Khoa học quản lý (Tháng 5 năm 2016)

0
2891
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 16: Phân tích  các nguyên tắc quản lý cơ bản :

  • Phải đảm bảo cho hệ thống tồn tại vững mạnh : Đó là sinh mệnh chính trị của hệ thống tức là làm cho đặc trưng và mục tiêu của hệ thống được thực hiện một cách tốt đẹp.
  • Phân cấp : Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý. Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ trong khuôn khổ tập trung.

Biểu hiện của tập trung:

+ Thống nhất giữa đường lối chủ trương, kế hoạch phát triển của cả hệ thống.

+ Thống nhất các qui chế.

+ Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp.

Biểu hiện của dân chủ:

+ Xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp.

Quảng Cáo

+ Chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa hệ thống để phát triển.

  • Kết hợp hài hòa các loại lợi ích có liên quan đến hệ thống :

Nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực lao động của họ.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là kết hợp hài hòa các loại lợi ích có liên quan  đến hệ thống trên cơ sở những đòi hỏi của qui luật khách quan.

Các biện pháp để kết hợp tốt các loại lợi ích :

+ Thực hiện một đường lối chủ trương đúng đắn trên cơ sở vận dụng các qui luật khách quan, phù hợp với đặc điểm của hệ thống. Đường lối đó phải phản ánh được lợi ích cơ bản và lâu dài của mọi thành viên trong hệ thống.

+ Xây dựng, thực hiện các qui hoạch và các kế hoạch chuẩn xác. Các kế hoạch đó phải qui tụ được quyền lợi của cả hệ thống và phải có tính hiện thực cao.

  • Tiết kiệm và hiệu quả :

Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của vấn đề. Đó là làm sao để cùng với một cơ sở vật chất và kỹ thuật, với một nguồn tài nguyên, một lực lượng lao động hiện có, có thể tạo ra kết quả cao nhất, lợi ích nhất cho hệ thống.

  • Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại với yêu cầu các bên cùng có lợi không xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nhau.

Đây là một nguyên tắc khá quan trọng trong quản lý. Đòi hỏi việc quản lý luôn mở rộng các quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phuwong và đa phương với các hẹ thống khác, trên cơ sở các bên cùng có lợi, tôn trọng sự độc lập của nhau mà không thôn tính lẫn nhau.

  • Chuyên môn hóa:

Nguyên tắc này đòi hỏi việc quản lý phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn được đào tạo, có kinh nghiệm và tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy hệ thống.

  • Giữ bí mật ý đồ tiềm năng trong hoạt động

Nguyên tắc này đòi hỏi  các hệ thống phải luôn biết giữ kín ý đồ và tiềm năng của mình để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trong cuộc sống.

  • Tận dụng thời cơ và môi trường hoạt động

Mọi hệ thống dù có to lớn và qui mô đến đâu  đều có những hạn chế và những điểm yếu nhất định. Để khắc phục những tồn tại này, các nhà lãnh đạo phải nắm vững nguyên tắc này, nhằm khai thác thông tin có lợi từ mọi nguồn.

  • Biết dừng đúng lúc

Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà lãnh đạo khi thực thi một giải pháp nào đó cũng chỉ nên sử dụng có thời hạn và mức độ.

  • Dám mạo hiểm

Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà lãnh đạo hẹ thống phải biết cách tìm ra các giải pháp độc đáo để tăng sức mạnh cạnh tranh của hệ thống.

Câu 17 : Phân tích chức năng hoạch định?

  • Khái niệm : Là quá trình ấn định những mục tiêu ,nhiệm vụ, phương pháp tốt nhất để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu đó.

Đây là chức năng quan trong nhất vì nó gắn liền với chương trình hoạt động trong tương lai.

  • Tầm quan trọng của hoạch định
  • Hoạch định giúp cho hệ thống đối phó được với mọi sự không ổn định và thay đổi trong nội bộ hệ thống cũng như ngoài môi trường.
  • Hoạch định sẽ đưa ra mục tiêu cho hệ thống.
  • Hoạch định sẽ tạo ra khả năng cho việc điều hành tác nghiệp của hệ thống.
  • Hoạch định làm cho công tác kiểm tra được dễ dàng.
  • Nội dung của hoạch định :
  • Xác định các mục đích :

Động cơ hoạt động dài hạn để thể hiện bản chất của hệ thống. Nó thường được biểu hiện thông qua các kế hoạch phát triển dài hạn của hệ thống. Đó là cơ sở để xác định mục tiêu.

