Khoa học quản lý (Tháng 5 năm 2016)

0
2913
Khoa học quản lý
Khoa học quản lý
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Đại Học Hàng Hải (Vimaru)

Khoa học quản lý (Tháng 5 năm 2016)

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Tâm Lý Học

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Khoa học quản lý (Tháng 5 năm 2016)


Câu 1: Quan điểm toàn thể là gì các đòi hỏi của nó trong quản lý?

  • Quan điểm toàn thể là giải quyết vấn đề một cách có khoa học hiệu quả và hiện thực.
  • Quan điểm toàn thể đòi hỏi: 5 đòi hỏi
  • Khi xem xét sự vật phải thấy vật chất là cái có trước tinh thần là cái có sau.
  • Sự vật luôn tồn tại trong mối quan hệ qua lại với nhau, có tác động chi phối lẫn nhau. Trong hành vi xử sự không thể ích kỷ không thể, không thể chỉ có lợi cho mình.
  • Sự vật luôn biến động và thay đổi( suy thoái hoặc phát triển, bành trướng hoặc diệt vong)

Không nên buồn trước sự thay đổi bất thường của người khác mà điều cốt lõi phải biết được xu thế thay đổi của họ mà xử sự cho thích hợp.

  • Động lực chính và chủ yếu của sự phát triển là bên trong của sự vật, tất nhiên có sự tận dụng lợi thế của môi trường.

Điều đó khẳng định một nước muốn giàu có thì chính người dân nước đó phải làm giàu chứ không nuôi ảo vọng chờ nước khác nghèo đi để nước mình giàu lên.

  • Sự tác động giữa các sự vật bao giờ cũng mang tính đối ngẫu và tính nhân quả.

Ví dụ : một cán bộ tham nhũng bao giờ cũng liên quan đến họ và xã hội.

Câu 2: Khái niệm, trạng thái, mục tiêu, quỹ đạo của hệ thống? Mối quan hệ của chúng trong quản lý?

  • Trạng thái của hệ thống là khả năng kết hợp giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống xét ở một thời điểm xác định ( chính là thực trạng của hệ thống ).
  • Mục tiêu của hệ thống là trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau một thời gian nhất định.

VD: Đại hội đại biểu lần thứ 8 của Đảng đề ra mục tiêu, từ nay đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

  • Quỹ đạo của hệ thống : chuỗi các trạng thái nối hệ thống từ trạng thái đầu về trạng thái cuối của hệ thống ( mục tiêu) trong khoảng thời gian nhất định.
  • Mối quan hệ của trạng thái, quỹ đạo, mục tiêu trong quản lý :
  • Quỹ đạo tạo ra con đường đi của hệ thống để đến được mục tiêu. Đối với tổ chức quỹ đạo cần phải được xác định từ chức năng lập kế hoạch. Thực hiện kế hoạch chính lafdduwa tổ chức cuyển dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác dọc theo quỹ đạo định trước để đến được mục tiêu.

Câu 3: Cơ cấu, cơ chế của hệ thống ? Mối quan hệ của chúng với mục tiêu?

  • Cơ cấu của hệ thống là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống bao gồm sự sắp xếp trật tự bên trong của bộ phận các phần tử và các quan hệ giữa chúng theo một điều kiện nào đó.
  • Cơ chế của hệ thống là phương thức điều hành hệ thống đến mục tiêu hợp với quy luật khách quan vốn có của nó. Nhằm duy trì tính trồi của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt đến mục tiêu mong muốn.
  • Mối liên hệ giữa cơ chế, cơ cấu, và mục tiêu :

Mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ trong việc điều khiển hệ thống. Nếu cơ chế đã được xây dựng hợp lý, nhưng cơ cấu không hợp lý thì việc điều khiển hệ thống đến mục tiêu là hết sức khó khăn. Ngược lại với cơ cấu bố trí hợp lý nhưng cơ chế không đúng thì không thể vận hành hệ thống phát triển.

Câu 4: Khái niệm đầu vào đầu ra của hệ thống ? cho ví dụ?

  • Đầu vào : là các loại tác động từ môi trường có thể lên hệ thống.

Ví dụ: Nguồn tài chính ( Tiền, ngân hàng kim loại quý, ngoại tệ, …)

  • Đầu ra của hệ thống:
  • Là các loại tác động trở lại của hệ thống lên môi trường và các mục tiêu cần có của hệ thống.
  • Ví dụ: sản xuất mở rộng sức dân cư.
  • Môi trường của hệ thống: là tập hợp các phần tử, phân hệ, hệ thống khác không phụ thuộc vài hệ thống đang xét nhưng có quan hệ tác động với hệ thống( bị hệ thống tác động hoặc tác động lên hệ thống) .

Ví dụ : thj trường kinh tế là môi trường của các doanh nghiệp.

Câu 5: Khái niệm quan điểm hệ thống nghiên cứu hệ thống? Các quan điểm nghiên cứu hệ thống?

  • Khái niệm quan điểm nghiên cứu hệ thống là sức nhận biết, tổng thể yếu tố tác động lên kết quả của cuộc nghiên cứu ( vị trí người nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu ý đồ lợi ích, trình độ và nhân cachs của người nghiên cứu ) mà người nghiên cứu không được bỏ sót.
  • Các quan điểm nghiên cứu hệ thống:
  • Quan điểm Macro ( vĩ mô, chức năng, chiến lược) : nghiên cứu đầu vào đầu ra, môi trường của hệ thống. Nói cách khác trả lời các câu hỏi sau:

+ Mục tiêu chức năng của hệ thống là gì?

+ Đầu vào , đầu ra là gì?

+  Môi trường của hệ thống là gì?

Đây cũng là quan điểm nghiên cứu của các tổ chúc các cơ quan nhà nước. Cũng chính vì vậy quản lý nhà nước cũng là quản lý vĩ mô.

  • Quan điểm Micro ( vi mô, cơ cấu, tác nghiệp)

Nghiên cứu yếu tố cấu thành và kết cấu tỷ trọng đầu vào sao cho hiệu quả nhất.

Trả lời các câu hỏi:

+ Phần tửu của hệ thống là gì?

+ Hệ thống có bao nhiêu phần tử?

+  Giữa các phần tửu tồn tại mối liên hệ nào?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here