Kinh tế Ngoại Thương (phiên bản 2)

0
5104
đề cương kinh tế ngoại thương
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


ĐỀ CƯƠNG MÔN KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Lộ trình ôn thi Toiec đạt 750+

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: ĐỀ CƯƠNG MÔN KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Quảng Cáo

Câu 1: Trình bày nội dung, ưu nhược điểm của: chủ nghĩa trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết lợi thế tương đối, lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm.

Trả lời:

  1. Chủ nghĩa trọng thương:
  2. Đại diện: Jean Bodin, Thomas Munn,…
  3. Hoàn cảnh ra đời:
  • Thế kỉ 15- Thế kỉ 18.
  • Thời kì tích lũy nguyên thủy của giai cấp tư sản.
  1. Nội dung:
  • Đề cao tích lũy tư bản, coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải

èChức năng của tiền: trao đổi, cất trữ, sinh lời.

  • Coi trọng ngoại thương.
  • Quan điểm về lợi nhuận: lợi nhuận người này đánh đổi bằng mất mát của người khác.
  • Quan điểm về vai trò của nhà nước.
  • Nhà nước cần:
  • Quản lí dòng tiền ra vào
  • Cán cân thương mại thặng dư: Xuất khẩu > Nhập khẩu
  1. Ưu điểm:
  • Chủ nghĩa trọng thương đã sớm đánh giá được tầm quan trọng của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.
  • Đánh giá được vai trò của nhà nước trong việc trực tiếp tham gia vào điều tiết hoạt động KT-XH.
  • Chủ nghĩa trọng thương lần đầu tiên trong lịch sử giải thích tư tưởng kinh tế dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học mà không phải bằng quan niệm tôn giáo (vốn đang là trào lưu lúc bấy giờ).
  1. Nhược điểm
  • Chưa có quan điểm đúng đắn về của cải, nguồn gốc giàu có của một quốc gia.
  • Quan điểm chưa đúng về lợi nhuận trong thương mại.
  • Các lý luận còn đơn giản, chưa cho phép giải thích bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế.
  1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối:
  2. Hoàn cảnh ra đời:
  • Adam Smith (1723- 1790)
  • Sự giàu có của các dân tộc (1776)
  1. Nội dung:
  • Nguồn gốc giàu có của một quốc gia: Sự thịnh vượng của một quốc gia không hẳn phụ thuộc vào số lượng vàng bạc tích trữ mà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
  • Trong thương mại quốc tế, trao đổi là ngang giá và đổi bên cùng có lợi.
  • Cơ sở trao đổi là phân công lao động quốc tế trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia.
  1. Quan điểm về thương mại quốc tế:
  • Không can thiệp vào hoạt động ngoại thương; thị trường mở cửa và tự do thương mại quốc tế
  • Xuất khẩu là yếu tố tích cực cho phát triển kinh tế
  • Trợ cấp xuất khẩu là một dạng thuế đánh vào người dân dẫn tới sự tăng giá trong nước, cần bãi bỏ.
  • Sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số hàng hóa và dịch vụ có sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng.
  • Lợi ích của thương mại quốc tế thu được do nguyên tắc phân công.
  1. Mô hình lý thuyết lợi thế tuyệt đối:
  • Các giả thiết:
  • Chỉ có hai nền kinh tế tham gia sản xuất hàng hóa.
  • Các yếu tố sản xuất ở các nước là giống nhau.
  • Chi phí vận tải bằng 0.
  • Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra trên các thị trường.
  • Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được dịch chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước nhưng không dịch chuyển được sang nước khác.
  • Ví dụ:
  • Mô hình trước khi trao đổi:
NSLĐ Mỹ Anh
Lúa mỳ (tạ/ng-giờ) 6 1
Vải (mét/người-giờ) 2 4
  • Cơ sở mậu dịch:
  • Lợi thế tuyệt đối: (6>1) ; (2<4)

èMỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mỳ

èAnh có lợi thế tuyệt đối về vải

  • Mô hình mậu dịch
  • Mỹ XK lúa mỳ, NK vải
  • Anh XK vải, NK lúa mỳ.
  • Mô hình sau khi trao đổi:
NSLĐ Mỹ Anh Tổng
Lúa mỳ (tạ/người-giờ) +6 -1 +5
Vải (mét,người-giờ) -2 +4 +2

è Nhận xét: tỷ lệ trao đổi quốc tế nằm trong khoảng tỷ lệ trao đổi nội địa của mỗi nước. Tỷ lệ trao đổi quốc tế càng tiến đến gần mức tỷ lẹ trao đổi nội địa nào thì nước ấy có lợi.

