Kinh tế Ngoại Thương (phiên bản 2)

0
5102
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Chú ý: Đây là đề cương có cả sơ đồ, bảng biểu, ảnh, các bạn nên tải về để xem cho chi tiết nhé!

Tải ngay bản FULL đề cương tại đây: Tải xuống đề cương Kinh tế Ngoại Thương

Câu 11: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu tương đương thuế quan.

Trả lời:

Các biện pháp tương đương thuế quan là các biện pháp làm tăng giá hàng nhập khẩu theo cách tương tự như thuế quan, theo WTO bao gồm:

  1. Xác định trị giá hải quan:Cách xác định trị giá tính thuế:
  • Trị giá giao dịch: Là trị giá được xác định trên cơ sở giá thực tế trả hoặc sẽ trả dựa trên hóa đơn hoặc ghi trên hợp đồng.
  • Trị giá giao dịch hàng giống hệt: Trị giá hải quan sẽ làgiá trị của mặt hàng giống hệt (giống về tính chất, đặc điểm, chất lượng, danh tiếng, được sản xuất cùng một nước, do cùng một hãng sản xuất) được bán với mục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng một thời điểm.
  • Trị giá giao dịch của hàng tương tự: Trị giá hải quan được xác định bởi những hàng hóa tương tự. (Hàng hóa tương tự là hàng hóa không giống nhau về mọi phương diện nhưng có vật liệu cấu thành tương đương cho phép chúng có thể thực hiện chức năng và có thể thay thế nhau về mặt thương phẩm.)
  • Trị giá khấu trừ: Lấy giá bán của hàng hóa đó trên thị trường nội địa khấu trừ đi những khoản chi phí như phí hoa hồng, cước vận tải và bảo hiểm nội địa, lệ phí hải quan, thuế hải quan của nước nhập khẩu,…
  • Trị giá tính toán: Trị giá hải quan xác định dựa vào tổng chi phí sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu.
  • Phương pháp dự phòng: Xác định trị giá hải quan trên cơ sở kết hợp các phương pháp.
  1. Định giá
  • Định giá bán tối đa.
  • Định giá bán tối thiểu: là giá sàn mà chính phủ quy định áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất.
  1. Biến phí
  • Biến phí được xác định bằng mức chênh lệch giữa giá nội địa của hàng hóa cùng loại trừ đi mức giá của hàng nhập khẩu.è Không minh bạch, thường được yêu cầu chuyển sang thuế quan.
  1. Phụ thu
  • Đây là biện pháp thường được sử dụng ở các nước phát triển nhằm một số mục đích như góp phần sản xuất trong nước cùng với thuế quan, tạo thêm nguồn thu ngân sách, bình ổn giá.

Câu 12: Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế.

Trả lời:

  1. XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho NK, phục vụ CNH- HĐH đất nước
  • Để khắc phục tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển è phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước/
  • Để công nghiệp hóa trong thời gian ngắn è yêu cầu phải có nguồn vốn lớn.
  • Nguồn vốn để NK có thể hình thành từ các nguồn sau:
  • Đầu tư nước ngoài (FDI)
  • Vay nợ, viện trợ (ODA)
  • Thu từ hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ (du lịch, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, bưu điện)
  • XK lao động
  • XK hàng hóa
  • Kiều hối
  • Nhận xét:
  • Các nguồn vay nợ, viện trợ tuy quan trọng nhưng vẫn phải trả ở thời kỳ sau bằng cách này hay cách khác.
  • XK là nguồn thu ngoại tệ chính è là phương tiện chính để NK vật tư, thiết bị máy móc, tư liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, thúc đẩy quá trình CNH- HĐH ở VN.
  • XK còn để dành một khoản ngoại tể để trả nợ, để làm cân bằng cán cân mậu dịch. Nếu không trả được nợ hoặc mức nhập siêu quá cao è phải tự hạn chế nhập khẩu è ảnh hưởng đến quá trình CNH- HĐH.
  1. XK góp phần vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
  • Xuất khẩu khi tiêu thụ sản phẩn thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa.
  • Coi thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Tác động đến chuyển dịch theo khía cạnh sau:
  • XK tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi (các ngành liên quan)
  • Mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển ổn định.
  • Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
  • Tạo ra những điều đề kinh tế- kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước (vốn, kỹ thuật, công nghệ)
  • Thông qua XK yêu cầu hàng hóa phải tham gia vào quá trình cạnh tranh è yêu cầu phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường.
  • Yêu cầu các doanh nghiệp mới và hoàn thiện công tác quản lý
  • Để XK có hiệu quả è phải sản xuất và XK xuất phát từ yêu cầu của thị trường thế giới, “phải bán cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà mình có” è sản xuất phải hướng về thị trường thế giới è yêu cầu phải thay đổi cơ cấu
  1. XK có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
  • Bản thân các ngành tham gia vào XK (dịch vụ và sx hàng XK) tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân.
  • XK tăng è sản xuất phát triển è giải quyết công ăn việc làm, đời sống nhân dân được nâng cao
  • XK là phương tiện tạo ra nhiều ngoại tệ nhất è là phương tiện NK tư liệu tiêu dùng nhiều nhất è đời sống nhân dân được nâng cao.
  1. XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại của VN
  • Khái niệm về kinh tế đối ngoại: là quan hệ về kinh tế- thương mại- khoa học công nghệ của một quốc gia với bên ngoài.
  • Các hình thức kinh tế đối ngoại: XK, đầu tư, dịch vụ (du lịch, ngân hàng, bảo hiểm), XK sức lao động.
  • Việc XK và sản xuất hàng XK thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải,… Đồng thời thông qua cơ cấu hàng XK của một số quốc gia có thể biết được nước đó có gì và thiếu gì è các nước khác sẽ bổ sung những thứ còn thiếu nhằm thu lợi nhuận tối đa.

