkLuận Văn: Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk

Luận Văn: Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk

Biểu đồ 4.5: Tổng thu nhập GDP hàng năm của huyện

4.4.2.2 Tương quan phát triển kinh tế nông thôn và phát triển du lịch

Kinh tế nông thôn vẫn còn mang tính chất thuần nông thể hiện qua chỉ tiêu về cơ cấu lao động, cơ cấu nhân khẩu, đầu tư, cơ cấu sản phẩm…. Ở một số nơi sản xuất vẫn còn mang tính tự cấp tự túc, năng suất đất đai và lao động thấp…

Kết cấu hạ tầng trong nông thôn còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống, giao thông đặc biệt là ở miền núi còn gặp nhiều khó khăn,…

Việc cung ứng điện cho nông thôn tuy có khá hơn, nhưng chủ yếu mới chỉ phục vụ một phần cho đời sống và thuỷ lợi, còn các mặt sản xuất khác còn thấp…

Các cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu làm cho thất thóat nông sản phẩm cả về số và chất lượng..

Đất đai nông nghiệp manh mún phân tán gây trở ngại cho quá trình sản xuất đặc biệt là chuyên môn hoá và hiện đại hoá

Tỷ lệ tăng dân số và lao động ở nông thôn còn cao gây sức ép khá lớn về việc làm và ruộng đất, ý tế, giáo dục. Thất nghiệp và thiếu việc làm còn diễn ra khá phổ biến ở những vùng nông thôn

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn tuy đã được cài thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu thốn,

Trình độ học vấn thấp, trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa được qua đào tạo, số người bị mù chữ vẫn còn đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, những vùng đặc biệt khó khăn.

Mạng lười y tế tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn còn nhiều, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa

Du lịch huyện Lắk đóng góp tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo việc làm góp phần tăng thu nhập cho cư dân trong vùng.

Tác động của du lịch lên phân hệ xã hội, nhân văn: Nhờ sự tác động của du khách, nên các bản sắc văn hoá, các tập tục, tập quán, các lễ hội của các dân tộc nơi đây được gìn giữ phát huy.

Tác động xấu của du lịch đên môi trường: Khu du lịch chưa có hệ thống xử lý hoặc phương tiện thu gom chất thải, nên môi trường se có dấu hiệu ô nhiễm, xuống cấp.

Sự phát triển các hoạt động du lịch hiện nay ở huyện Lắk vẫn được nằm trong tầm kiểm soát, có tính bền vững nhưng khó tránh khỏi sự đe dọa.

4.4.2.3 Khai thác tiềm năng du lịch ở huyện từ những hạn chế phát triển kinh tế nông thôn

Nông nghiệp cũng tìm được chỗ đứng trong du lịch nông thôn vì nó có nhiều cái có thể đóng góp: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao, không gian rộng, di sản… Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch. Nhưng các hoạt động đón tiếp đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao.

Tính đa chức năng của nông nghiệp ngày nay được công nhận rộng rãi: như vậy, có nghĩa là ngoài việc sản xuất nông nghiệp còn có các nhiệm vụ khác: lãnh thổ, môi trường, xã hội… Và trong trường hợp này việc đón tiếp ở nông trại dưới mọi hình thức, du lịch nông nghiệp minh họa tính đa chức năng ấy. Một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thường khao khát không gian và sáng tạo, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn.

Thông qua hoạt động sản xuất nông dân đóng góp vào tính thu hút của môi trường nông thôn: cảnh quan được gìn giữ. Đối với các người hoạt động đón tiếp ở nông trại, người dân sẽ tham gia vào sự đa dạng hóa cung cấp du lịch. Những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch phải chú trọng cung cấp được nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiểu khách hàng khác nhau: việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương. Phải có các làng – nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại… Các khung cảnh khác nhau của từng khu vực nhằm làm tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn của huyện.