  1. Ưu điểm:
  • Khẳng định cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông.
  • Mô hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối có thể giúp giải thích cho nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế.
  • Là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa và trao đổi các mặt hàng (trong 1 số trường hợp).
  • Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối làm khối lượng tổng sản phẩm toàn xã hội tăng lên, làm cho các nguồn lực trong nước được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
  • Đề cao lợi ích của tự do kinh doanh trong thương mại quốc tế.
  1. Nhược điểm:
  • Không giải thích được chỗ đứng của phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế sẽ xảy ra như thế nào khi một trong hai nước có lợi thế tuyệt đối hay bất lợi tuyệt đối về tất cả các mặt hàng.
  • Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và được sử dụng với tỷ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hóa.
  1. Lý thuyết lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh):
  2. Hoàn cảnh ra đời:
  • Tác giả: David Ricardo
  • “Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khóa”.
  1. Nội dung:
  • Một quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia, hay nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng mà quốc gia đó sản xuất hiệu quả một cách tương đối với quốc gia kia.
  • Quốc gia xuất khẩu mặt hàng X khi và chỉ chi:
  1. Chi phí cơ hội – Von Harbeler (1900)
  • Trong 2 quốc gia, quốc gia nào có chi phí cơ hội của mặt hàng nào thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng đó.
  • Chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mà mặt hàng Y cần cắt giảm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X.
  • Ví dụ:
  Lúa gạo (tạ) Vải vóc (m2)
Hàn Quốc 6 8
Việt Nam 4 3
  • VN bất lợi trong cả việc sản xuất lúa gạo và vải vóc. Tuy nhiên, VN vẫn có lợi thế tương đối về sản xuất lúa gạo
  • Tỷ lệ trao đổi (6/4 – 8/3), chọn tỷ lệ trao đổi là 2:1, HQ chuyển 1 đơn vị nguồn lực sản xuất gạo sang sản xuất vải ; VN chuyển đổi 2 đơn vị nguồn lực từ sản xuất vải sang sản xuất gạo.
  Lúa gạo (tạ) Vải (m2)
Hàn quốc -6 +8
Việt Nam +8 -6
Tổng +2 +2

 

  • Giải thích theo chi phí cơ hội
  • Chi phí cơ hội để sản xuất lúa gạo chính là số mét vải phải từ bỏ để sản xuất 1 tạ gạo.
  • HQ: 8/6m
  • VN: 3/4m

èVN có chi phí cơ hội thấp hơn. Vì vậy VN có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa gạo

  • Chi phí cơ hội để sản xuất vải vóc chính là số tạ gạo phải từ bỏ để sản xuất 1 mét vải.
  • HQ: 6/8 tạ
  • VN: 4/3 tạ

èHQ có chi phí cơ hội thấp hơn nên HQ có lợi thế so sánh trong sản xuất vải

èVN sẽ XK lúa gạo và NK vải vóc từ HQ.

  1. Ưu điểm:
  • Giải thích được một phần nguồn gốc thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
  • Giải thích được thương mại quốc tế của một nước bất lợi tuyệt đối với tất cả các mặt hàng.
  1. Nhược điểm
  • Lý thuyết này được đưa ra cũng dựa trên giả định về lao động và không tính đến chi phí khác, không tính đến cơ cấu tiêu dùng cung và cầu.
  • Dự đoán một mức độ chuyên môn hóa hoàn toàn, nghĩa là một nước sẽ tập chung vào một mặt hàng mà mình có lợi.
  1. Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm:
  2. Lý thuyết về khoảng cách công nghệ (Posner- 1961):
  • Khi một phát minh ra đời, quốc gia phát minh giữ vị trí độc quyền trong nội địa. Sau một thời gian nhu cầu nước ngoài xuất hiện thì sản phẩm được xuất khẩu. Nhà sản xuất nước ngoài bắt chước công nghệ và sản phẩm được sản xuất ngay tại nước ngoài một cách hiệu quả. Lợi thế so sánh sản phẩm này thuộc về quốc gia khác. Ở quốc gia phát minh, sản phẩm mới ra đời và qui trình trên được lặp lại.
  1. Nội dung:
  • Giai đoạn sáng tạo ra sản phẩm mới :
  • Một sản phẩm mới được phát minh đầu tiên ở một nước có nền công nghệ hàng đầu.
  • Mục đích: để phục vụ cho thị trường nội địa và sau đó XK sang các nước khác.
  • Họ là những người XK ròng sản phẩm.
  • Giai đoạn sản phẩm phát triển:
  • Sản phẩm được sản xuất rộng rãi ở nhiều nước phát triển khác.
  • Sự cạnh tranh ngày càng cao hơn với công nghệ sản xuất sản phẩm được lan truyền và mô phỏng ở nhiều nước.
  • Lượng XK ròng của nước phát minh sản phẩm sẽ ngày càng giảm.
  • Giai đoạn sản phẩm đc tiêu chuẩn hóa và bị đào thải:
  • Việc sản xuất sản phẩm sẽ đc diễn ra ở các nước đang phát triển và XK ngược trở lại các nước phát triển và các nước đã phát minh ra sản phẩm.
  • Nước phát minh ra sản phẩm cũng như các nước phát triển khác trở thành những nước XK ròng sản phẩm này.

