Kinh tế Ngoại Thương (phiên bản 2)

0
5104
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Chú ý: Đây là đề cương có cả sơ đồ, bảng biểu, ảnh, các bạn nên tải về để xem cho chi tiết nhé!

Tải ngay bản FULL đề cương tại đây: Tải xuống đề cương Kinh tế Ngoại Thương

Câu 6: Các nguyên tắc của chính sách nhập khẩu và chính sách nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

  1. Sử dụng vốn NK tiết kiệm, hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao:
  • Đây là chỉ tiêu của mọi quốc gia, đặc biệt quan trọng đối với VN do nguồn vốn ngoại tệ của VN quá ít, nhu cầu quá lớn.
  • Yêu cầu:
  • Xác định mặt hàng: Xác định cơ cấu hàng NK một cách hợp lý đối với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và khoa học kĩ thuật của VN.
  • Vế số lượng: Khi sử dụng vốn NK cần tiết kiệm, mặt hàng cần trước nhập trước, cần sau => nhập sau, chưa cần ngay hoặc trong nước sản xuất được => kiên quyết không nhập. Chú trọng sản xuất thay thế hàng NK.
  • Về giá cả: Khi NK phải nghiên cứu thị trường để NK được hàng tốt, giá cả phù hợp, kịp thời, phù hợp về chủng loại, nhanh chóng phát huy tác dụng đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
  1. NK thiết bị, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện của VN:
  • NK thiết bị và chuyển giao công nghệ theo phương châm “ đón đầu đi thẳng”.
  • Tránh tình trạng NK thiết bị về chậm đưa vào quá trình sản xuất lâu phát huy tác dụng, mang nặng tính chất trưng bày phô trương, không sử dụng hết công suất.
  • Tiêu chuẩn máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại:
  • Năng suất lao động
  • Mức tiêu hao nhiên vật liệu
  • Chất lượng (độ bền, độ tin cậy)
  • Độ ô nhiễm môi trường
  • Phù hợp với điều kiện VN: về vốn NK, trình độ quản lý và sử dụng, kế hoạch phát triển KT- XH và khoa học- kỹ thuật trong nước, phù hợp với chính sách khu vực, với thời tiết khí hậu VN.
  1. NK phải bảo vệ và thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng XK:
  • NK cần phải có định hướng để vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, vừa có thể mở mang được sản xuất trong nước.
  • NK bảo vệ và thúc đấy sản xuất
  • Do cơ sở vật chất- kỹ thuật yếu kém, máy móc lạc hậu => phải NK để phát triển sản xuất
  • Do ảnh hưởng của cách mạng khoa học kỹ thuật => cung thế giới lớn hơn cầu thế giới. Mặt khác, các ngành sản xuất của VN còn non trẻ => sản phẩm kém tính cạnh tranh => phải có chính sách bảo hộ. Tuy nhiên không nên bảo hộ bằng bất cứ giá nào
  • Nguyên tắc này đã được pháp lệnh hóa thành danh mục hàng cấm, hàng quản lý bằng hạn ngạch, băng kế hoạch định hướng và quản lý  các cơ quan chuyên gành mà hàng năm nhà nước công bố. Tuy nhiên cần hạn chế một cách hợp lý.
  • NK làm tăng XK
  • Vòng tròn: sản xuất phát triển => hàng hóa tăng => XK tăng => sản xuất tăng.
  • Ngoài ra cón có các nguyên tắc sau:
  • Lấy NK kéo XK: dùng hàng đã tồn kho đổi lấy hàng tồn kho
  • Lấy XK để kéo NK: dùng hàng quý hiếm đổi lấy hàng quý hiếm
  • Lấy NK để nuôi XK: muốn XK phải có nguồn lực sản xuất.
  • Lấy NK để chống NK: NK công nghệ để sản xuất thành phẩm => chống nhập khẩu thành phẩm từ nước ngoài.

Câu 7: Thuế quan nhập khẩu và quan điểm của WTO về thuế quan nhập khẩu.