  • Xác định mục tiêu :

Hoạch định ngắn hạn có tính chất hoạt động cụ thể, có thể đo lường và lượng hóa kết quả. Gồm các mục tiêu của hệ thống gọi là mục iêu chung và các mục tiêu cho các bộ phận gọi là mục tiêu riêng, góp phần vào việc đạt mục tiêu chung của cả hệ thống, hai tập hợp mục tiêu đó tạo thành cây mục tiêu của cả hệ thống.

  • Chính sách :

Tổng thể các biện pháp có thể và sử dụng để tác động lên mọi con người có liên quan đến hệ thống trong việc thực hiện có hiệu quả các mục đích và các mục tiêu nhất định.

  • Chương trình :

Tổ hượp các mục tiêu , các chính sách các bước tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng, các yếu tố cùng các phương tiện cần phải có để thực hiện một ý đồ , một mục đích nhất định nào đó của hệ thống.

  • Ngân sách :

Cách phát biểu kế hoạch dưới dạng các con số. Là cách chi tiêu khôn ngoan nhất của người lãnh đạo trong việc dẫn dắt hệ thống đạt đến mục tiêu.

  • Các kế hoạch là bản tường trình chi tiết của các chương trình, nói một cách khác kế hoạch chính là chương trình, được viết thành văn bản qui định sự phối hợp hành động giữa các bộ phận của hệ thống.

Câu 18 : Chức năng của tổ chức? Các nguyên tắc của chức năng tổ chức ?

  • Khái niệm : Là chức năng hình thành cơ cấu tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng.

Đây là chức năng quan trọng thứ hai của nhà quản lý vì nó liên quan đến việc triển khai thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.

  • Các nguyên tắc tổ chức quản lý
  • Cơ cấu tổ chức phải nhằm mục tiêu thực hiện các kế hoạch của hệ thống.
  • Cơ cấu tổ chức phải được chuyên môn hóa và cân đối.
  • Cơ cấu tổ chức phải linh hoạt và thích nghi với môi trường.
  • Cơ cấu tổ chức phải thực hiện hiệu quả và hiệu lực.

Câu 19: Khái niệm, cơ cấu, đặc điểm, ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng cơ cấu tổ chức  trực tuyến, chức năng, trực tuyến  cức năng, ma trận .?

  Cơ cấu tổ chức trực tuyến Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng Trực tuyến chức năng Ma trận
Khái niệm Là một mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp hay nói cách khác người quản lý ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới Là loại hình cơ cấu tổ chức, trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một cơ quan hay một bộ phận đảm  nhiệm, những nhân viên chức năng là người am hiểu chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình. Là kiểu cơ cấu nhiều cấp quản lý (nhiều cấp thủ trưởng) và các phụ phận nghiệp vụ giúp việc cho các thủ trưởng cấp trung và cấp cao. Là cơ cấu dựa trên những hệ thống quyền lực và nhiều chiều.
Cơ cấu Giáo trình trang 26. giáo trình trang 27.

Giáo trình trang 28

Giáo trình trang 29
Đặc điểm –         Mỗi cấp dưới chỉ nhận lệnh và chịu sự quản lý của một cấp trên duy nhất.

–         Người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý.

–         Các mối quan hệ của các thành viên trong hệ thống được thực hiện theo đường thẳng từ trên xuống dưới.

–         Nhiệm vụ quản lý được phân theo chức năng quản lý, những người quản lý được chuyên môn hóa, chỉ đảm nhận một chức năng nhất định.

–         Mối liên hệ giữa các nhân viên trong hệ thống  là rất phức tạp. Những người thừa hành mệnh lệnh cấp dưới , phải nhận mệnh lệnh từ nhiều lãnh đạo khác nhau.

Các bộ phân chức năng không ra quyết định mà thuần nhất chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, tham mưu cho lãnh đạo cấp cao, còn mọi mệnh lệnh trong hệ thống vẫn được tiến hành theo nguyên tắc trực tuyến. Ngoài những lãnh đạo theo tuyến và các chức năng , còn có những lãnh đạo theo đề án hay sản phẩm, phối hợp hoạt động của các bộ phận để thực hiện một dự thảo nào đó.
Ưu nhược điểm Ưu điểm :

–         Đơn giản tạo điều kiện một thủ trưởng.

