Kinh Tế Ngoại Thương

0
4289
đề cương kinh tế ngoại thương
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương môn Kinh tế Ngoại Thương

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Lộ trình ôn thi Toiec đạt 750+


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương môn Kinh tế Ngoại Thương

Quảng Cáo

Câu 1. Trình bày nội dung, ưu nhược điểm của: chủ nghĩa trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết lợi thế tương đối, lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm.

Chủ nghĩa trọng thương

a, Nội dung

Quan điểm về thương mại quốc tế

  • Đo lường sự thịnh vượng (giàu có) của 1 quốc gia bằng số lượng vàng bạc tích trữ
  • Sự thịnh vượng (giàu có) của thế giới là có giới hạn. Do đó gia tăng thịnh vượng của 1 quốc gia chỉ nhờ phân chia lại của cải vật chất của thế giới

Quan điểm về mậu dịch quốc tế

  • Duy trì thặng dư thương mại (xuất siêu)
  • Chính sách bảo hộ mậu dịch
  • Bảo hộ ngành dịch vụ
  • Đề cao vai trò của nhà nước trong ngoại thương
  • Kiểm soát nhà nước với sử dụng, trao đổi kim loại quý
  • Thực hiện độc quyền mậu dịch đối với thuộc địa

b, Ưu điểm

  • Là tư tưởng đầu tiên đề cập tới thương mại quốc tế
  • Đánh giá được vai trò của nhà nước trong việc trực tiếp tham gia vào điều tiết hoạt động kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế quan, lãi suất đầu tư, các công cụ bảo hội mậu dịch..
  • Lần đầu tiên đề cập và mô tả khái niệm cán cân thương mại quốc tế
  • Nhiều tư tưởng trọng thương còn tồn tại đến ngày nay

c, nhược điểm

  • Quan điểm chưa đúng về của cải, nguồn gốc giàu có của 1 quốc gia
  • Quan điểm chưa đúng về lợi nhuận trong thương mại
  • Các lý luận còn đơn giản, chưa cho phép giải thích bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế.

Câu 2. Trình bày nội dung, ưu nhược điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối.

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối

a, nội dung

  • Lập luận nền tảng
  • Sự thịnh vương của các quốc gia phụ thuộc không hẳn vào số lượng vàng bạc tích trữ mà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ
  • Chính sách k can thiệp of nhà nước vào nền kinh tế và tự do cạnh tranh.
  • Quan điểm về thương mại quốc tế
  • K can thiệp vào hoạt động ngoại thương; thị trường mở cửa và tự do TMQT
  • Xuất khẩu là yếu tố tích cực cho phát triển kinh tế
  • Trợ cấp xuất khẩu là 1 dạng thuế đánh vào người dân dẫn tới sự tăng giá trong nước, cần bãi bỏ.
  • Sự giàu có của 1 quốc gia phụ thuộc vào số hàng hóa và dịch vụ có sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng.

Lợi ích của TMQT thu được do nguyên tắc phân công.

  • Mô hình ký thuyết lợi thế tuyệt đối
  • Các giả thiết
  • Chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất- lao động
  • Chi phí sản xuất là k đổi
  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • Lao động (yếu tố sx) có thể tự do di chuyển (.) khuôn khổ 1 quốc gia
  • Yếu tố sản xuất k di chuyển giữa các quốc gia.
  • Tất cả các nguốn lực sx đc sử dụng hoàn toàn (việc làm là đầy đủ và toàn dụng nhân công)
  • Có 2 quốc gia tham gia TMQT và trao đổi 2 mặt hàng
  • TMQT hoàn toàn tự do
  • Chi phí vận tải = 0
  • Phát biểu

Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xk sp mà họ có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu sp mà quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối, thì tất cả các quốc gia đều có lợi.

  • Mô hình trước khi trao đổi
NSLĐ Mỹ Anh
Lúa mỳ (tạ/ng-giờ) 6 1
Vải (mét/người-giờ) 2 4
  • Cơ sở mậu dịch

Lợi thế tuyệt đối : (6>1) ; (2<4)

Mỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mỳ

Anh có…………………… vải

  • Mô hình mậu dịch

Mỹ xk lúa mỳ, nk vải

Anh xk vải, nk lúa mỳ

  • Mô hình sau khi trao đổi
NSLĐ Mỹ Anh Tổng
Lúa mỳ (tạ/người-giờ) +6 -1 +5
Vải (mét,người-giờ) -2 +4 +2

b, ưu điểm

  • Chỉ ra sự sai lầm của chủ nghĩa trọng thương về mậu dich quốc tế
  • Cminh được lợi ích của tất cả các quốc gia khi tham gia mậu dịch quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi

c, nhược điểm

  • Chỉ giải thích đc 1 phần TMQT
  • Mậu dịch diễn ra khi mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về 1 sp
  • Chưa giải thích đc trường hợp 1 nc bất lợi or có lợi thế tuyệt đối về mọi sp thì sẽ tham gia vào TMQT ntn?

Câu 3. Trình bày nội dung, ưu nhược điểm của lý thuyết lợi thế tương đối.

