GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

0
4812
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 11: Trình bày nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận tải liên hợp.

  • Các điều khoản kinh doanh chuẩn (STC).

Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) đã soạn thảo một văn bản mẫu “các điều khoản kinh doanh chuẩn” để các nước tham khảo xây dựng điều kiện cho ngành giao nhận của mình. Bản mẫu này bao gồm một số điểm cơ bản sau:

  • Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng.
  • Người giao nhận chăm lo và điều hành vận chuyển hàng hóa được ủy thác theo sự chỉ dẫn của khách hàng với cách thức phù hợp nhất.
  • Người giao nhận không bảo đảm hàng đến vào một ngày nhất định, có quyền tự do lựa chọ người ký hợp đồng phụ và tùy ý quyết định sử dụng những phương tiện vận tải và tuyến đường thông thường, có quyền cầm giữ hàng hóa để bảo đảm những khoản nợ của khách hàng.
  • Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các lỗi lầm của bản than mình và người làm công cho mình và không chịu trách nhiệm về sự sai xót của bên thứ 3, miễn sao là họ đã tỏ ra cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ 3.
  • Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận: Người giao nhận có khi đóng vai trò là người đại lý và có khi đóng vai trò là người ủy thác. Ở vị trí nào đi nữa thì người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đầy đủ những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

+ Khi là đại lý, người giao nhận chấp nhận trách nhiệm về những sai sót, lỗi lầm của mình và người làm công cho mình. Lỗi lầm, sai sot đó có thể là: giao hàng trái chỉ dẫn, gửi sai địa chỉ, lập chứng từ lầm lẫn, làm sai thủ tục hải quan, quên không thông báo để hàng phải lưu kho lâu chịu nhiều tốn kém…Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những lồi lầm của bên thứ 3 (người vận chuyển, người ký hợp đồng phụ…), miễn là người giao nhận đã biểu hiện sự quan tâm chu đáo trong việc lựa chọn bên thứ 3 đó.

+ Khi người giao nhận đóng vai trò là bên ủy thác thì ngoài những trách nhiệm của đại lý nói trên, người giao nhận còn chịu tách nhiệm cả về những hành vi sơ xuất của bên thứ 3 mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, người giao nhận thường thương lượng với khách hàng về giá cả phục vụ chứ không phải chỉ nhận khoản hoa hồng như đại lý. Người giao nhận thường đóng vai trò là bên chính – bên ủy thác khi thu gom hàng lẻ gửi đi, khi kinh doanh vận tải đa phương thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hàng hóa hay nhận bảo quản trong kho của mình.

Quyền hạn của người giao nhận trong cả hai vị trí là đại lý và bên chính đều được hưởng trách nhiệm cũng như nhau trong việc thực hiện gửi hàng.

  • Chế độ pháp lý về vận tải đa phương thức.
  • Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO) chịu trách nhiệm thực hiện chu đáo công việc vận tải hỗn hợp kể cả mọi công việc cần thiết có liên quan đến vận tải đa phương thức đó.
  • MTO chịu trách nhiệm kể từ khi nhận hàng từ người gửi cho đến khi giao cho người nhận tại nơi hàng đến trong cùng điều kiện khi đã nhận để vận chuyển từ người gửi.
  • MTO chịu mọi trách nhiệm về những hành động và những sai sót của đại lý hoặc người làm công của MTO khi họ hành động trong phạm vi công việc được ủy thác hoặc dịch vụ cho bất kỳ một người nào khác mà MTO sử dụng để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
  • MTO được miễn trách nhiệm nếu những mất mát hoặc hư hại gây nên bởi:

+ Hành động, sự bất cẩn, hay lỗi lầm của thuyền trường, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển trong khi khai thác hay quản lý con tàu.

+ Hỏa hoạn, trừ khi chúng bị gây nên bởi lỗi của người vận tải.

Quảng Cáo
  • Giới hạn, trách nhiệm của MTO:

+ Trừ khi người gửi hàng đã khai báo giá trị hàng trong chứng từ khi chúng được chuyển giao cho MTO thì MTO phải bồi thường với số tiền không quá 666,67 SDR/kiện hoặc một đơn vị vận tải tương đương hoặc 2 SDR/kg trọng lượng toàn bộ của hàng hóa tổn thất.