Ưu điểm :

  • Giải thích được nhược điểm của lý thuyết khoảng cách công nghệ, mở rộng lý thuyết về khoảng cách công nghệ.

Nhược điểm :

  • Chưa giải thích được nguồn gốc lợi thế của các nước phát minh và các nước dẫn đầu về công nghệ.

Câu 2: Lợi ích của ngoại thương với quốc gia và với doanh nghiệp.

Trả lời:

  1. Đối với quốc gia
  • Cho phép tăng tiêu dùng của các loại hàng hóa trong nền kinh tế.
  • Đa dạng hóa sản phẩm.
  • Đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô.
  • Hợp lý hóa sản xuất và phân phối.
  • Lợi ích thúc đẩy cạnh tranh.
  • Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân (đa dạng hóa sản phẩm và thị trường).
  • Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, loại bỏ được những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
  1. Đối với doanh nghiệp
  • Góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy cạnh tranh với nước ngoài
  • Có thể bán sản phẩm ở cả thị trường nội địa và nước ngoài. Có thể có lợi ích nhiều hơn ở nước ngoài với một số mặt hàng
  • Có thêm nhiều khách hàng
  • Có cơ hội tìm kiếm và NK các nguốn cung cấp nguyên liệu rẻ hay các máy móc có trình độ cao phù hợp với quy trình sản xuất
  • Động lực xuất khẩu của doanh nghiệp:
  • Sử dụng khả năng dư thừa (khi sản xuất vượt quá nhu cầu trong nước).
  • Giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm.
  • Lợi ích nhiều hơn (do chu kỳ sống của sản phẩm ở mỗi nước khác nhau).
  • Phân tán được rủi ro.
  • Cơ hội nhập khẩu nguồn lực đầu vào và các hàng hóa khác.
  • Động lực nhập khẩu của doanh nghiệp.
  • Nguồn cung cấp rẻ.
  • Có thêm mặt hàng, sản phẩm.
  • Giảm rủi ro không có nguồn cung cấp.

Câu 3: Ngoại thương của một nền kinh tế mở, quy mô nhỏ.

Trả lời:

  1. Điều kiện chấp nhận giá:
  • Nền kinh tế chấp nhận giá cho cả XK và NK: Những điều kiện mà tất cả các nền kinh tế nhỏ và hầu hết các nền kinh tế cỡ vừa phải đối mặt trên thị trường được hình thành theo mô hình của nền kinh tế mở quy mô nhỉ, đó là nền kinh tế chấp nhận giá cho cả hàng XK và NK. Nhiều nước quá nhỏ bé trên thương trường quốc tế để có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa mà nước đó xuất- nhập khẩu. Điều kiện chấp nhận giá là do không có khả năng gây ảnh hưởng đến giá các mặt hàng XK, NK của các nước đó
  • Điều kiện để tham gia thị trường là đối với nền kinh tế nhỏ và hầu hết các nền kinh tế cỡ vừa là phải chấp nhận giá.
  • Khả năng biến đổi giá mà vẫn duy trì sự bán hàng là rất hạn chế.
  1. Xuất khẩu và nhập khẩu trong nền kinh tế quy mô nhỏ mở cửa:
  • Cung > cầu kinh tế đóng giá giảm (giá chỉ bị ảnh hưởng của quan hệ cung cầu, không bị ảnh hưởng của điều kiện thị trường của cùng loại sản phẩm ở nước khác).
  • Cung > cầu kinh tế mở XK (giá XK được xác định khi đưa vào thị trường quốc tế).
  • Xuất khẩu:

 

 đề cương kinh tế ngoại thương ·      SO, DO: đường cung, cầu trong nước

·      EO: điểm cân bằng cung- cầu (không có XK, NK). Tại đó giá là P0

·      PW: giá quốc tế (thông thường để XK hàng hóa, giá quốc tế phải > giá trong nước). Khi XK, giá tăng kên mức PW, điểm cân bằng tiêu dùng là E1, lượng hàng tiêu dùng trong nước là Q1, trong khi điểm cân bằng tiêu dùng là E2, cung là q2. Khi cung không thay đổi, đường cầu sẽ dịch sang vị trí D1. Lượng hàng XK là q2-Q1.