4.4.2.4 Giữ gìn bản sắc văn hoá

Nghiên cứu truyền thống văn hoá các dân tộc ở huyện Lắk sẽ thấy được sự phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đi sâu vào dân tộc M’Nông ta thấy họ có một kho tàng thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, dân ca phản ánhvữ trụ quan, nhân sinh quan của con người trong xã hội tiền giai cấp nhưng hấp dẫn nhất và thú vị nhất truyện có lý giải sự ra đời của hồ Lắk- một thắng cảnh thơ mộng của huyện nhà đã được nhà nước xếp hạng di tích thắng cảnh quốc gia. Những truyền thuyết, truyền cổ và dân ca ấy tựu trung phản ánh cuộc đấu tranh nhằm thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của dân cư bản địa Đó là tình cảm thiên liêng trong tâm hồn và có sức sống lâu bền trong lòng đồng bào các dân tộc.Đó là vốn quý cần được bảo tồn và phát triển. Tinh hoa của nó góp phần vào công cuộc xây dựng nếp sống mới , con người mới và phục vụ cho việc phát triển du lịch văn hóa xã hội huyện

4.5     Định hướng phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch

4.5.1     Đề xuất định hướng

Cơ cấu kinh tế hợp lý của huyện trong giai đoạn 2006 – 2010 – 2012 được xác định là Nông, lâm nghiệp công nghiệp TTCN- thương mại dịch vụ – Du lịch. Đẩy nhanh hơn nũa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của xã hội. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội

    Phối kết hợp khoa học và công nghệ là động lực chính, tạo ra sự phát triển đột phá về chất lượng củanền kinh tế, là giải pháp chủ yếu đê nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Do đó cần chú trọng việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

    Đẩy mạnh phát triển Du lịch theo hướng tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao trình độ khoa học kỷ thuật chế biến, đảm bảo hầu hết các nông sản đưa ra thị trường đều được thông qua chế biến. Ưu tiên phát triển các ngành trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm mới và phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương.

    Phát triển du lịch phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, góp phần tích cực phát nguồn nhân lực theo hướng bền vững.

Du lịch sinh thái và du lịch nông thôn là một hướng để đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm cho thấy du lịch vùng với các hoạt động giải trí, tinh thần và kinh tế có tác dụng tạo việc làm, tăng thu nhập,, cho phép các dân tộc miền núi gìn giữ truyền thống văn hóa của họ.

Du lịch nếu không có tổ chức có thể dẫn đến hệ lụy tàn phá môi trường, phá hoại việc bảo vệ đa dạng sinh học. Văn hóa và cách sống truyền thống cũng bị thay đổi, các tệ nạn xã hội cũng tăng lên do hiện đại hóa và ảnh hưởng của du lịch.

Mục đích phát huy tính lợi thế của vùng: Phát triển nông thôn tòan diện có tính đến lợi thế so sánh của các ngành, vùng, mỗi vùng có một thế mạnh riêng biệt về các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, trong quá trình phát triển phải biết tận dụng và phát huy những lợi thế đó làm thế mạnh cho mỗi vùng.

Từ đó phải có quy hoạch, định hướng phát triển các vùng nông thôn khác nhau thích hợp với điều kiện từng vùng, các vùng này gắn bó hỗ trợ nhau trong tổng thể phát triển nông thôn cả nước.

Tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng thương mại như: Nâng cấp và mở rộng chợ trung tâm huyện và hệ thống chợ nông thôn, từng bước xây dựng và kiên cố hoá các trung tâm thương mại, dịch vụ ở trung tâm huyện, các trung tâm cụm xã, tiểu vùng. Chỉnh trang khu vực trung tâm thị trấn theo quy hoạch chi tiết được duyệt đồng thời đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở lưu trú tại trung tâm thị trấn nhất là quanh Hồ Lăk, đầu tư phát triển các điểm du lịch như khu vui chơi giải trí – văn hoá trung tâm huyện. Tiếp tục đầu tư các điểm du lịch khác để khai thác tiềm năng du lịch của các vùng khác trong huyện như Thác Kim Cương xã Yang Tao, phát triển làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống của dân tộc thiểu số tại chỗ tại các Buôn Jrung xã Yang Tao, Buôn Dliêng xã Đăk Liêng vừa cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du lịch vừa tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng tham gia thực hiện công tác bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc.