Trả lời:

  1. Thuế quan nhập khẩu:
  2. Khái niệm:
  • Thuế NK là một loại thuế gián thu đánh hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép NK khi đi qua khu vực hải quan của một nước.
  1. Phương thức đánh thuế:
  • Thuế tương đối (thuế theo giá): Là lại thuế đánh một tỷ lệ phầm trăm nhất định trên giá hàng NK.
  • Ưu điểm: Linh hoạt.
  • Nhược điểm: Khó xác định trị giá tính thuế.
  • Thuế tuyệt đối (thuế theo lượng): Là loại thuế quy định mức thuế theo giá trị tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hóa NK.
  • Ưu điểm: Đơn giản, chính xác.
  • Nhược điểm: Không công bằng đối với đối tượng tính thuế.
  • Thuế hỗn hợp: Áp dựng cả hai cách trên.
  • Thuế theo mùa: Là loại thuế áp dựng mức thuế khác nhau tùy thuộc vào mùa NK.
  • Thuế lựa chọn: Chọn một trong hai cách tính theo giá và tính theo lượng tùy thuộc vào số tiền thuế cao hay thấp.
  • Hạn ngạch thuế: Áp dụng thuế suất 0% hoặc thấp với hàng NK trong hạn ngạch và thuế suất cao với hàng NK vượt quá hạn ngạch.
  • Thuế tính theo giá tiêu chuẩn: Là thuế đánh vào hàng NK nếu hàng NK có giá thấp hơn giá tiêu chuẩn.
  1. Mức thuế và giá tính thuế:
  • Mức thuế:
  • Thuế suất thông thường: Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi.
  • Thuế suất ưu đãi: Được áp dụng cho hàng hóa NK có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận MFN với VN.
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Được áp dụng cho hàng hóa NK có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà VN đã có những thỏa thuận đặc biệt về thuế NK.
  • Trị giá tính thuế:
  • Giá tính thuế đối với hàng XK là giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng (giá FOB) không bao gồm vận tải và phí bảo hiểm.
  • Giá tính thuế đối với hàng NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu NK đầu tiên theo giá hợp đồng (giá CIF).
  1. Mục đích và tác dụng của thuế NK:
  • Thuế tác động đến phát triển sản xuất và bảo hộ sản xuất nội địa:
  • Thuế có xu hướng làm tăng giá trên thị trường nội địa => được coi là một công cụ để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ (bảo hộ danh nghĩa).
  • Tác động của thuế tới giá cả, sản lượng và phúc lợi xã hội.
 đề cương kinh tế ngoại thương ·         Thặng dư tiêu dùng giảm a+b+c+d.

·         Thặng dư sản xuất tăng lên a.

·         Số tiền thuế chính phủ thu được là c.

Quảng Cáo

·         Phần mất không của xã hội là b+d

Trong đó: b là tổn thất so sản xuất không hiệu quả

d là tổn thất do giảm thỏa mãn của                     người tiêu dùng vì giảm sản lượng                     tiêu dùng bởi giá cao.

  • Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo hộ của thuế:
  • Tỷ suất bảo hộ danh nghĩa (NPR):
  • Cho biết mức % tăng lên về giá của hàng NK khi có hàng rào thuế quan.
  • Ý nghĩa: NPR cho biết mức độ bảo hộ danh nghĩa của thuế NK đối với hàng sản xuất trong nước.
  • Tỷ suất bảo hộ danh nghĩa thuế quan (Btq): cho biết sự bảo hộ giá trị danh nghĩa là thế nào nếu không có các yếu tố làm méo mó thuế NK.
TH1: Thuế quan giản đơn

(theo giá trị khai báo hàng NK)

TH2: Tác động của biểu giá

tính thuế

TH3: Tác động của thuế nội địa
    tim, tid: Thuế gián thu đối với các sản             phẩm NK nội địa

t: Thuế NK

    tim > tid: Phân biệt đối xử không có             lợi với hàng NK.

tim = tid: Không phân biệt đối xử.

tim < tid: Đối xử có lợi cho hàng NK.

  • Bảo hộ danh nghĩa thực (Btt): Là chênh lệch tính bằng % mà người sản xuất nội địa nhận được (Pd) và giá quốc tế (Pw).
  • Tỷ suất bảo hộ hiệu quả (ERP):

Cho phép tính tác động hỗn hợp giữa thuế đánh vào thành phẩm hàng NK và thuế đánh vào nguyên liệu đầu vào để sả xuất hàng hóa đó.

Thể hiện mối tương quan giữa thuế quan danh nghĩa và thuế quan đánh trên nguyên liệu đầu vào sản phẩm.

