Kinh tế cảng

0
9579
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Kinh Tế Cảng

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Quản trị Hành chính văn phòng – Nghiệp Vụ Ngân Hàng – Kho hàng


Câu 17: Các phương pháp xây dựng chi phí dịch vụ cảng biển?

  1. Xác định chi phí theo lượng hàng thông qua
  • Có nhiều lý do cho việc tính toán tổng chi phí phát sinh cho nhà khai thác cảng khi phục vụ 1 sản lượng thông qua của cảng:

+ Những chi phí này đc yêu cầu xđịnh nhằm tính toán tình trạng tài chính của cảng, đó là liệu cảng đang có lợi nhuận hay thua lỗ, thậm chí sắp phá sản khi so sánh với lượng danh thu đạt đc

+ Những chi phí này có thể đc sử dụng vào việc đánh giá sự hợp lý giữa các mức giá của cảng trong mối tương quan với lợi nhuận đạt đc hay mức lỗ của cảng. Những mức giá này là cao hay thấp

+ Các chi phí này có thể đc phân tích phục vụ cho quá trình ra qđịnh của ng khai thác cảng, tìm hiểu xem liệu cảng đang đối diện với mở rộng quy mô kinh tế hay lĩnh vực kinh doanh:

Quảng Cáo
  • Nếu mở rộng quy mô: quá trình mở rộng cảng sẽ đc kì vọng sẽ đem đến 1 chi phí đơn vị thấp hơn khi phục vụ cùng 1 lượng hàng thông qua.
  • Nếu mở rộng lĩnh vực: các nhà khai thác cảng có bằng chứng rằng chi phí sẽ giảm nếu cảng có hơn 2 loại hàng hóa thông qua so với cảng chỉ có duy nhất 1 loại hàng hóa thông qua với cùng 1 sản lượng
  • Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân khiến việc xác định chi phí biên cho 1 lượng hàng thông qua càng trở nên cần thiết:

+ Chi phí đơn vị của 1 lượng hàng thông qua 1 cảng bất kì với 1 số lượng dịch vụ nhất định nào đó có thể đc so sánh với các mức giá của chính các dịch vụ đó

+ Chi phí biên có thể đc sử dụng để qđịnh biểu giá cho lượng hàng thông qua cảng

  1. Xác định chi phí theo khu vực khai thác
  • Khu vực khai thác đc xđịnh là 1 khu vực dịch vụ tương đối đập lập trong 1 cảng, nơi các chi phí đc xđịnh và tính toán khá độc lập tại đó. Đối với 1cảng thông thường, các vùng khai thác bao gồm:
  1. Các cổng ra, vào cảng cho hệ thống vận tải đường bộ và đường sắt, nơi hàng hóa đến và đi khỏi cảng
  2. Các khu vực kho bãi cảng
  3. Các khu vực bãi tạm nơi hàng hóa đc xếp đống trc khi chuyển lên tàu hoặc chuyển từ tàu lên
  4. Các khu vực bảo quản hàng
  5. Cuối cùng là khu vực xếp, dỡ dành cho tàu, xe tải, to axe nơi hàng hóa đc xếp lên, dỡ xuống
  • Quá trình xđịnh vị trí theo khu vực khai thác sẽ phân bố tổng chi phí cảng trong 1tgian nhất định theo các khu vực khai thác của cảng.

+ Đvới cảng container: chi phí phân bổ vào từng khu vực khai thác và sau đó chia ra cho số TEU đi qua khu vực đó trong 1tgian nhất định để xđịnh chi phí đơn vị của khu vực đó. Các chi phí đơn vị này đc các nhà khai thác cảng sử dụng để dự tính chi phí của từng khu vực trong tương lai tương ứng với các khả năng thông qua khác nhau của cảng, bằng cách nhân các mức thông qua khác nhau với chi phí đơn vị tương ứng. Từ đó tính ra đc tổng chi phí của các khu vực khai thác trong cảng, chính là tổng chi phí của toàn cảng tương ứng với tổng khối lượng hàng thông qua.

Câu 18: Trình bày khái niệm và các loại giá dịch vụ cảng biển?

  • Khái niệm: giá dịch vụ cảng biển là khoản chi hay số tiền mà bên sử dụng các dịch vụ cảng biển phải trả cho bên cung các dịch vụ cảng biển để có được các loại hình dịch vụ cảng biển
  • Các loại giá dịch vụ cảng biển:
  • Đối với tàu: là các khoản tiền chủ tàu phải trả cho cảng khi sử dụng các dịch vụ tại cảng. Ví dụ: là các phí và lệ phí như:

+ Giá hoa tiêu là giá dịch vụ phải trả khi đặt 1 hoa tiêu có bằng cấp chuyên môn hướng dẫn tàu ra vào cảng hoặc hướng dẫn mực nước của luồng