 

  • Nhập khẩu:
 đề cương kinh tế ngoại thương ·      SO, DO: đường cung, đường cầu trong nước

·      EO: điểm cân bằng cung- cầu (không có XK, NK). Tại đó giá là P0

·      PW: giá quốc tế (thông thường khi NK hàng hóa, giá giá quốc tế thấp hơn giá của tình trạng tự cung tự cấp). Khi NK giá giảm xuống còn PW, điểm cân bằng sản xuất là E1, lượng hàng cung trong nước là Q1, trong khi điểm cân bằng  tiêu dùng là E2, lượng hàng tiêu dùng là q2. Đường cầu sẽ dịch chuyển sang vị trí D1.

è Kết luận: Trong nền kinh tế mở quy mô nhỏ, nếu mọi yếu tố khác cân bằng thì sự thay đổi về cung và cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi về số hàng hóa XK và NK hơn là thay đổi về giá trong nước.

Câu 4: Nội dung nghiên cứu môi trường kinh tế và môi trường chính trị- luật pháp của nước khách hàng.

Trả lời:

  1. Môi trường kinh tế của nước khách hàng
  2. Cơ cấu kinh tế
  • Cơ cấu kinh tế của một nước quyết định nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, mức thu nhập và tỷ lệ người có công ăn việc làm của nước đó.
  • Những nước có nền kinh tế tự nhiên: nền sản xuất nông nghiệp đơn giản, XK ít è thu ngoại tệ thấp, thu nhập quốc dân thấp, tính chất tự cung tự cấp là chủ yếu è ít có khả năng thâm nhập thị trường này.
  • Những nước sản xuất và XK nguyên liệu thô: là những nước giàu về một hay nhiều loại tài nguyên thiên nhiên nhưng nghèo về các mặt khác è phải NK các tư liệu tiêu dùng, các thiết bị khai khoáng,…è là thị trường tiềm năng. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào chính sách và nguồn tài nguyên từng nước
  • Những nước đang phát triển: là những nước có nền công nghiệp đang phát triển, đặc biệt là công nghiệp gia công è cần NK nhiều nguyên liệu và các sản phẩm công nghiệp nặng.
  • Những nướcc công nghiệp phát triển: chủ yếu XK hàng công nghiệp (sang cả các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước khác) è cần NK nguyên liệu thô, bán thành phẩm. thu nhập cao è nhu cầu phong phú về các mặt hàng èlà thị trường rộng lớn cho mọi chủng loại hàng hóa.
  1. Tính chất phân phối thu nhập: phụ thuộc vào hệ thống chính trị và cơ cấu kinh tế.
  • Gồm 3 loại:
  • Có một số ít người giàu, thu nhập cao còn đại đa số mức thu nhập rất thấp.
  • Có mức thu nhập phần nhiều là thấp.
  • Có mức thu nhập nhiều là trung bình.

èẢnh hưởng đến khối lượng, chất lượng và cơ cấu hàng mua.

  1. Môi trường chính trị- pháp luật của nước khách hàng.
  • Thái độ của Chính phủ đối với việc mua hàng ngoại:Tùy thái độ khuyến khích hay hạn chế mua hàng ngoại è đề ra biện pháp tương ứng.
  • Sự ổn định chính trị:Môi trường chính trị ổn định, đường lối chính sách thay đổi không đột ngột, luật lệ rõ ràng èDoanh nghiệp có thể tính toán tương đối chính xác lợi ích, có lợi nhuận ổn định. Cũng có thể trục lợi trong môi trường chính trị không ổn định.
  • Chính sách tiền tệ, quản lý ngoại tệ:Vấn đề cần quan tâm: phương thức quản lý ngoại tệ (tiền bán hàng có thể tự do chuyển đổi không?), các chính sách về tỷ giá hối đoái.
  • Bộ máy nhà nước:Khi giải quyết xong thủ tục XNK, cơ quan hải quan có làm việc thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hay không?