–         Qui trách nhiệm rõ rang khi xảy ra sai lầm.

Ưu điểm:

–         Thu hút được các chuyên gia chức năng vào công tác lãnh đạo.

–         Giúp cho lãnh đạo cấp cao nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách hiệu quả và thành thạo.

Ưu điểm:

–         Đảm bảo tính thống nhất trong mệnh lệnh. Khi sai lầm xảy ra qui định được trách nhiệm rõ rang.

–         Tính chuyên môn hóa cao do đó chất lượng quản lý tăng.

Ưu điểm:

–         Có tính hiệu quả và linh hoạt cao trong việc sử dụng nguồn nhân lực.

–         Dễ dàng chuyển các nhân viên từ việc thực hiện dự án này sang việc thực hiện một dự án khác.

Nhược điểm :

–         Tập trung gánh nặng vào người quản lý cấp cao, vì vậy đòi hỏi họ phải có chuyên môn sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, điều này rất khó thực hiện nhất là đối với các doanh nghiệp có qui mô lớn.

–         Thông tin giữa hai cá nhân hoặc hai đơn vị ngang quyền ở hai tuyến khác nhau là rất chậm do đó dễ gây ra tiêu cực .

Nhược điểm :

–         Các bộ phận chức năng có thể vì lợi ích riêng của bộ phận sẽ không đảm bảo được sự thống nhất trong mệnh lệnh.

–         Khi xảy ra sai lầm khó qui trách nhiệm.

Nhược điểm:

–         Dễ phát sinh các ý kiến tham mưu, đề xuất khác nhau,không thống nhất giữa các bộ phận chức năng dẫn tới các công việc nhàm chán và xung đột giữa các đơn vị cá thể tăng.

–         Các đường liên lạc của tổ chức phức tạp, khó phối hợp được các hoạt động của các lĩnh vực khác nhau, tổ chức phải luôn điều chỉnh với các điều kiện bên ngoài đang thay đổi.

Nhược điểm:

–         Mối quan hệ trong hệ thống phức tạp.

–         Vi phạm chế độ một thủ trưởng.

Phạm vi sử dụng Chỉ áp dụng với doanh nghiệp có qui mô nhỏ, kết cấu công nghệ và sản phẩm không phức tạp.  Chỉ phù hợp với một số doanh nghiệp đặc thù, mà khi hoạt động của các bộ phận là tương đối độc lập nhau ( như ngân hàng, bảo hiểm ). Đây là mô hình kếm hiệu quả nhất. Được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Chỉ thực hiện trong các dự án trung và ngắn hạn. thường được á dụng ở các viện nghiên cứu và các trường đại học.

Câu 20: Các bước ra quyết định?

  1. Sơ bộ đề ra nhiệm vụ :

Người ra quyết định phác họa vài nét cơ bản, mang tính định hướng và làm rõ dần trong quá trình quyết định nhiệm vụ.

  1. Chọn tiêu chuẩn đánh giá các phương án

Có rất nhiều phương án làm việc mà họ phải chọn ra phương án tốt nhất, thì người chọn phương án phải  có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả. Việc chọn tiêu chuẩn là một quá trình quan trọng và phức tạp. Nếu không chú ý đến vấn đề này dễ nêu ra mục đích chung chung dẫn đến những khó khăn lớn khi chọn quyết định.

  1. Thu thập thông tin và chọn phương pháp ra quyết định

Chỉ có thể giải quyết tốt một vấn đề nào đó khi có thông tin đầy đủ và chính xác, cũng như phương pháp tốt.

  1. Chính thức đề ra nhiệm vụ

Bước này rất quan trọng để đề ra nhiệm vụ đúng đắn. Chỉ có thể chính thức đề ra nhiệm vụ sau khi đã xử lý các thông tin thu thập được.

  1. Xây dựng mô hình toán và chọn phương án tối ưu

Các phương án của những quyết định phức tạp đươc nghiên cứu bằng mô hình, vì nó cho phép nghiên cứu các phương án của quyết định với hao phí về sức lực, phương tiện và thời gian là ít nhất.

  1. Ra quyết định

Sau khi chọn được phương án tối ưu, người lãnh đạo phải trực tiếp đề ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định đó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here