+ Nếu việc vận tải đa phương thức không bao gồm cả việc vận tải biển hoặc thủy nội địa thì trách nhệm của MTO không vượt quá 8,33 SDR.kg trọng lượng toàn bộ của hàng hóa tổn thất đó.

+ Khi biết được tổn thất hay thiệt hại tại các giai đoạn cụ thể của hợp đồng vận tải đa phương thức thì trách nhiệm của MTO được xác định theo công ước quốc tế áp dụng tại chặng đó hoặc luật quốc gia của nước nơi mà tổn thất xảy ra.

+ Nếu những tổn thất và thiệt hại gây nên do sự chậm trễ trong giao việc giao chậm mà MTO phải chịu trách nhiệm thì trách nhiệm đó không vượt quá giá cước theo hợp đồng.

+ Toàn bộ trách nhiệm của MTO sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ của hàng hóa.

  • MTO không được quyền hưởng giới hạn trách nhiệm nếu người ta chứng minh được rằng những tổn thất và thiệt hại hoặc sự chậm trễ trong việc giao hàng phát sinh từ hành động cố ý hoặc sự sai xót của MTO hoặc lơ là thiếu trách nhiệm của đại lý hoặc người làm công của MTO.
  • Trách nhiệm của người gửi hàng:

+ Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm khai báo đầy đủ, chính xác tất cả các đặc trưng của hàng hóa, mác mã, số lượng, trọng lượng của hàng hóa, nếu là hàng nguy hiểm phải khai báo đầy đủ theo mẫu của MTO.

+ Người gửi hàng phải bồi thường cho MTO về những tổn thất và thiệt hại do việc khai báo không chính xác và đầy đủ của mình gây nên.

  • Nếu MTO không giao hàng trong 90 ngày sau ngày giao hàng ghi trên chứng từ nếu không có thỏa thuận nào khác thì sau một thời gian được coi là hợp lý mà MTO đã làm mọi biện pháp để giao hàng thì người có quyền lợi được phép coi như là hàng đã bị mất.
  • MTO được miễn trách nhiệm pháp lý nếu các khiếu nại không được đưa ra trong vòng 9 tháng sau ngày giao hàng hoặc đáng lẽ ra hàng đã được giao mà bên nhận hàng có quyền xem như hàng đã bị mất.
  • Trách nhiệm của người gom hàng

Do cấp vận đơn của chính mình, người giao nhận đóng vai trò của người chuyên chở và chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ việc vận tải từ lúc anh ta nhận hàng ở địa điểm đi cho đến khi giao hàng đến địa điểm đến. Nói cách khác, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng có thể xảy ra khi hàng còn nằm trong sự kiểm soát của người chuyên chở thực sự. Nhưng cần lưu ý là có những người giao nhận không nhận trách nhiệm đó. Họ nhận trách nhiệm phù hợp với vai trò của một đại lý và sẽ làm rõ ràng như vậy như ghi trong vận đơn của mình. Nhiều người giao nhận, đặc biệt là ở những người đã có điều kiện kinh doanh chuẩn, đã chấp nhận trách nhiệm đó và nếu cần thì thực hiện quyền đòi lại người chuyên chở có trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra với hàng hóa đó. Những người giao nhận cấp vận đơn FIATA cần phải nhận trách nhiệm đó. Theo điều khoản của vận đơn FBL, khi đã biết rõ chặng chuyên chở xảy ra tổn thất thì trách nhiệm của người giao nhận sẽ được quyết định theo công ước quốc tế đang áp dụng hay luật quốc gia nơi xảy ra tổn thất đó. Tuy vậy, nếu không biết rõ tổn thất xảy ra ở chặng nào thì trách nhiệm của người giao nhận sẽ được giới hạn trong 2 SDR/kg trọng lượng toàn bộ hàng bị hư hỏng. Người giao nhận cũng phải chịu trách nhiệm về việc giao hàng chậm với mức bồi thường không vượt quá giá trị cước của lô hàng.

