Khoa học quản lý (Tháng 5 năm 2016)

0
2909
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Khái niệm, phương pháp nghiên cứu của hệ thống? các phương pháp nghiên cứu của hệ thống?

  • Phương pháp hệ thống là các quy tắc mà con người sử dụng để tìm ra quy luật của vận động của đối tượng.
  • Các phương pháp:
  • Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu kgi đã biết rõ đầu vào, đầu ra, cơ cấu của hệ thống. Gồm các bước sau:

+ Xây dựng mô hình của hệ thống phải nghiên cứu.

+ Phân tích nghiên cứu trên các mô hình lý thuyết đó.

+ Đối chiếu kết quả với mô hình thực tế.

+ Điều hỉnh khi cần thiết sau đó ứng dụng vào thực tế.

  • Ưu điểm: dễ tực hiện.
  • Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào trình độ người nghiên cứu.
  • Ý nghĩa: sử dụng rộng rãi trong hệ thống kinh tế, vì nó cho phép hình dung cả tổ chức rõ rang tường tạn thong qua việc giữ lại những mối liên hệ chủ yếu và loại bỏ những mối liên hệ thứ yếu.
  • Phương pháp hộp đen: là phương pháp khi biết đầu vào đầu ra của nó nhưng không nắm chắc cơ cấu của nó.
  • Các bước :

+  Quan sát đầu vào đầu ra của hệ thống.

+ Sử dụng phân tích vừa định lượng vừa định tính để tìm ra cơ cấu có thể có của hệ thống.

Quảng Cáo

+ Kiểm tra quy luật hình thành cơ cấu đã tìm thấy với thực tế.

+Chỉnh lại khi cần thiết và đưa vào sử dụng.

  • Ý nghĩa: được sử dụng khi cơ cấu của hệ thống phứu tạp, khó xác định, thì việc nghiên cứu hệ thống trở nên khó khăn và tốn kém thì người ta sử dụng phương pháp này để đỡ tốn kếm và phức tạp.
  • Phuương pháp tiếp cận hệ thống:

Phương pháp nghiên cứu khi khó đoán cơ cấu của hệ thống,đầu vào, đầu ra, cách nghiên cứu là phân tích hệ thống ban đầu thành một loại các phân hệ nhỏ có mối liên hệ với nhau.. việc phân tích  phải đảm bảo tính nhất thể, tính hướng đích và tính phức tạp.

  • Ý nghĩa: sử dụng khi nghiên cứu các hệ thống lớn phức tạp.

Câu 7: Khái niệm nguyên lý điều khiển, các loại nguyên lý điều khiển.

  • Nguyên lý điều khiển là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi bắt buộc mà chủ thể phải tuân theo trong quá trình điều khiển.
  • Các loại nguyên lý điều khiển:
  • Nguyên lý mối liên hệ ngược: đòi hỏi các chủ thể phải nắm được hành vi của đối tượng thông qua các thông tin phản hồi về hành vi đó.

+  Ngược dương: phản ứng đầu ra làm tăng tác động đầu vào, trong quản lý là tạo ra chữ tín trong quản lý.

+  Ngược âm:  đầu ra sẽ tác động trở lại kìm hãm đầu vào.

  • Nguyên lý bổ sung từ bên ngoài ( thử – sai – sửa ):

Chủ thể cấp trên muốn nắm chắc cấp dưới phải có đủ thời gian và nhiều lần khác nhau tránh chủ quan duy ý chí.

  • Nguyên lý độ đa dạng cần thiết : đòi hỏi hành vi của đối tượng rất đa dạng và ngẫu nhiên, để điều khiển hiệu quả thì chủ thể phải có hệ thống các tác động với độ đa dạng tương ứng để hạn chế độ bất định của hành vi của các đối tượng bị điều khiển.
  • Nguyên lý phân cấp ( tập trung dân chủ ) : một hệ thống phức tạp nếu chủ thể độc quyền xử lý thông tin để đề ra quyết định thì thường phải sử dụng môt lượng thông tin rất lớn. Muốn điều khiển tốt thì chủ thể phải phân cấp việc điều khiển cho các phân hệ, mối phân hệ lại có một chủ thể với quyền hạn nhiệm vụ nhất định.

Trong quản lý kinh tế có hai cực phân cấp:

+ Tập trung cao độ ( cân đối tương tác ) : sử dụng khi chủ thể nắm chắc 100 % hành vi của đối tượng và tác động của nhiễu.

+ Dân chủ ( dự báo tương tác ) : sử dụng khi chủ thể không có khả năng nắm chắc được hành vi của cấp dưới, không lường trước tác động của nhiễu và không đủ lực lượng để tác động.