– Khuyến khích phát triển hình thành trục du lịch sinh thái Nam Ka – Buôn Tua Shar để sau năm 2010, có thể khai thác tuyến du lịch sinh thái và mở rộng du lịch sinh thái dã ngoại kết hợp nghiên cứu khoa học nghiên cứu vùng sinh thái phía Bắc của huyện.

Mở rộng mạng lưới dịch vụ ở khu vực nông thôn nhằm tạo thêm việc làm, góp phần tăng thu nhập và thu hút lao động.

Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái-văn hoá-cảnh quan; xây dựng các làng văn hoá du lịch nhằm bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tại chỗ. Các chỉ tiêu kinh tế trong định hướng phát triển kinh tế của huyện đến năm 2012 được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 4.19: Định hướng phát triển kinh tế huyện đến năm 2012

Tiêu thức 2008  2009  2010  2011  2012 
1. Tốc dộ tăng trưởng KT (GDP%)  
+ Toàn huyện
– Nông, lâm nghiệp
– Công nghiệp, TTCN, xây dựng
– Thương mại, dịch vụ, du lịch 
11-12
6-7
39-40
19-20 
12-13
8-9
37-38
17-18 
13-14
6-7
32-33
28-29 
14-15
8-9
33-34
29-30 
15-16
9-10
35-36
30-32 
2. Cơ cấu kinh tế %           
— Nông, lâm nghiệp
– Công nghiệp, TTCN, xây dựng
– Thương mại, dịch vụ, du lịch
69,15
6,27
24, 58 
66,55
7,71
25,73
62,04
8,95
29,01 
60,12
8,78
30,10 
58,59
10,17
31,34 
3. Tổng diện tích gieo trồng (ha)  17.225  17.585  17.900  18.245  18.567 
4. Tổng sản lượng lương thực (tấn) 74.450  75.800  76.400  83.240  95.670 

Nguồn: Báo cáo UBND huyện Lắk tháng 10/2007

Với định hướng phát triển kinh tế của huyện từ 2008 đến 2012 nhận thấy quy mô của tốc độ tăng trưởng là hợp lý, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng nhanh, điều này đồng nghĩa với việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tác động đến ngành thương mại dịch vụ và du lịch cũng phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương.

Phấn đấu đến năm 2010 tổng doanh thu các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 144,206 tỷ đồng, chiếm 29,02% tỷ trọng kinh tế huyện; đến năm 2012 tổng doanh thu đạt 358,832 tỷ đồng, chiếm 32,39% tỷ trọng kinh tế huyện và tổng doanh thu đạt 892,889 tỷ đồng, chiếm 32,93% .

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển kinh tế địa phương cần phải nghiên cứu các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong huyện và sự ủng hộ của cẩp trên. Đồng thời phải xem xét lại hoàn cảnh, điều kiện, khả năng kinh tế của địa phương, chú trọng vào việc huy động nguồn vốn, cần phải có chính sách thông thoáng hổ trợ cho các nhà đầu tư.

4.5.2     Các giải pháp

    Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện đến năm 2010 -2012, địa phương cần có những giải pháp như sau:

  • Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế

    Thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng du cầu phát triển kinh tế và du lịch như xây dựng chợ phục vụ mua sắm buôn bán, xây dựng các công trình giao thông như đường nhựa đến tận thôn buôn thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống nhà nghỉ và các công trình phục vụ du lịch.

  • Ðầu tư phát triển bảo vệ môi trường sinh thái và các khu vực du lịch sinh thái.

Du lịch phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song việc phát triển du lịch cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác đều có quan hệ đến tài nguyên và môi trường theo hai hướng tích cực và tiêu cực.

– Đối với môi trường tài nguyên thiên nhiên: Cần khắc phục những tác động tiêu cực như:

+ Tình trạng chất thải của khu du lịch, điểm du lịch. Biện pháp khắc phục là tổ chức thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch.

Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, giảm thiểu môi trường ô nhiễm.

– Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trường cho nhân dân trong vùng dự án, cho những người làm công tác du lịch và khách du lịch, điểm du lịch và động viên nhân dân địa phương bản địa cùng tham gia làm công tác bảo vệ môi trường.

  • Phát triển các dịch vụ đảm bảo cho du lịch có hiệu quả.

    – Thực hiện đa dạng hoá về loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá. Thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục tâm lý nhàm chán của du khách vì đi đến đâu cũng thấy giống nhau về sản phẩm và dịch vụ phục vụ. Đồng thời cho du khách đi nhiều điểm mới thưởng thức được hết các đặc thù của vùng mới có thể kéo dài thời gian lưu lại của khách:

    + Chọn một số lễ hội truyền thống xây dựng thành sự kiện trong năm.

    + Xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá dân tộc: Trên cơ sở các văn hoá truyền thống, đầu tư xây dựng các tour du lịch văn hoá đặc thù.

– Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.

– Kết hợp với các địa phương, đơn vị bạn để liên kết phát triển các tour du lịch ngắn và dài ngày.

  • Phát triển nguồn nhân lực

– Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động làm du lịch, chú trọng lao động là con em đồng bào dân tộc tại chổ.

– Tổ chức các lớp tập huấn xúc tiến thương mại du lịch, tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm ở các địa phương phát triển mạnh về du lịch

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1     Kết luận

+ Phát triển nông nghiệp – nông thôn và nâng cao đời sống vật chất của người dân sinh sống ở khu vực nông thôn là một đòi hỏi bức bách trong giai đoạn hiện nay, và ai cũng có thể thấy được điều này. Song song với vấn đề này là nguy cơ phân cách trong nền kinh tế gữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Khu vực thành thị đã và đang là nơi hưởng lợi nhiều từ quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, và để tụt hậu sau đó là khu vực nông thôn, một khu vực sẽ còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Đời sống của người dân nông thôn đang còn rất bấp bênh, việc làm theo đúng bản chất của nó và việc làm phi nông nghiệp còn rất hạn chế, người nghèo ở nông thôn còn rất nhiều chiếm khoảng hơn 90% tổng số người nghèo. Trong khi đó, các làn sóng phát triển đang mạnh mẽ lên trong nhiều ngành hiện đại và diễn ra tích cực ở thành thị. phải có những giải pháp khả thi để người dân nông thôn hưởng được các lợi ích đến kinh tế, tinh thần của họ trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương.

+ Là một huyện khó khăn của tỉnh, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nông thôn, tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2007 là 208.983 chiếm 52,56% tổng tổng giá trị sản xuất toàn huyện, người nghèo trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỷ lệ cao, tính đến năm 2007 số hộ nghèo toàn huyện là 4.199 hộ chiếm 34,52%, trong đó dân tộc thiểu số là 3.509 hộ chiếm 83,6%, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt khoảng 480USD/người /năm. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp – nông thôn và nâng cao đời sống vật chất của người dân sinh sống ở khu vực nông thôn nói chung, huyện Lăk nói riêng đang là một đòi hỏi bức bách trong giai đoạn hiện nay.

+ Huyện Lăk được lựa chọn để phân tích mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch. Thực trạng phát triển du lịch còn nằm ở trạng thái tự phát và manh mún, làm cho các tính chất tích cực của nó chưa được phát huy hết tác dụng, chưa có chiến lược phát triển mô hình với quy hoạch dài hạn và hình thành các tổ chức cộng đồng phát triển nhằm đưa mô hình và sự phát triển một cách có tổ chức, có hệ thống.

Là một huyện có điều kiện tự nhiên và cảnh quan đẹp như vườn Quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, khu rừng Yang Tao, Thác Bìm Bịp, Hồ Lăk…, là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người M’nông… với truyền thống văn hoá lâu đời mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của vùng cao Tây nguyên, đây là một thế mạnh về du lịch và du lịch sinh thái cần được khai thác và phát triển.

