HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN

0
13899
HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Đại Học Hàng Hải (Vimaru)

MÔN HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Tâm Lý Học

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: MÔN HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN


CÂU 1: Khái niệm và đặc tính vận tải của hàng hóa?

  • Khái niệm:

Hàng hóa là các nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm mà vận tải nhận để vận chuyển từ lúc nhận ở trạm gửi đến khi chuyển giao ở trạm nhận.

  • Đặc tính vận tải của hàng hóa

Là tổng hợp nhữn tính chất của hàng hóa mà từ đó nó quy định điều kiện và kỹ thuật vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, như vậy đặc tính vận tải bao gồm tính chất lý, hóa, bao gói, cách đóng gói, các đặc tính về khối lượng, thể tích, chế độ vận chuyển, bảo quản và xếp dỡ hàng hóa.

Sở dĩ ta phải biết được đặc tính của hàng hóa vì giữa tính chất của hàng hóa với phương pháp và các thiết bị kỹ thuật của việc chuyên chở có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi loại hàng sẽ quyết định phương tiện vận tải và chế độ bảo quản.

CÂU 2: Phân loại hàng hóa trong vận tải và đặc điểm của từng nhóm?

  1. a) Theo ý nghĩa xã hội:

– Những loại hàng theo yêu cầu chung của xã hội: lương thực thực phẩm, vải vóc,..

– Những loại hàng theo yêu cầu cá nhân: những loại hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm,..

  1. b) Theo phương pháp va kỹ thuật bảo quản: gồm 3 nhóm

– Hàng bảo quả trong kho kín: là những loại hàng quý, đắt tiền, hàng dễ biến chất do ẩm ướt và điều kiện thay đổi của nhiệt độ.

– Hàng bảo quản trong kho bán lộ: gồm những loại hàng dễ biến chất do aarrm ướt nhưng không chịu tác động do điều kiện thay đổi nhiệt độ.

– Hàng bảo quản ngoài bãi: Gồm những hàng không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh.

  1. c) Theo ký thuật xếp dỡ

– Hàng lỏng hoặc khí hóa lỏng sử dụng bơm.

– Hàng kiện, hòm, bao, thùng gỗ cây sử dụng cần trục với công cụ xếp dỡ.

– Hàng rời, hàng đổ đống sử dụng cầu ngoạm hoặc bơm kết hợp với băng chuyền.

– Hàng siêu trường, siêu trojngsuwr dụng cầu trục nổi.

  1. d) Theo ngành vận tải

– Hàng khối lượng lớn là loại hàng có khối lương nhiều, tương đối ổn như than, dầu quặng, những loại này khối lượng vận chuyển mỗi lần rất lớn, có mức xếp dỡ cao, yêu cầu vạn chuyển bằng tàu chuyên dụng, theo hình thức khai thác tàu chuyến, gồm những dậng hàng rời đổ đống như than rời, quặng rời,…

– Hàng phổ thông: là những hàng đóng trong bao kiện, hòm, cont,… vận chuyển trên tafutafu tổng hợp hoặc cont chuyên dụng.

– Hàng đặc biệt là những loại hàng huyên dụng theo tùng nhóm được bảo quản và vận chuyển theo các quy tắc riêng biệt và giới hạn về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ vệ sinh như hàng đông lạnh, hàng gia súc, các hàng nguy hiểm,…

CÂU 3: Khái niệm, Phân loại bao gói theo vị trí bao gói?

3.1 Khái niệm bao bì:

Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói chứa đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện cho việc bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

3.2 Phân loại bao gói theo vị trí bao gói:

– Bao bì trong: là bao bì dùng để đóng gói sơ bộ và trực tiếp đối với hàng hóa. Công dụng của nó là để bảo vệ hàng hóa như chống ẩm, chấn động, ngăn mùi vị,..

– Bao bì ngoài: dùng để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, nó có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn hàng hóa về số lượng và chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển.

CÂU 4: Nêu khái niệm, nội dung nhãn hiệu hàng hoá, phân loại, ý nghĩa của chúng?

4.1 Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa:

Nhãn hiệu hàng hóa là những hình vẽ, chữ viết đề trên bao bì hoặc hàng hóa để nhận biết, chỉ rõ tính chất, phương pháp bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và giao nhận.

4.2 Nội dung và phân loại, ý nghĩa:

– Nhãn hiệu thương phẩm: do nơi sản xuất trực tiếp viết lên bao bì hoặc ngay trên thương phẩm với nội dung: tên thương phẩm, loại hàng, ngay sản xuất, mức tiêu chuẩn, chất lượng, đặc điểm sản xuất, thành phần cấu tạo, tác dụng, trọng lượng, tổng trọng lượng thương phẩm,…

– Nhãn hiệu gửi hàng: do người gửi hàng làm với nội dung cơ bản: tên hàng, số kiện, trọng lượng, kích thước, họ tên người gửi hàng, người nhận hàng, tên cảng đi, tên cảng đến.

– Nhãn hiệu vận tải: do ga, cảng gửi hàng làm không phụ thuộc vào nhãn hiệu nào, họ viết trực tiếp lên bao bì như là một phân số: từ số ghi số thứ tự kiện hàng đã nhận để vận chuyển, mẫu số ghi số lượng kiện hàng cần được gửi đi.

– Nhãn hiệu chuyên dùng: do người gửi hàng viết lên bao bì để chỉ rõ tính chất đặc biệt của bao hàng hoặc phương pháp vận chuyển.

CÂU 5: Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hoá?

5.1 Lượng giảm tự nhiên:

  1. a) Khái niệm:

Lượng giảm tự nhiên là sự giảm trọng lượng hàng hóa trong quá trình vận tải do ảnh hưởng của tự nhiên, do thuộc tính của hàng hóa cũng như điều kiện kỹ thuật nằm trong một giới hạn cho phép.

Tùy theo từng loại hàng, khoảng cách vận chuyển, số lần xếp dỡ mà lượng giảm tự nhiên khác nhau. Mức giảm này do Nhà nước quy định đối với từng phương tiện vận tải tỷ lệ nhất định.

  1. b) Nguyên nhân:

– Giảm tọng lượng do bốc hơi: phụ thuộc vào đặc tính của hàng hóa, độ bão hòa hơi nước. áp suất không khí của môi trường xung quanh.

– Giảm trọng lượng do rơi vãi: do bao bì không đảm bảo như rách, thủng, trong khi xếp dỡ bị va đập hoặc lắc mạnh.

5.2 Tổn thất hàng hóa:

  1. a) Khái niệm:;

Tổn thất hàng hóa la hao hụt về số lượng về chất lượng hàng hóa trong qua trình vận tải do hàng hóa biến chất, hư hỏng, mất mát.

Tổn thất hàng hóa khác vớ lượng giảm tự nhiên đó là sự vô ý thức, thiếu trách nhiệm của ngườ làm công tác vận tải và bảo quản gây ra cho nên người vận tải, bảo quản phải chịu trách nhiệm bồi thường.

  1. b) Nguyên nhân:

– Trong khi xếp dỡ, bảo quản khong chú ý đến ký nhãn hiệu, trọng lượng một mã hàng quá sức nâng của cần trục, công cụ mang hàng không được kiểm tr trước khi sử dụng,…

– Trong hầm tàu hàng bị nén ép, xô đẩy khi tàu chạy do xếp quá chiều cao cho phép, chèn lót không cẩn thận,…

– Do thấm nước hoặc do ẩm ướt.

– Do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

– Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp

– Do thông gió không kịp thời.

– Do xác côn trùng, vi sinh vật có hại.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here