ERP đo lường % giá trị gia tăng nội địa tăng thêm dưới tác động của toàn bộ cơ cấu thuế quan tính trên một đơn vị hàng hóa cuối cùng.

v’: gia trị gia tăng sau thuế

v: giá trị gia tăng ban đầu

  • Thuế quan góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước:
 đề cương kinh tế ngoại thương ·      Khi chưa có thuế NK, người tiêu dùng phân chia thu nhập của mình để mua tại điểm E.

·      Giả sử nhà nước đánh thuế NK với mặt hàng A, khi đó đường giới hạn ngân sách bị thu hẹp lại do giá của sản phẩm A tăng.

·      Người tiêu dùng sẽ hạn chế mua sản phẩm A và mua nhiều sản phẩm B hơn, đồng thời sẽ phân chia phần thu nhập cố định của mình tại điểm E’ (với lượng hàng OA’ và OB’).

  • Thuế NK góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách:
  • Trong một nước mà hệ thống chưa phát triển, thuế xuất nhập khẩu là một nguồn thu chính của ngân sách nhà nước do dễ thực thu.
  • Tại nhiều nước châu Á, thuế NK chiếm một tỷ trọng cáo trong tổng nguồn thu của Chính phủ (từ 15% – 30%).
  • Ở VN, thuế NK trung bình một năm đóng góp 25- 28% thu ngân sách
  • Thuế quan là một công cụ điều tiết quan hệ đối ngoại của một quốc gia:
  • Thực hiện các cam kết giảm dần tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan là cơ sở thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tê.
  • Thuế quan đôi khi trở thành công cụ để mặc cả trong các đàm phán thương mại quốc tế.
  1. Quan điểm của WTO về thuế quan nhập khẩu:
  • Theo WTO, cản trở thuế quan và phi thuế quan dần dần phải dỡ bỏ nhưng do xuất phát điểm về mặt kinh tế giữa các nước thành viên WTO là khác nhau, WTO vẫn cho phép các nước sử dụng thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước, nhưng pải ràng buộc và cam kết mức thuế tiến tới dần dần dỡ bỏ hoàn toàn.

Câu 8: Khái niệm, ưu và nhược điểm của những biện pháp quản lý nhập khẩu thông qua các hàng rào phi thuế quan.

Trả lời:

  1. Khái niệm
  • Theo WTO, hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng.
  1. Ưu điểm
  • Phong phú về hình thức.
  • Đáp ứng nhiều mục tiêu.
  • Nhiều biện pháp hạn chế NK phi thuế quan chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hoặc loại bỏ.
  1. Nhược điểm
  2. Không rõ ràng và khó dự đoán:
  • Vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước.
  • Làm nhiễu tín hiệu chỉ dẫn các quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.
  • Tác động của các biện pháp phi thuế quan thường khó có thể lượng hóa được rõ ràng như tác động của thuế quan do mức độ bảo hộ của bản thân một biện pháp phi thuế chỉ có thể ước lượng một cách tương đối.
  1. Khó khăn và tốn kém trong quản lý:
  • Chi phí quản lý cao và tiêu tốn nhân lực của Nhà nước để duy trì và điều hành.
  • Chi phí vận động hành lang, hối lộ.
  1. Không tăng thu ngân sách:
  • Không đem lại thu nhập cho chính phủ ngoại trừ một số khoản phí không đáng kể như phí xin hạn ngạch, phí xin giấy chứng nhận kỹ thuật,…
  1. Gây bất bình đẳng, thậm chí độc quyền ở một số doanh thu:
  • Một số doanh nghiệp, ngành sản xuất nhất định được bảo hộ hoặc hưởng ưu đãi, đặc quyền => có được lợi nhuận thặng dư.
  • Doang nghiệp duy nhất được hưởng quyền lợi đặc biệt => Độc quyền.
  1. Làm cho tín hiệu thị trường kém trung thực:
  • Các biện pháp hạn chế NK phi thuế quan tác động trực tiếp đến lượng cung- cầu của một quốc gia => tín hiệu thị trường trở nên kém trung thực => Doanh nghiệp sẽ khó có thể xây dựng được kế hoạch sản xuất một cách chuẩn xác.

Câu 9: Hạn ngạch và quan điểm của WTO đối với quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch.