+ Giá lai dắt là giá của dịch vụ sử dụng tàu lai để kéo, đấy, hoặc hỗ trợ tàu cập cầu

+ Giá neo buộc là giá buộc cởi dây khi tàu cập, rời cầu bến

  • Đối với hàng: là số tiền mà chủ hàng, hay ng XK, NK phải trả cho chủ tàu hoặc cho cảng cảng khi sử dụng các dịch vụ trên tàu hay ở cảng. Ví dụ:

+ Giá bãi tạm là giá thuê 1 khoảng diện tích trên cầu tàu để chứa tạm hàng

+ Giá cầu bến là mức giá do tàu phải trả để cập cầu và neo buộc tại đó

+ Giá xếp dỡ là giá phải trả cho dịch vụ xếp, dỡ hàng của tàu đc thực hiện bởi công nhân xếp dỡ

+ Giá thuê cần trục cảng là giá thuê theo giờ sử dụng

+ Giá dịch chuyển contarner tàu ó bờ được tính theo số lần dịch chuyển

  • Đối với hành khách: là số tiền hành khách phải trả cho bên cung các dịch vụ tại cảng. Ví dụ:

+ Giá vé là giá phải trả cho dịch vụ di chuyển từ cảng này sang cảng khác.

+ Phí phục vụ ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt như: tiền ăn, chơi, sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn trên tàu…

+ Phụ phí khác: phí làm visa (đối với các cảng hành khách quốc tế)…

Câu 19: Phương pháp xác định giá dịch vụ cảng biển trên thực tế?

Giá dịch vụ cảng khi phục vụ tàu và hàng trong cảng có thể bao gồm: giá dịch vụ hoa tiêu, lai dắt, bãi tạm, cầu bến, neo buộc, xếp dỡ, làm hàng ngoài giờ, thuê cần trục cảng và xếp dỡ hàng lên, xuống tàu. Các giá được định mức cho tàu và hàng như sau:

  • Giá hoa tiêu là giá dịch vụ phải trả khi đặt 1 hoa tiêu có bằng cấp chuyên môn hướng dẫn tàu ra vào cảng hoặc hướng dẫn mực nước của luồng; được tính theo chiều dài, chiều rộng và mớn nước của tàu (tàu trả)
  • Giá lai dắt là giá của dịch vụ sử dụng tàu lai để kéo, đấy, hoặc hỗ trợ tàu cập cầu; được tính theo tải tịnh (số tấn NET) của tàu (tàu trả)
  • Giá bãi tạmlà giá thuê 1 khoảng diện tích trên cầu tàu để chứa tạm hàng; được tính theo trọng lượng tịnh (NET) của hàng được xếp, dỡ (chủ hàng trả)
  • Giá cầu bến là mức giá do tàu phải trả để cập cầu và neo buộc tại đó; được tính theo trọng tải đăng kí toàn bộ của tàu (chủ hàng trả)
  • Giá neo buộc là giá buộc cởi dây khi tàu cập, rời cầu bến; là 1 khoản cổ định trên mỗi tàu (tàu trả)
  • Giá xếp dỡ là giá phải trả cho dịch vụ xếp, dỡ hàng của tàu đc thực hiện bởi công nhân xếp dỡ; là giá tính trên máng xếp dỡ theo giờ (chủ hàng trả)
  • Giá làm việc trong giờ và giá mỗi giờ làm thêm ngoài giờ làm việc tiêu chuẩn
  • Giá thuê cần trục cảng là giá thuê theo giờ sử dụng (chủ hàng trả)
  • Giá dịch chuyển contarner tàu ó bờ được tính theo số lần dịch chuyển (chủ hàng trả)

Câu 20: Trình bày khái niệm và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh cảng biển?

  • Khái niệm:

+ Theo qđiểm truyền thống: CTCB là sự cạnh tranh trong nội bộ cảng biển (tức là cạnh tranh giữa các hđộng kdoanh diễn ra trong cảng) hoặc giữa các cảng biển với nhau

+ Theo quan điểm hiện đại: CTCB là sự cạnh tranh giữa các lĩnh vực kinh doanh cảng biển với nhau.

  • CTCB là sự cạnh tranh trong nội bộ cảng hoặc giữa các cảng biển trong các lĩnh vực kinh doanh cảng biển. Ví dụ: sự cạnh tranh giữa các nhà khai thác cảng, mỗi nhà khai thác cảng đều phải nỗ lực để đạt đc mục tiêu tăng trưởng tối đa lquan đến việc xếp dỡ hàng hóa và các dịch vụ gia tăng khác.
  • Các nhân tố ảnh hưởng:
  1. Vị trí
  2. Vtrí địa lý
  • Biển, sông, độ sâu luồng lạch, mớn nước
  • Thủy triều, thủy văn
  • Điều kiện thời tiết, khí hậu
  • Ảnh hưởng đến:

+ Loại tàu, cỡ tàu ra vào cảng

+ Loại hàng, phương pháp xếp dỡ bảo quản hàng hóa

  1. Vai trò của cảng biển
  • Tầm quan trọng đối với thành phố, quốc gia, khu vực => quyết định đến sự phát triển kinh tế của cảng biển
  1. Nguồn lực
  2. Csvc, hạ tầng kỹ thuật cảng biển
  • Khu nước: luồng lạch, hệ thống phao tiêu, đèn báo hiệu…
  • Khu đất: cầu tàu, kho bãi…
  • Ảnh hưởng đến tàu (cỡ tàu, loại tàu), hàng và hành khách
  1. Máy móc, trang thiết bị xếp dỡ
  • Số lượng
  • Chủng loại
  • Năng suất xếp dỡ
  • Năm đóng/nơi đóng
  • Ảnh hưởng đến tàu và hàng (việc xếp dỡ hàng hóa), máy móc trang thiết bị xếp dỡ hiện đại => năng suất xếp dỡ cao => giảm thời gian tàu đỗ xếp dỡ, thời gian chuyến đi của tàu
  1. Nguồn nhân lực
  • Số lượng
  • Chất lượng: trình độ chuyên môn, tay nghề
  • Kinh nghiệm
  1. Nguồn lực khác
  • Tài chính:

+ TSCĐ

+ TS lưu động

  • Phụ thuộc vào vốn => cần huy động vốn đầu tư vào cảng biển => liên quan đến MH qlý cảng biển, ảnh hưởng đến sự phát triển cảng biển về quy mô, hiệu quả sx, kinh tế
  1. Nhóm nhân tố khác
  • Nhóm nhân tố vĩ mô: chính sách, pluật, KT, XH, CT…
  • Nhóm nhân tố vi mô:

+ Các loại hình dịch vụ tại cảng biển:

*Phục vụ tàu, hàng, hành khách gồm dvụ cơ bản và dvụ giá trị cao => phụ thuộc vị trí và nguồn lực của cảng biển => tăng năng lực cạnh tranh của cảng biển

*Chất lượng dịch vụ: ảnh hưởng đến độ tin cậy và uy tín của cảng

+ Qlý cảng: gồm MHQL cảng, marketing cảng biển, lobby cảng (dùng chính sách, pluật, quy định làm cho cảng phát triển)

+Giá dịch vụ: ảnh hưởng đến lượng cầu dịch vụ cảng biển

+ Định hướng chiến lược phát triển:

*Dựa trên chính sách, pluật nhà nước

*Phụ thuộc vị trí, nguồn lực cảng biển

+Bí kíp để phát triển cảng biển

+Nhân tố khác: khả năng thích ứng và đối phó với các vấn đề thực tế của cảng, sự ra đời của vận tải container, sự gia tăng mạnh mẽ của ng vận tải mega, sự ra đời và tích hợp của logistics, sự kết hợp giữa các nhà khai thác cảng và sự phát triển của hệ thống vận tải thủy nội địa…

Câu 21: Các nhân tố quyết định việc lựa chọn cảng biển?

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cảng của chủ tàu và chủ hàng bao gồm:

–     Nhu cầu chung của thế giới về 1 loại hàng hoá nào đó

–     Chất lượng của dịch vụ vận tải quốc tế nói chung

–     Sự cạnh tranh giữa các cảng: bao gồm biểu phí, thời gian xếp dỡ, thời gian giao hàng, thời gian làm việc, thiết bị bốc xếp…

–     Cấu trúc của biểu phí cảng: một số cảng có mức phí mềm dẻo và đưa ra mức phí theo khối lượng hàng qua cảng

–     Ảnh hưởng của tình hình chính trị và điều tiết của Chính phủ đối với khách hàng của cảng

–     Chi phí vận chuyển chung

–     Điều kiện khí tượng thuỷ văn: sương mù, thuỷ triều ảnh hưởng đến việc tàu ra vào cảng, hoặc 1 số cảng bị đóng băng trong mùa đông

–     Điểm bắt đầu hoặc kết thúc của hàng hoá: ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển chung

–     Bản chất và số lượng và hàng hoá: những hàng hoá đặc biệt thường phải sử dụng cảng chuyên dụng, số lượng hàng hoá lớn yêu cầu các thiết bị đặc chủng để có thể làm hàng nhanh hơn…

–     Dạng vận tải nội địa: có thể là đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ

–     Chi phí nhiên liệu và lệ phí cảng

–     Các điều kiện khác của cảng phục vụ cho người gửi hàng, chủ tàu, đại lý, sửa chữa, tàu đẩy hoặc kéo, hải quan…

–     Các thoả thuận giữa cảng với các nghiệp đoàn tàu chợ, tàu chuyến, chủ hàng

–> Ảnh hưởng của những nhân tố trên có thể thay đổi tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt là chi phí vận tải chung, cơ sở vật chất của cảng và hiệu quả chung của cảng.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here