Câu 13: Biện pháp gia công xuất khẩu và thực trạng gia công xuất khẩu tại Việt Nam.

Trả lời:

Quảng Cáo
  1. Biện pháp gia công xuất khẩu:
  2. Khái niệm:
  • Gia công là sự cải tiến đặc biệt của các thuộc tính riêng của các đối tượng lao động (vật liệu) được tiến hành một cách sáng tạo và có ý thức nhằm đạt được một giá trị sử dụng mới nào đó. (Đức)
  • Theo định nghĩa Việt Nam, gia công là hoạt động mà một bên- gọi là bên đặt hàng- giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa đó từ bên nhận gia công và trả tiền công cho bên làm hàng gọi là phí gia công. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia là gia công xuất khẩu.
  • Gia công XK là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà là để XK thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại.
  1. Quan hệ gia công quốc tế:
  • Một là, bên đặt gia công giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho người nhận gia công đẻ chế biến sản phẩm và giao trở lại cho bên gia công.
  • Hai là, nguyên liệu hoặc bán thành phẩm được xuất đi nhằm gia công chế biến và sau đó nhập thành phẩm trở lại.
  1. Các hình thức gia công xuất khẩu:
  • Căn cứ vào các lĩnh vực kinh tế:
  • Gia công sản phẩm công nghiệp xuất khẩu (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp)
  • Gia công sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi)
  • Căn cứ vào mức độ chuyển gia nguyên vật liệu:
  • Bên đặt gia công giao cả nguyên, vật liệu- có chuyên gia hướng dẫn.
  • Bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu.
  • Bên đặt gia công chỉ giao một phần nguyên vật liệu
  • Căn cứ giá cả gia công:
  • Hợp đồng thực chi, thực thanh: Bên nhận gia công cho bao nhiêu cho việc gia công thì thanh toán bấy nhiêu cộng thêm tiền thù lao gia công.
  • Hợp đồng khoán gọn: Người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm và dù cho chi phi thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi chăng nữa hai bên vẫn thanh toán vơi snhau theo giá định mức đó.
  • Căn cứ vào số bên tham gia:
  • Gia công hai bên: chỉ có hai bên tham gia.
  • Gia công nhiều bên: sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau.
  1. Lợi ích gia công xuất khẩu
  • Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân và tăng nguồn thu ngoại tệ.
  • Thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước, nhanh chong thích ứng với đòi hỏi của thị trường thế giới, góp phần cải tiến quy trình sản xuất trong nước theo kịp trình độ quốc tế.
  • Tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước tránh những biện pháp hạn chế nhập khẩu do các nước đề ra.
  • Khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng XK, đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ. Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài.
  1. Phương hướng phát triển gia công
  • Về mặt hàng gia công: Tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng truyền thống đồng thời chú trọng nhận gia công những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao để nâng cao trình độ quản lý sử dụng. Bên cạnh đó cần phải tăng hàm lượng nội địa hóa sản phẩm.
  • Về khách hàng gia công: Tìm đến những khách hàng có nhu cầu gia công lớn, có tính chất lâu dài và ổn định.
  • Về một số vấn đề khác đối với hoạt động gia công ở VN: Đầu tư thiết bị, máy móc hiện đâị cho các cơ sở gia công. Đồng thời thay đổi thói quen kinh doanh của doanh nghiệp đề đảm bảo về phẩm chất,quy cách, thời gian giao hàng,…
  • Thực trạng gia công XK tại VN
  • Các mặt hàng gia công chính tại VN:
  • Giày da
  • Hàng may mặc
  • Phần mềm
  • Đồ gỗ
  • Hầu hết các hợp đồng gia công được ký kết theo hình thức đơn giản là nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm. Phần lớn các hợp đồng nguyên vật liệu phụ cũng do bên đặt gia công cấp. Chúng ta ít có cơ hội sử dụng được các nguyên vật liệu của mình. Gia công XK là hình thức XK gián tiếp sức lao động. chúng ta vẫn thường thực hiện giao thành phẩm theo điều kiện FOB và nhận nguyên vật liệu theo điều kiện CIF cảng VN.

