Kinh tế Ngoại Thương (phiên bản 2)

0
5102
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Chú ý: Đây là đề cương có cả sơ đồ, bảng biểu, ảnh, các bạn nên tải về để xem cho chi tiết nhé!

Tải ngay bản FULL đề cương tại đây: Tải xuống đề cương Kinh tế Ngoại Thương

 

Câu 15: Tín dụng xuất khẩu và quan điểm của WTO đối với biện pháp này.

Trả lời:

  1. Tín dụng XK
  2. Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu:
  • Nhà nước bảo lãnh trước ngân hàng cho nhà xuất khẩu.
  • Nhà nước bảo lãnh trước khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu thực hiện cấp cho nhà nhập khẩu.
  1. Bảo hiểm tín dụng:
  • Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hóa với lãi suất ưu đãi đối với người mua nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn XK hàng hóa bằng cách bán chịu, quỹ bảo hiểm XK của nhà nước đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu bị mất vốn.
  1. Nhà nước cấp tín dụng XK:
  • Nhà nước cấp tín dụng cho nước ngoài
  • Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường lấy từ ngân sách nhà nước. Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay
  • Tác dụng của hình thức này:
  • Giúp doanh nghiệp đẩy mạnh được XK vì có sẵn thị trường.
  • Giải quyết tình trạng dư thừa hàng hóa ở trong nước.
  • Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp XK trong nước
  • Tín dụng trước khi giao hàng: Loại tín dụng ngân hàng này cần cho người XK để đảm bảo cho các khoản chi phí:
  • Mua nguyên vật liệu
  • Sản xuất hàng XK
  • Sản xuất bao bì cho XK
  • Chi phí vận chuyển hàng ra đến cảng, sân bay,… để XK
  • Trả tiền cước bảo hiểm, thuế
  • Tín dụng XK sau khi giao hàng: Đây là loại tín dụng do ngân hàng cấp dưới hình thức mua (chiết khấu) hối phiếu XK hoặc bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng hóa. Tín dụng sau khi giao hàng thường được vay để trả các khoản tín dụng trước khi giao hàng. Nó được vay cho các khoản tiền thuế sẽ được hoàn lại trong tương lai cho người XK.
  1. Quan điểm của WTO:
  • Những hình thức này có tác dụng tốt cho XK nhưng dễ vi phạm quy định của WTO vì đây chính là những hành vi can thiệp tài chính của các nhà nước. Mặc dù nhiều nước đã áp dụng trong đó có cả những nước phát triển tuy nhiên VN ít thực hiện biện pháp này do hạn chế về tiềm lực tài chính.

Câu 16: Khái niệm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tại sao mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các quốc gia thường có sự thay đổi. Hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay là những mặt hàng nào?

Trả lời:

  1. Khái niệm mặt hàng XK chủ lực:
  • Hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.
  • Trên cơ sở đó người ta thường chia hàng XK của một quốc gia thành 3 nhóm hàng:
  • Nhóm mặt hàng XK chủ lực: như định nghĩa
  • Nhóm mặt hàng XK quan trọng: là hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng.
  • Nhóm mặt hàng XK thứ yếu: kim ngạch thường nhỏ.
  1. Mặt hàng XK chủ lực của các quốc gia thường có sự thay đổi vì:
  • Nhu cầu tiêu dùng của thế giới về các mặt hàng luôn thay đổi.
  • Thị trường tiêu thụ nước ngoài có thể thay đổi do thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của người dân, thay đổi về chế độ chính trị, khủng hoảng kinh tế,…
  • Điều kiện sản xuất số mặt hàng thay đổi (những thay đổi do thời tiết, khí hậu không ổn định, thiên tai, hỏa hoạn; sự thay đổi về chính sách của chính phủ,…)
  • Trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên các quốc gia có thể sản xuất được nhiều mặt hàng mới.
  1. Các mặt hàng XK chủ lực của VN hiện nay:
  • Điện thoại các loại và linh kiện
  • Hàng dệt may
  • Điện tử, máy tính và linh kiện
  • Giày dép
  • Hàng thủy sản
  • Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
  • Dầu thô
  • Gỗ và sản phẩm từ gỗ
  • Phương tiện vận tải và phụ tùng
  • Cà phê

 

Quảng Cáo

Câu 17: So sánh hai biện pháp Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu và Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu. Tại sao Nhà nước thường chỉ đảm bảo đền bù 60-70% khoản tín dụng?

