Khoa học quản lý (Tháng 5 năm 2016)

0
2918
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 21 : Chức năng điều khiển là gì? Các loại quyết định ? các phương pháp ra quyết định ?

  • Khái niệm : Là khiến cho mọi người đem hết khả năng của họ ra làm việc, bằng cách truyền đạt cho họ hiểu kế hoạch đã đề ra và thúc đẩy họ cố gắng tối đa để đạt được mục tiêu của tổ chức. Thực chất chức năng này của nhà quản lý là ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó.

Quyết định là hành vi sang tạo của người lãnh đạo, nhằm định ra chương trình, tính chất của hoạt động  của các bộ phận và các cá nhân trong hệ thống, nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

  • Các loại quyết định

Theo tốc độ khi ra quyết định, gồm hai loại:

  • Các quyết định trực giác : là xuất phát từ trực giác của người ra quyết định mà không cần tới lý trí phân  tích can thiệp.
  • Các quyết định lý giải : là dựa vào sự nghiên cứu và phân tích có hệ thống một vấn đề khi ra quyết định.
  • Các phương pháp ra quyết định :
  • Trường hợp thông tin đầy đủ : sử dụng các công cụ toán học như xây dựng tuyến tính, xác suất,..
  • Trường hợp có ít thông tin : sử dụng các phương pháp chuyên gia như điều tra xã hội học, mô phỏng, so sánh hiệu quả…
  • Trường hợp có rất ít thông tn hoặc không có : người lãnh đạo phải kết hợp hai phương án đó là cây quyết định và phương pháp ngoại cảm để xử lý.

Câu 22: Khái niệm, vai trò, đặc điểm của chức năng kiểm tra ? các nguyên tắc của chức năng kiểm tra ?

  • Khái niệm: là một quá trình theo dõi những hoạt động, để biết chắc là chúng đang thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra và để sửa chữa những sai lệch đã xảy ra.
  • Vai trò :
  • Kiểm tra là công cụ phát hiện ra sự phù hợp từ đó kịp thời điều chỉnh.
  • Công tác kiểm tra được thực hiện đều đặn làm cho đối tương bị quản lý luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
  • Kiểm tra tạo điều kiện tiết kiệm trong quản lý, do chấp hành tốt các tiêu chuẩn định mức và qui định của cấp trên.
  • Đặc điểm của kiểm tra:
  • Kiểm tra phải được tiến hành sau khi ra quyết định và đảm bảo cho quyết định được thành công.
  • Kiểm tra là nhiệm vụ của người lãnh đạo ở mọi cấp mọi ngành.
  • Kiểm tra phải có tiêu thức để đánh giá mức độ thực hiện của các tiêu thức kiểm tra.
  • Các nguyên tắc của chức năng kiểm tra:
  1. Nguyên tắc chính xác và khách quan

Đây là nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm tra.  Nếu không tuân theo nguyên tắc này thì người thì người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra có thể tùy tiện đưa ra các kết luận đánh giá hiện trạng sự việc con người và tập thể mà họ kiểm tra.

  1. Nguyên tắc có chuẩn mực

Đó là các mốc cần đạt được của các địa chỉ bị kiểm tra đã thực hiện trong hệ thống.

  1. Nguyên tắc công khai và tôn trọng người bị kiểm tra

Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải là hoạt động mang tính thường tình, không phải là sự phiền hà đánh đố người bị kiểm tra .

  1. Nguyên tắc có độ đa dạng hợp lý

Nguyên tắc này đòi hỏi phải kết hợp nhiều hình thức và thủ thuật kiểm tra khác nhau nhằm đảm bảo kết quả thu được  qua kiểm tra là chính xác khách quan.

Quảng Cáo
  1. Nguyên tắc kinh tế

Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải mang lại kết quả thích hợp, tức là chi phí kiểm tra phải nhỏ hơn nhiều lần so với kết quả thu được  do hoạt động kiểm tra mang về cho hệ thống.

  1. Nguyên tắc có trọng điểm và trọng tâm

Kiểm tra không nên dàn trải mà phải có trong tâm, trọng điểm tùy thuộc tiến trình hoạt động của hệ thống.

Câu 23: Nội dung của chức năng kiểm tra? Phương tiện, công cụ kiểm tra?

  • Nội dung :
  1. Xây dựng qui chế hoạt động của hệ thống

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu mà hệ thống dễ bỏ qua vì cho nó là những điều kiện kiển nhiên, không  có gì đáng bận tâm. Nhưng thực tế các hệ thống ( từ phạm vi quốc gia quốc tế đến các doanh nghiệp …) mọi việc đổ vỡ xuất phát từ việc vi phạm qui chế.

  1. Đo lường việc thực hiện

Nội dung này nhằm phát hiện ra những sai lệch, để tránh chúng bằng những hành động thích hợp. Mặc dù đo lường không phải bao giờ cũng thực hiện được, bởi vì những công việc ít kỹ thuật, thì việc vạch ra tiêu chuẩn đã khó, nhưng đo lường lại càng khó hơn.

  1. Điều chỉnh sai lệch

Bằng cách các nhà quản lý thực hiện chức năng tổ chức của mình, thông qua việc phân công lại hoặc làm rõ nhiệm vụ của các bộ phận, các cá nhân. Nhằm đảm bảo các mục tiêu của kế hoạch.

  • Phương tiện và công cụ để kiểm tra
  • Sử dụng phương pháp sơ đồ mạng .
  • Sử dụng các ma trận xã hội học, để kiểm tra các vấn đề mang nặng tính định tính.
  • Sử dụng trang thiết bị hiện đại chuyên dùng cho các khâu cụ thể.
  • Sử dụng đội ngũ chuyên gia.
  • Sử dụng nhân viên tình báo để thu lượm các thông tin từ các hệ thống bên ngoài.