Trả lời:

  1. Hạn ngạch NK:
  2. Khái niệm:
  • Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng, một nhóm hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
  • Hạn ngạch NK thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động.
  1. Đặc điểm quản lý bằng hạn ngạch:
  • Quản lý về số lượng hoặc giá trị hàng hóa.
  • Quản lý về thị trường XK hoặc NK.
  • Quản lý về thời gian.
  1. Căn cứ xác định Danh mục hàng hóa quản lý hạn ngạch:
  • Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triể KT- XH trong nước của từng thời kỳ.
  • Năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong nước.
  • Chính sách bảo vệ sản xuất, hướng dẫn người tiêu dùng, bảo về tài nguyên, bảo vệ môi trường,… ở trong nước đối với mỗi thời kỳ.
  • Căn cứ vào cam kết của Chính phủ các nước với nhau.
  1. Mục đích:
  • Bảo hộ sản xuất trong nước.
  • Sử dụng có hiệu quản quỹ ngoại tệ.
  • Thực hiện các cam kết của Chính phủ với nước ngoài.
  1. Các loại hạn ngạch:
  • Hạn ngạch quốc gia: Thị trường XK hoặc NK là một quốc gia.
  • Hạn ngạch khu vực: Thị trường XK hoặc NK là một khu vực.
  • Hạn ngạch toàn cầu: Thị trường XK hoặc NK là tất cả các nước.
  1. Tác động của hạn ngạch:
 đề cương kinh tế ngoại thương ·      Quota khiến tổng cung xã hội tăng => đường cung dịch chuyển sang phải tại vị trí S’ => xác định giá P’ lớn hơn Pw sau quota tại điểm cân bằng E.

·      Thặng dư tiêu dùng giảm a+b+c+d.

·      Thặng dư sản xuất tăng a.

·      Khoản mất không của xã hội là b+d.

·      Mức đội giá tổng cộng = (P’ – Pw) . (Q4 – Q3) = Diện tích hình c. Người hưởng lợi từ sự đội giá này tùy thuộc vào giấy phép hạn ngạch NK được phân bổ:

ü  Phân bổ dựa trên dự thiên vị: Phần c là lợi ích của những nhà NK được ưu ái phân bổ giấy phép.

ü  Phân bổ thông qua đấu giá: Phần lợi ích c sẽ phân chia cho cả chính phủ lẫn những người được mua giấy phép NK => Số tiền đấu giá cao có thể khiến chính phủ thu được gần toàn bộ lợi ích c như thuế quan.

ü  Quy trình thủ tục tiêu tốn nguồn lực: Một phần hay toàn bộ giá trị được biểu diễn bởi diện tích c trở thành tổn thất của xã hội do lãng phí nguồn lực sản xuất. Trong trường hợp này tổn thất của xã hội sẽ lớn hơn b+d.

  1. Quy định hạn ngạch NK của WTO:
  • WTO quy định các nước không được sử dụng biện pháp này, vì nó làm ảnh hưởng nhiều đến thương mại thế giới. Biện pháp này được quy định nghiêm ngặt hơn thuế quan NK do hai lý do:
  • Hạn ngạch không thể hiện tính minh bạch như thuế quan và tính pháp lý không cao bằng thuế quan và thời hạn áp dụng ngắn (thường là 1 năm).
  • Hạn ngạch dễ biến tướng hơn thuế quan.
  • Trường hợp đặc biệt:
  • Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
  • Bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại
  • Cán cân thanh toán của nước mình.

è Đảm bảo thực hiện hạn chế sản xuất và tiêu dùng, không làm ảnh hưởng tới lợi ích các nước khác, công bố thời hạn áp dụng và dần nới lỏng biện pháp hạn chế NK này,…

Câu 10: So sánh giữa 2 công cụ quản lý nhập khẩu hạn ngạch và thuế quan.

Trả lời:

  • Giống nhau: Đều bảo hộ nền sản xuất trong nước.
  • Khác nhau:
Hạn ngạch Thuế quan
Cho biết trước số lượng hàng hóa ngoại nhập (chính phủ áp đặt số lượng) Không cho biết trước
Không mang lại lợi ích cho chính phủ nhưng mang lại lợi ích cho những đơn vị xin được hạn ngạch Mang lại lợi ích cho chính phủ
Điều chỉnh số lượng Dùng biểu thuế để điều chỉnh
Ít bị chi phối trong thương mại quốc tế=>là biện pháp tự vệ trong thương mại. Bị chi phối

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here