Câu 12: Phân biệt vận đơn chủ và vận đơn thứ cấp

                Vận đơn chủ            Vận đơn thứ cấp
Công ước quốc tế Có dẫn chiếu một số công ước quốc tế phổ biến. Không có công ước nào quy định.

Không gian pháp lý

Chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ người vận tải biển liên quan tới việc bốc xếp, chuyên chở, dỡ hàng và trở hàng phát sinh từ hợp đồng thuê tàu Còn chứa đựng những quy định pháp lý về chuyên chở bằng đường bộ, đường sắt. Vì vậy không gian pháp lý của vận đơn thứ cấp rộng hơn vận đơn chủ.
Nơi giao hàng Chỉ ghi cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng. Ghi rõ địa điểm bốc hàng và dỡ hàng.
Giao nhận hàng Ghi rõ đã bốc hàng lên tàu hoặc đã nhận để bốc hàng lên tàu. Ghi nhận để vận chuyển.
Tên người gửi hàng và nhận hàng Người gửi hàng: Shipper

Người nhận hàng: consignee

Consignor

Người nhận hàng theo lệnh.

Chức năng Chứng từ nhận quyền định đoạt hàng hóa. Có là chứng từ quyết định hay không phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên.
Người chuyên chở Không chịu trách nhiệm khi giao hàng chậm. Chịu trách nhiệm khi giao hàng chậm.
Thời hạn khiếu nại 1 năm 9 tháng
Chữ kí và con dấu 1 chữ ký và 1 con dấu Them 1 chữ ký và 1 con dấu so với vận đơn chủ.

Câu 13: Trình bày khái niệm, phân loại, tiêu chí của bao bì vận chuyển.

  • Khái niệm: Bao bì vận chuyển là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để chứa đựng và bảo vệ hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

Những yêu cầu cơ bản đối với bao bì vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu:

  • Chất lượng cao hơn so với vận chuyển hàng hóa nội địa.
  • Phù hợp với hàng hóa được đóng.
  • Thích ứng với các loại phương thức vận chuyển khác nhau.
  • Phù hợp với luật pháp của mỗi nước.
  • Thuận tiện cho công tác bốc xếp và bảo quản, công tác kiểm tra…
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Phân loại bao bì vận chuyển.
  • Theo phương thức đóng gói:

+ Bao bì vận chuyển đơn: chỉ đơn vị hàng hóa tính theo bao bì đơn vị từng kiện một trong quá trình vận chuyển.

+ Bao bì vận chuyển tập hợp: chỉ là đem nhiều bao bì vận chuyển đơn tập hợp thành một bao bì lớn, nhằm bảo vệ hàng hóa một cách hiệu quả, nâng cao hiệu suất bốc dỡ và tiết kiệm chi phí vận chuyển.

  • Theo mức độ đóng gói:

+ Đóng gói toàn bộ: đóng gói toàn bộ mặt hàng.

+ Đóng gói một phần: Chỉ đóng gói phần cần bảo vệ hàng hóa, còn những phần không chịu ảnh hưởng của bên ngoài thì không cần đóng gói.

  • Các chỉ tiêu của bao bì vận chuyển.
  • Tiêu chí vận chuyển, bao gồm các nội dung:

+ Tên người nhận hoặc người mua, viết tắt hoặc thu gọn bằng tiếng Anh.

+ Số tham chiếu của hóa đơn hoặc đơn đặt hàng hay vận đơn.

+ Cảng hoặc địa điểm đích.

+ Các nội dung khác, tùy theo nhu cầu và sự thỏa thuận của hai bên có thể ghi them trên bao bì như số giấy phép…

  • Tiêu chí chỉ thị: Là những chi chú hoặc ký hiệu nhằm thông báo cho những người có liên quan như vận chuyển, bốc xếp, bảo quản để thực hiện đúng những chỉ dẫn ghi trên bao bì. Các ký hiệu, yêu cầu ghi rõ ràng, đơn giản và quy định thống nhất.
  • Tiêu chí cảnh báo: Là những ký hiệu hoặc hình vẽ theo quy định nhằm cảnh báo cho các bên có liên quan như người chuyên chở, bốc xếp và bảo quản hàng hóa để tuân thủ đúng chỉ định tránh nguy hiểm cho con người.