  • Nguyên lý lan truyền ( cộng hưởng ) : chỉ rõ khi hệ thống có chung một môi trường ( xét theo một phương diện nào đó ) thì chúng tác động qua lại với nhau, lan truyền sang nhau hành vi của hệ này là tác động của  hệ kia và ngược lại.
  • Nguyên lý khâu xung yếu: Trogn quá trình điều khiển hệ thống thường xuất hiện đột biến ở một vài đối tượng nào đó vơi những mối liên hệ ngược âm phá vỡ cơ cấu của đối tượng , đó chính là khâu yếu nó sẽ ảnh hưởng tới đối tượng khác và cả hệ thống. Vì vậy trong quá trình điều khiển chủ thể phải xác định được khâu đó đẻ có biện pháp thích hợp.
  • Nguyên lý hướng đích: đòi hỏi trong quá trình điều khiển chủ thể phải qui tụ khai thác đầy đủ mọi tiềm năng của các phần tử, các phân hệ trong hệ thống nhằm đạt tới mục tiêu một cách tốt nhất và hạn chế xung đột.
  • Nguyên lý đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập: đòi hỏi trong quá trình điều khiển chủ thể phải tạo ra được sự cạnh tranh ở mức cho phép giữa nội bộ các phần tử, các phân hệ trong hệ thống nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống.
  • Nguyên lý lượng đổi dẫn đến chất đổi: mọi sự biến đổi và phát triển của hệ thống phải có đủ thời gian và phải là quá trình tác động liên tục qua nhiều chu kỳ điều khiển.
  • Nguyên lý phủ định của phủ định : hệ thống luôn đổi mới để phát triển dừng lại tự mãn sẽ bị diệt vong.
  • Nguyên lý thích nghi với môi trường : Hệ thống phải biết tận dụng lợi thế của môi trường để biến thành nội lực của mình.

Câu 8: Khái niệm quản lý, lãnh đạo, điều khiển, quản trị ?

  • Quản trị là quá trình tác động có hướng đích, tổ chức của chủ thể lên đối tượng hoặc khách thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng cơ hội của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
  • Lãnh đạo là định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của quản lý. Lãnh đạo là quản lý nhưng mục tiêu rộng hơn, xa hơn, bao quát hơn.
  • Điều khiển : Điều khiển thể hiện quá trình tác động của chủ thể lên đối tượng, đảm bảo cho hành vi của đối tượng hướng vào mục tiêu của hệ thống trong điều kiện biến động của môi trường. ( Thông tin là đặc trưng quan trọng nhất của điều khiển).
  • Quản trị : Là quản lý ở phạm vi kinh tế ( tập đoàn, tổng công ty, hộ doanh nghiệp,…) .

Câu 9: Vai trò, chức năng, kỹ năng, niềm tin trong quản lý ?

  • Vai trò trong quản lý :

Quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc sống còn của mọi tổ chức, mọi quốc gia, mọi đoàn thể, mọi doanh nghiệp vì :

  • Quản lý đúng sẽ giúp tổ chức hạn chế được điểm yếu của tổ chức, gắn bó liên kết mọi người trong tổ chức tạo ra niềm tin và sức mạnh của tổ chức, làm tổ chức có thể đương đầu với các tổ chức thù địch khác to lớn và mạnh mẽ hơn mình nhiều.
  • Quản lý đúng đắn sẽ giúp mọi tổ chức rút ngắn được khoảng cách tụt, xử lý các nguy cơ hiểm họa trong thời gian ngắn nhất.
  • Chức năng quản lý :
  • Là hình thức biểu thị sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý. Là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải thực hiệ trong quá trình quản lý, gồm:

+ Chức năng hoạch định.

+ Chức năng tổ chức và điều khiển.

+ Chức năng kiểm tra.

+ Chức năng đổi mới.

  • Kỹ năng quản lý:
  • Là năng lực sử dụng có hiệu quả về tri thức và phương thức hoạt động trong quá trình lãnh đạo, điều khiển, tổ chức và hoàn thành nghĩa vụ của mình gồm :

+ Kỹ năng tư duy:  là kỹ năng đặc biệt quan trọng trong quản lý, là kỹ năng nhận thức về nguyên nhân sự việc, hiện tượng, là khả năng phát hiện ra nhân tố chính trong mọi hoàn cảnh và đưa ra các đường lối chiến lược để giải quyết công việc có hiệu quả nhất.

+ Kỹ năng tổ chức : Là kỹ năng làm việc với con người và phương tiện, nắm bắt thoongtin nhanh chóng để nhanh chóng đưa ra quyết định điều phối, cô lập, liên kết, phân rã con người trong và ngoài tổ chức.

+ Kỹ năng nghiệp vụ : Là ký năng hiểu biết về chuyên môn nghề nghiệp của tổ chức, kỹ năng này mang tính kỹ thuật.

  • Niềm tin trong quản lý :

Là nghị lực tâm trí, hoài bão của nhà quản lý từ đó tạo ra động cơ làm việc mãnh liệt của nhà quản lý.

Câu 10: Đặc điểm của quản lý:

5 đặc điểm :

  • Quản lý chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý.
  • Quản lý luôn gắn liền với trao đổi thông tin và mối liên hệ ngược.
  • Quản lý có khả năng thích nghi.
  • Quản lý vừa là khoa học, nghề , nghệ thuật:

+ Khoa học: quản lý có đối tượng nghiên cứu riêng, đó là mối quan hệ quản lý, có phương pháp luận riêng và chung đó là quan điểm Mac – Leenin và quan điểm toàn thể.

+ Nghề : quản lý đòi hỏi con người phải có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản theo một chương trình nhất định.

+ Nghệ thuật vì nó phụ thuộc vào tài năng nhân cách, bề dày kinh nghiệm, vận may rủi của nhà quản lý.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here