Người dân huyện Lăk sinh sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, lúa, tiêu, ngô…, bên cạnh đó, huyện Lăk còn có các sản phẩm mang đậm nét văn hoá đặc thù của địa phương như dệt thổ cẩm, các loại nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa…, đây là một thế mạnh và có tiềm năng về du lịch cần được khai thác của huyện, vì vậy hoạt động phát triển kinh tế nông thôn gắn với hoạt động du lịch là một mô hình mang tính thiết thực có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho người dân bản địa.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của địa phương là tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ sở hạ tầng còn kém, các ngành dịch vụ, du lịch chưa được coi là ngành mủi nhọn. Trình độ dân trí nhiều nơi, nhất là vùng đồng bào dân tộc còn thấp, làng nghề và lao động bị mai một dần. Để khắc phục những khó khăn trên địa phương cần phải phát huy nội lực, khai thác ngoại lực, phát huy các lợi thế mà thiên nhiên ưu đải, quy hoạch các khu du lịch, bố trí lại dân cư nông thôn gắn với quy hoạch du lịch, công nghiệp, dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị sẽ tạo ra được những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được nâng cao.

+ Địa phương cần phải nhìn nhận, nghiên cứu về tiềm năng du lịch để tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần quy hoạch xây dựng các khu nghĩ dưỡng, kết hợp tổ chức các tuyến du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có biện pháp tích cực nâng cao dân trí, nhận thức và kiến thức phục vụ du lịch trong dân. Các chương trình phát triển du lịch cần quan tâm gắn với sinh thái nông nghiệp nông thôn, bảo vệ cảnh quan và môi trường.

5.2     Kiến nghị

– Có biện pháp tích cực trong việc huy động các nguồn vốn để phục vụ cho phát triển du lịch, cần có những chính sách thông thoáng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế văn hoá xã hội tại địa phương, đặc biệt đầu tư vào hoạt động du lịch, sản xuất hàng thủ công truyền thống.

– Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, gìn giử và phát triển các điểm du lịch hiện có, bảo tồn và phát huy các làng nghề, ngành nghề truyền thống và cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái.

– Cần đầu tư các yếu tố vật chất mà khách du lịch không thể thiếu trong hành trình du lịch của họ tại các điểm du lịch, như: giao thông thuận lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường, Internet, các tụ điểm giải trí mua sắm…

– Tăng cường giới thiệu, quảng bá những sản phẩm đặc sắc của du lịch địa phương, trao đổi tổ chức hoạt động với các đơn vị bạn.

– Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuyên môn hoá đội ngủ cán bộ làm du lịch, chú trọng đến con em đồng bào tại chổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện Lăk năm 2005, 2006, 2007.
  2. Nguyễn Văn Bảy (2000), “Phát triển cộng đồng nông thôn”, Tài liệu bồi dưỡng về nghiên cứu nông thôn phát triển bền vững, Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, TP. Hồ Chí Minh.
  3. Đỗ Kim Chung (2006), Giáo trình Dự án phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  4. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  5. Đinh Phi Hổ (2003), Lý thuyết và thực tiễn kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê.
  6. Niên giám thống kê huyện Lăk năm 2007.
  7. Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk năm 2005, 2006, 2007.
  8. Nguyễn Văn Song, Vũ Thị Phương Thuỵ (2006), Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  9. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp – lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn tỉnh Đăk Lăk năm 2005, 2006, 2007.
  11. Sở Thương mại – du lịch Đăk Lăk (2001), Du lịch Đăk Lăk.
  12. Sở Thương mại – du lịch Đăk Lăk (2003), Sách ảnh chào mừng quý khách đến Đăk Lăk.
  13. Nguyễn Thế Toàn (2007), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Cộng sản số 12 (132)
  14. Matt Pobocik and Chritine Batalla (1998), “Development in Nepal the Ananapurna Conuervation Area Project”, Sustainable Tourism: a Geographical perspective, Long man, New York, pp. 167, 163-172.

 


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

[sociallocker id=”19555″] File Tải Bị Lỗi, Vui Lòng Quay Lại Sau [/sociallocker]


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here