Câu 5: Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô, chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu, và tình hình sử dụng ở Việt Nam.

Trả lời:

  1. Chiến lược XK sản phâm thô:
  2. Nội dung:
  • Sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi trong nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
  1. Ưu điểm:
  • Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng è tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước, giải quyết việc làm, tăng đội ngũ công nhân lành nghề è tăng quy mô sản xuất.
  • Thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa.
  • Tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước.
  1. Nhược điểm
  • Cung sản phẩm thô không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
  • Cầu sản phẩm thô ko ổn định do:
  • Xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm tăng chậm hơn mức thu nhập, đặc biệt ở các nc công nghiệp phát triển.
  • Do KH- CN phát triển => tiêu hao nguyên liệu có xu hướng giảm.
  • Do KH- CN phát triển => ra đời nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu nhân tạo => cầu về sp thô có xu hướng giảm.
  • Giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ => bất lợi cho các nước XK sản phẩm thô
  • Hiện tượng giá cánh kéo.
  1. Chiến lược sản xuất thay thế NK:
  2. Hoàn cảng lịch sử:
  • Đại suy thoái và khan hiếm vận chuyển hàng hóa quốc tế.
  • Giảm NK hàng công nghiệp từ nước thống trị.
  • Phổ biến sau chiến tranh thế giới thứ II đến thập niên 60.
  1. Nội dung:
  • Xác định số lượng và chủng loại hàng hóa NK hàng năm.
  • Lập phương án để tổ chức sản xuất đáp ứng đâị bộ phận nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cho thị trường nội địa.
  • Đảm bảo cho các nhà sản xuất trong nước có thể làm chủ được kĩ thuật sản xuất hoặc các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp công nghệ, vốn và quản lý hướng vào việc cung cấp cho thị trường nội địa là chính.
  • Chính phủ sẽ lập hàng rào bảo hộ để hỗ trợ cho sản xuất trong nước.
  1. Ưu điểm:
  • Đem lại sự mở mang nhất định cho các cơ sở sản xuất.
  • Mở rộng phân công lao động trong nước, giải quyết công ăn việc làm.
  • Quá trình đô thị hóa tăng, bước đầu hình thành các cơ sở kinh doanh tốt.
  • Ít chịu ảnh hưởng từ những biến động bên ngoài nền kinh tế.
  1. Nhược điểm:
  • Hạn chế việc khai thắc tiềm năng của đất nước trong việc phát triển ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác.
  • Cản trở nhập khẩu những yếu tố sản xuất trong nước không có, do vậy kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  • Cán cân thương mại thiếu hụt dẫn đến khan hiếm ngoại tệ.
  • Do các doanh nghiệp trong nước được bảo hộ nên khiến họ không năng động, ỷ lại. Người tiêu dùng bị thiệt hại, phải sử dụng hàng hóa với giá cao và chất lượng kém.
  1. Chiến lược sản xuất hướng về XK:
  2. Hoàn cảnh lịch sử:
  • Bắt đầu tại 4 nước Đông Á: Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan vào cuối thập niên 60.
  • Phổ biến vào thập niên 80 với xu thế hướng ngoại của các nền kinh tế.
  1. Nội dung:
  • Thay kiểm soát NK bằng việc khuyến khích mở rộng nhanh chóng khả năng xuất khẩu.
  • Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương và thay thế vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng XK.
  • Thu hút đến mức tối đa vốn đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ đầu tư nước ngoai chủ yếu nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng XK và hướng khu vực đầu tư về xuất khẩu.
  1. Các bước cơ bản:
  • Bãi bỏ các hình thức bảo hộ.
  • Xây dựng tỷ giá hối đoái tự do.
  • Giảm quy định, luật lệ không cần thiết, chi phí thủ tục hành chính,…
  • Duy trì thị trường các yêu tố sản xuất linh hoạt.
  • Tăng cường cơ sở hạ tầng, đầu tư vào giáo dục và y tế.
  • Kinh tế tự do hóa dựa vào thị trường.
  1. Ưu điểm:
  • Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, một số ngành công nghiệp đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
  • Tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ những nước tiên tiến.
  1. Nhược điểm:
  • Do tập chung hết khả năng cho XK và các ngành có liên quan nên dẫn tới mất cân đối trầm trọng giữa các ngành XK và không XK.
  • Tốc độ mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng nền kinh tế gắn chặt vào thị trường bên ngoài nên dễ bị tác động bởi biến động thị trường bên ngoài.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here