Câu 24: Khái niệm phương pháp quản lý ? các phương pháp quản lý?

  • Khái niệm: là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích, của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý ( cấp dưới và tiềm năng có được của hệ thống ) và khách thể quản lý ( các rang buộc của môi trường các hệ thống khác) để đạt được mục tiêu của quản lý.
  • Các phương pháp quản lý:
  1. Các phương pháp quản lý trong nội bộ hệ thống:
    • Các phương pháp tác động lên con người
  • Phương pháp vận động, giáo dục, tuyên truyền: các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong hệ thống, nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động cảu họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Các phương pháp hành chính: các phương pháp tác động dựa vào mối quan hệ của tổ chức và ký luật của hệ thống quản lý.
  • Các phương pháp kinh tế: tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để đối tượng tự chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất, trong phạm vi hoạt động của họ.
  • Các phương pháp liên kết con người :việc vận dụng tổng hợp các phương pháp trên.
  • Các phương pháp tác động lên đối tượng khác trong hệ thống

Để quản lý hệ thống có hiệu quả ngoài yếu tố con người, hệ thống còn đụng chạm đến hàng loạt các yếu tố khác như tiền vốn, công nghệ, thông tin, tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy để quản lý thành công thì cần có các phương pháp và hình thức quản lý thích hợp(  gồm các phương pháp, các kỹ năng và hình thức thích hợp, mang tính nghiệp vụ chuyên môn ).

  1. Các phương pháp tác động lên khách thể quản lý.

2.1. Căn cứ các phương pháp tác động lên khách thể quản lý

– Phải xuất phát từ thực lực hệ thống và thực tế mối tương quan giữa hệ thống với khách thể.

– Phải bám sát mục tiêu và mục đích quản lý đặt ra cho hệ thống.

2.2. Các nguyên tắc lựa chọn phương pháp tác động

  • Nguyên tắc hiệu quả và tính toán khoa học: Nguyên tắc đầu tiên để lựa chọn phương pháp tác động lên khách thể, nó đảm bảo cho việc đưa ra một phương pháp, một hình thức tác động hiệu quả nhất.
  • Nguyên tắc thêm bạn bớt thù: Nguyên tắc lựa chọn phương pháp tác động khôn khéo, tạo ra sự thông thoáng môi trường hoạt động.
  • Nguyên tắc uyển chuyển linh hoạt: Nguyên tắc này đòi hỏi việc lựa chọn phương pháp và hình thức tác động lên khách thể , phải xuất phát từ hoàn cảnh thực tế.
  • Nguyên tắc không xa rời mục tiêu : Nguyên tắc này đòi hỏi việc lựa chọn phương pháp và hình thức tác động phải luôn hướng tới mục đích phát triển của hệ thống, có thể là giải pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Nguyên tắc dung hòa nhưng có phân biệt đối xử : Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ đối ngoại hợp lý, theo hướng tương hỗ và đa dạng.

Câu 25: Khái niệm quản lý? Thực chất của quản lý? Cơ sở khoa học của nghệ thuật quản lý?

  • Khái niệm: Là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng hoặc khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiên biến động của môi trường.
  • Thực chất của quản lý:

Là việc vận dụng mưu lược phương pháp và thông tin quản lý để sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục đích và mục tiêu của quản lý đề ra trong biến động của môi trường.

  • Tri thức: năng lực hiểu biết các qui luật khách quan của quản lý, sự khôn khéo của con người để nhận biết, phân tích, dự đoán và xử lý các vấn đề quản lý.
  • Mưu lược : Kế hoạch sách lược dựa trên cơ sở thực tế khách quan và tri thức quản lý, để vạch ra kế hoạch và phương hướng hành động thích hợp .
  • Cơ sở khoa học của nghệ thuật quản lý:

Nghệ thuật được tạo trên cơ sở tiềm năng, tài thao lược, sự suy đoán của người lãnh đạo, khả năng giữ bí mật ý đồ của hệ thống và trình độ sử dụng mưu kế hoạt động.

  • Tiềm năng của hệ thống: thực lực cơ bản để tạo cơ sở cho nghệ thuật quản lý. Đó là sự trường vốn, sức mạnh khoa học công nghệ, khả năng nắm bắt thông tin nhanh, chính xác, kịp thời hơn đối thủ, khả năng thu hút chất xám từ nơi khác về với hệ thống và sức mạnh vũ trang bạo lực.
  • Tri thức và thông tin : khả năng nhận biết các qui luật diễn ra trên mọi mặt hoạt động của hệ thống.
  • Giữ bí mật trong hoạt động: có như vậy mới đánh lạc hướng và dồn đối phương vào thế bị động của hệ thống, để buộc họ hành động theo dự kiến của mình và tận dụng thời cơ.
  • Sự quyết đoán của người lãnh đạo: một trong những cơ sở để hình thành nghệ thuật quản lý. Tất cả những nhà lãnh đạo yếu kém và nhu nhược luôn đùn đẩy trách nhiệm thì không thể có nghệ thuật quản lý.
  • Sử dụng các mưu kế: do người lãnh đọa nghĩ ra, thực thi nhằm buộc đối tượng quản lý hoặc khách thể quản lý hành động theo đúng dự kiến mình đặt ra. Mưu kế được tạo lập trên cơ sở:

+ Nắm chắc thông tin của đối tượng hoặc khách thể.

+ ý chí và quyết tâm lớn mạnh của hệ thống, dám quyết đoán, chấp nhận mạo hiểm rủi ro.

+ Vận dụng thuần thục các mưu kế truyền thống.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here