Trả lời:

  1. So sánh hai biện pháp Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu và Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu:
  • Giống nhau: Đều là các biện pháp tín dụng nhằm khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh XK của nhà nước.
  • Khác nhau:
Nhà nước đảm bảo tín dụng XK Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu
·   Nguồn vốn lấy quỹ bảo hiểm XK của Nhà nước ·   Nguồn vốn lấy từ ngân sách nhà nước
·   Nhà nước đền bù nếu bị mất vốn ·   Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền hoặc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp XK trong nước.
  1. Nhà nước chỉ đảm bảo đền bù 60-70% khoản tín dụng:là vì để các nhà XK phải quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà NK và quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng.

Câu 18: Biện pháp trợ cấp xuất khẩu và quan điểm của WTO đối với biện pháp này.

Trả lời:

  1. Biện pháo trợ cấp XK:
  2. Khái niệm:
  • Trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có.
  1. Hình thức trợ cấp xuất khẩu:
  • Trợ cấp trực tiếp: Nhà nước trực tiếp dành cho doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu, từ đó giúp doanh nghiệp trực tiếp giảm được chi phí kinh doanh.
  • Trợ cấp gián tiếp: Nhà nước gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu như hỗ trợ quảng cáo, nghiêncứu thị trường, các biện pháp vĩ mô khác,…
  1. Tác dụng của trợ cấp:
  • Góp phần phát triển công nghiệp nội địa và thúc đẩy xuất khẩu.
  • Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế. Trợ cấp xuất khẩu kích thích lan truyền hiệu ứng tích cực và khắc phục hiệu ứng tiêu cực.
  • Trợcấp xuất khẩu còn được dùng như công cụ để mặc cả trong đàm phán quốc tế.
  1. Mặt trái của trợ cấp:
  • Trợ cấp bóp méo tín hiệu thị trường trong môi trường thương mại tự do.
  • Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn và xét về dài hạn, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của chính ngành được trợ cấp, do tạo nên sự độc quyền, ỷ lại do có được sự ưu đãi của nhà nước.
  • Trợ cấp không hiệu quả về mặt tài chính ngân sách.
  • Xác suất chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao.
  • Trợ cấp có thể dẫn đến hành động trả đũa.
  1. Quan điểm của WTO:
  • WTO không khuyến khích nhưng cũng không hoàn toàn cấm trợ cấp. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) đưa ra 3 mức hộp đỏ – hộp vàng – hộp xanh hoặc hiệp định nông sản (AoA) đưa ra hộp màu hổ phách – hộp xanh da trời – hộp xanh lá cây tương ứng với 3 mức độ cấm – được phép trợ cấp nhưng có thể bị khiếu kiện – được phép trợ cấp.
  • Phân tích lợi ích và chi phí của trợ cấp XK:
 đề cương kinh tế ngoại thương ·      Người tiêu dùng tổn thất a+b do thặng dư tiêu dùng giảm.

·      Thặng dư sản xuất tăng a+b+c thể hiện lợi ích của nhà sản xuất.

·      Số tiền chính phỉ phải cho trả là b+c+d.

·      Khoản tổn thất ròng của quốc gia là b+d.

Trong đó: d thể hiện tổn thất do sản xuất gây ra

b thể hiện tổn thất do người tiêu dùng phải tiêu               dùng với giá cao hơn sau trợ cấp

 


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here