Lý thuyết lợi thế tương đối (lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo)

a, nội dung

  • Lợi ích thương mại vẫn diễn ra ở những nc có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sp
  • Lơi ích do chuyên mô hóa và ngoại thương mang lại phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ k phải lợi thế tuyệt đối
  • Ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của 1 nc
  • Các giả định
  • Chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất- lao động
  • Chi phí sản xuất là k đổi
  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
  • Lao động (yếu tố sx) có thể tự do di chuyển (.) khuôn khổ 1 quốc gia
  • Yếu tố sản xuất k di chuyển giữa các quốc gia.
  • Tất cả các nguốn lực sx đc sử dụng hoàn toàn (việc làm là đầy đủ và toàn dụng nhân công)
  • Có 2 quốc gia tham gia TMQT và trao đổi 2 mặt hàng
  • TMQT hoàn toàn tự do
  • Chi phí vận tải = 0
  • Ví dụ
  Lúa gạo (tạ) Vải vóc (m2)
Hàn Quốc 6 8
Việt Nam 4 3

VN bất lợi trong cả việc sản xuất lúa gạo và vải vóc. Tuy nhiên, VN vẫn có lợi thế tương đối về sx lúa gạo

Tỷ lệ trao đổi (6/4-8/3), chọn tỷ lệ trao đổi là 2 :1, HQ chuyển 1 đơn vị nguồn lực sx gạo sang sx vải ; VN chuyển đổi 2 đơn vị nguồn lực từ sx vải sang sx gạo.

  Lúa gạo (tạ) Vải (m2)
Hàn quốc -6 +8
Việt Nam +8 -6
Tổng +2 +2
  • Giải thích theo chi phí cơ hội (CPCH)
  • CPCH để sx lúa gạo chính là số mét vải phải từ bỏ để sx 1 tạ gạo

HQ : 8/6m,       VN 3/4m

  • VN có CPCH thấp hơn. Vì vậy VN có lợi thế so sánh trong sx lúa gạo
  • CPCH để sx vải vóc chính là số tạ gạo phải từ bỏ để sx 1 mét vải

HQ : 6/8 tạ,     VN : 4/3 tạ

  • HQ có CPCH thấp hơn nên HQ có lợi thế so sánh trong sx vải
  • VN sẽ xk lúa gạo và nk vải vóc từ HQ

b, ưu điểm

  • Là 1 công cụ hữu ích để giải thích nguyên nhân của TMQT và nó đem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia ntn
  • Có thể giải thích đc TMQT của 1 nc bất lợi về tất cả các mặt hàng

c, nhược điểm

  • Chỉ chú ý đến cung sx sp mà mình có lợi thế tg đối, k chú ý đến cầu tiêu dùng
  • Chưa tính đến cp vận tải, bảo hiểm, thuế quan và các hàng rào bảo hộ mậu dịch
  • Giá tương đối đc cấu thành bởi nhiều yếu tố : vốn, công nghệ, lao động chứ k chỉ có lao động
  • Chưa tính đến yếu tố cpsx giảm dần theo quy mô

Câu 4. Trình bày nội dung, ưu nhược điểm của lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm.

Lý thuyết vòng đời quốc tế của sp

 a, nội dung

  • Giai đoạn sáng tạo ra sp mới
  • 1 sp mới đc phát minh đầu tiên ở 1 nc có nền công nghệ hàng đầu
  • Mục đích : để phục vụ cho thị trường nội địa và sau đó xk sang các nc khác
  • Họ là những người xk ròng sp
  • Giai đoạn sp phát triển
  • Sp đc sx rộng rãi ở nhiều nc phát triển khác
  • Sự cạnh tranh ngày càng cao hơn với công nghệ sx sp đc lan truyền và mô phỏng ở nhiều nc
  • Lượng xk ròng của nc phát minh sp sẽ ngày càng giảm
  • Giai đoạn sp đc tiêu chuẩn hóa và bị đào thải
  • Việc sx sp sẽ đc diễn ra ở các nc đang pt và xk ngược trở lại  các nc pt và các nc đã phát minh ra sp
  • Nc phát minh ra sp cũng như các nc pt khác trở thành những nc xk ròng sp này

b, ưu điểm

Mở rộng và khắc phục đc nhược điểm của lý thuyết khoảng cách công nghệ

Câu 5. Lợi ích của ngoại thương đối với quốc gia và đối với doanh nghiệp?

  • Đối với quốc gia
  • Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân (đa dạng hóa sp và thị trường)
  • Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, loại bỏ đc những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả
  • Dối vs doanh nghiệp
  • Góp phần nâng cao hiệu quả nền kt = việc tạo môi trường thuận lợi cho sx, kinh doanh ; thúc đẩy cạnh tranh vs nước ngoài
  • Có thể bán sp ở cả thị trường nội địa và nc ngoài. Có thể có lợi ích nhiều hơn ở nước ngoài vs 1 số mặt hàng
  • Có thêm nhiều khách hàng
  • Có cơ hội tìm kiếm và NK các nguốn cung cấp nguyên liệu rẻ hay các máy móc có trình độ cao phù hợp vs quy trình sx

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here