Câu 14: Biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu. Trong đó biện pháp nào là quan trọng nhất?

Trả lời:

  1. Xây dựng các mặt hàng XK chủ lực.
  2. Khái niệm:
  • Hàng chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia.
  • Trên cơ sở đó người ta thường chia hàng XK của một quốc gia thành 3 nhóm hàng:
  • Nhóm mặt hàng XK chủ lực: như định nghĩa
  • Nhóm mặt hàng XK quan trọng: là hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch XK nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng.
  • Nhóm mặt hàng XK thứ yếu: kim ngạch thường nhỏ.
  1. Quá trình hình thành và đặc điểm:
  • Quá trình hình thành các mặt hàng chủ lực:
  • Vấn đề xây dựng các mặt hàng XK chủ lực đã được nhà nước đề ra từ cuối những năm 1960
  • Hàng chủ lực được hình thành qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài, qua những cuộc cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới. và cuộc hành trình đi vào thị trường thế giới ấy kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô với chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển.
  • Đặc điểm ra đời các mặt hàng chủ lực:
  • Thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó.
  • Nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán.
  • Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch XK của đất nước.
  1. Ý nghĩa:
  • Mở rộng quy mô sản xuất trong nướcè chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa.
  • Tăng nhanh kim ngạch XK, từ đó góp phần tăng ngân sách nhà nước, cải thiện án cân thanh toán quốc tế.
  • Tạo điều kiện giữ vững, ổn định thị trường xuất nhập khẩu.
  • Tạo cơ sở vật chất để mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài.
  1. Gia công xuất khẩu:
  2. Khái niệm:
  • Theo định nghĩa Việt Nam, gia công là hoạt động mà một bên- gọi là bên đặt hàng- giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa đó từ bên nhận gia công và trả tiền công cho bên làm hàng gọi là phí gia công. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia là gia công xuất khẩu.
  • Gia công XK là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà là để XK thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại.
  1. Quan hệ gia công quốc tế:
  • Một là, bên đặt gia công giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho người nhận gia công đẻ chế biến sản phẩm và giao trở lại cho bên gia công.
  • Hai là, nguyên liệu hoặc bán thành phẩm được xuất đi nhằm gia công chế biến và sau đó nhập thành phẩm trở lại.
  1. Các hình thức gia công xuất khẩu:
  • Căn cứ vào các lĩnh vực kinh tế:
  • Gia công sản phẩm công nghiệp xuất khẩu (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp)
  • Gia công sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi)
  • Căn cứ vào mức độ chuyển gia nguyên vật liệu:
  • Bên đặt gia công giao cả nguyên, vật liệu- có chuyên gia hướng dẫn.
  • Bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu.
  • Bên đặt gia công chỉ giao một phần nguyên vật liệu
  • Căn cứ giá cả gia công:
  • Hợp đồng thực chi, thực thanh: Bên nhận gia công cho bao nhiêu cho việc gia công thì thanh toán bấy nhiêu cộng thêm tiền thù lao gia công.
  • Hợp đồng khoán gọn: Người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm và dù cho chi phi thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi chăng nữa hai bên vẫn thanh toán vơi snhau theo giá định mức đó.
  • Căn cứ vào số bên tham gia:
  • Gia công hai bên: chỉ có hai bên tham gia.
  • Gia công nhiều bên: sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau.
  1. Lợi ích gia công xuất khẩu
  • Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân và tăng nguồn thu ngoại tệ.
  • Thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước, nhanh chong thích ứng với đòi hỏi của thị trường thế giới, góp phần cải tiến quy trình sản xuất trong nước theo kịp trình độ quốc tế.
  • Tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước tránh những biện pháp hạn chế nhập khẩu do các nước đề ra.
  • Khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng XK, đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ. Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài.
  1. Phương hướng phát triển gia công
  • Về mặt hàng gia công: Tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng truyền thống đồng thời chú trọng nhận gia công những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao để nâng cao trình độ quản lý sử dụng. Bên cạnh đó cần phải tăng hàm lượng nội địa hóa sản phẩm.
  • Về khách hàng gia công: Tìm đến những khách hàng có nhu cầu gia công lớn, có tính chất lâu dài và ổn định.
  • Về một số vấn đề khác đối với hoạt động gia công ở VN: Đầu tư thiết bị, máy móc hiện đâị cho các cơ sở gia công. Đồng thời thay đổi thói quen kinh doanh của doanh nghiệp đề đảm bảo về phẩm chất,quy cách, thời gian giao hàng,…
  1. Đầu tư cho xuất khẩu.
  2. Ý nghĩa:
  • Tăng năng lực hàng XK.
  • Nâng cao trình độ quản lý sản xuất và kinh doanh.
  • Góp phần chuyển giao, tiếp nhận công nghệ mới tăng năng lực cạnh tranh cho XK.
  • Là cơ sở để mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại.
  1. Các biện pháp khuyến khích đầu tư XK:
  • Khuyến khích đầu tư trong nước: Các hình thức ưu đãi cao nhất dành cho sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Khuyến khích đầu tư qua thuế
  • Khuyến khích đầu tư qua chính sách tín dụng
  • Khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất
  1. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng XK:
  • Vốn đầu tư trong nước bao gồm: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư tư nhân.
  • Vốn đầu tư nước ngoài: vốn ODA, vốn FDI, vốn FPI.
  1. Định hướng của chính sách đầu tư XK:
  • Cần tập trung vào các ngành hàng chủ lực và dự án nâng cao cấp độ chế biến, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
  • Quan tâm đặc biệt đến đầu tư trực tiếp cho hoạt động XK như bến cảng, kho tàng, các trung tâm thương mại ở nước ngoài, hoạt động xúc tiến XK, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.
  • Tạo môi trường thuận lợi thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho XK (khu chế xuất).
  • Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư:
  • Sự cần thiết và mức độ cần thiết đầu tư:
  • Nhu cầu của thị trường hiện tại.
  • Dự báo nhu cầu của thị trường tương lai.
  • Khả năng chiếm lĩnh thị trường.
  • Khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Quy mô đầu tư: Quy mô đầu tư lớn nhỏ phụ thuộc vào tính chất của từng loại sản phẩm, quy mô của thị trường, khả năng vốn có thể huy động.
  • Hiệu quả kinh tế:
  • Tỷ lệ giá trị gia tăng:
  • Mức độ sử dụng lao động:
  • Năng suất lao động:
  • Tăng thu ngoại tệ:
  • Hiệu quả ngoại tệ:
  • Mức đóng góp vào ngân sách:
  1. Các phương thức đầu tư:
  • Đầu tư theo chiều rộng
  • Đầu tư theo chiều sâu
  1. Lập các khu kinh tế tự do.
  • Xây dựng khu bảo thuế:Là khu vực kho bãi dùng để lưu giữ hàng hóa NK của nước ngoài không cần làm thủ tục xuất nhập khẩu sau đó tái xuất, ở đó không áp dụng chế độ thuế quan, thường đặt ở khu vực hải quan của một nước.
  • Cảng tự do: Quốc gia thực hiện quy chế tự do đối với các cảng biển quốc tế, cho pháp tàu thuyền các quốc gia khác được tự do ra vào không phải chịu thuế.
  • Khu mậu dịch tự do: Là một khu vực địa lý riêng biệt trong đó được thực hiện quy chế tự do thương mại (không được sản xuất chế biến trừ sửa chữa nhỏ). Các nhà kinh doanh trong và ngoài nước có thể đưa hàng hóa vào khu vực này tự do mua bán mà không phải chịu thuế xuất nhập khẩu.
  • Mục đích xây dựng các FTZ:
  • Thu hút hàng hóa từ nước ngoài
  • Thu khoản phí
  • Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước.
  • Khu chế xuất: Là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định và không có dân cư sinh sống.
  • Khu công nghệ khoa học:Là khu vực tập trung các cơ quan khoa học kỹ thuật, có các điều kiện cơ sở hạ tầng rất tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực này để sản xuất ra các sản phẩm đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, nhằm nghiên cứu hoặc tiến hành thực nghiệm các phát minh sáng chế nhằm thúc đẩu trình độ khoa học kỹ thuật của nước chủ nhà
  • Khu công nghiệp: Khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định và không có dân cư sinh sống.
  • Đặc khu kinh tế: Khu vực địa lý được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt è đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước trong đó có ưu tiên đẩy mạnh XK.
  • Thành phố mở.

è Trong 4 biện pháp trên thì xây dựng các mặt hàng chủ lực được coi là quan trọng nhất, bởi mỗi nước đều có những mặt hàng chủ lực riêng, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế của nước đó. Do đó việc xây dựng được mặt hàng chủ lực sẽ giúp mỗi quốc gia tạo được nguồn hàng và cải biến cơ cấu XK.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here