Câu 14: Cảng cạn, lợi ích của cảng cạn? Nguyên tắc lựa chọn vị trí của cảng cạn?

  • Cảng cạn (Dry port) là một khu vực nằm cách xa cảng biển, sâu trong đất liền, được thiết kế và trang bị các thiết bị cần thiết để thực hiện việc thu gom, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa và thực hiện các thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu hỗ trợ cho các cảng biển.

Các cảng cạn thường đặt tại các vị trí gần các khu công nghiệp, thuận tiện về hệ thống giao thông nhưng cách xa với cảng biển. Tại đây, hàng hóa của các chủ hàng nhỏ, lẻ nằm xa cảng biển được thu gom, phân loại và đóng gói, hoàn tất các thủ tục hải quan, sau đó được vận chuyển tới cảng biển để vận chuyển ra nước ngoài và ngược lại. Như vậy, cảng cạn thực chất là sự nối dài của cảng biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và giảm bớt áp lực về hàng hóa lên cảng biển.

  • Lợi ích của cảng cạn.
  • Cảng cạn là một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành có liên quan. Những lợi ích mà cảng cạn đưa lại không ngừng đối với họat động của cảng biển mà còn cả đối với đội tàu và cho khách hàng.
  • Đối với chủ hàng, cảng cạn là một giải pháp nhằm làm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa đặc biệt đối là đối với các chủ hàng nhỏ, lẻ nằm xa cảng biển vì: thay vì hàng hóa được vận chuyển bằng nhiều chuyến từ nhiều nơi khác nhau đến cảng thì hàng được chuyển đến cảng, điều này sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên; giảm chi phí cho hàng hóa xuất, nhập khẩu.
  • Đối với người vận chuyển, thông qua cảng cạn việc thu gom hàng được thuận tiện bảo đàm được tính chủ động, luôn duy trì nguồn hàng ổn định bảo đảm cho phương tiện vận chuyển luôn đủ hàng qua đó có thể tận dụng được hết năng lực vận chuyển của phương tiện.
  • Đối với xã hội, thông qua cảng cạn làm giảm đáng kể mật độ giao thông do đó giảm được ô nhiễm, tai nạn giao thông, đây vốn là hết sức phức tạp ở Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện, việc làm cho người lao động tăng thu nhập cho toàn xã hội.
  • Nguyên tắc lựa chọn vị trí cho cảng cạn.

Việc lựa chọn vị trí xây dựng cảng cạn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó có tính chất quyết định tới tính hiệu quả trong việc xây dựng. Vị trí thiết lập cảng cạn còn phụ thuộc vào mức độ tập trung hàng hóa và phương tiện vận chuyển hàng đến cảng. Vị trí thiết lập cảng cạn quá gần hoặc quá xa cảng biển đều không phát huy được hiệu quả cao nhất của nó. Do vậy, việc lựa chọn vị trí thiết lập cảng cạn phải bảo đảm được các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Vị trí thiết kế quy hoạch cảng cạn gần với các khu công nghiệp.
  • Thuận tiện về giao thông.
  • Thuận tiện cho các hoạt động thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Câu 15: Cho biết về vận đơn hàng không. Tại sao vận đơn hàng không không có chức năng sở hữu hàng hóa?

  • Vận đơn hàng không (Air-waybill) là chứng từ vận chuyển hàng hóa hàng không, nó là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường không do người gửi hàng hoặc người đại diện cho người gửi hàng và giao nó cùng với hàng hóa cho người chuyên chở hàng không.
  • Chức năng của vận đơn hàng không:
  • Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giữa người chuyên chở với người gửi hàng bằng đường hàng không.
  • Là giấy biên nhận của người chuyên chở về việc nhận một số lượng hàng trong điều kiện hoàn hảo, mác mã đầy đủ và những chỉ dẫn của người gửi hàng đã được chấp nhận.
  • Là hóa đơn cước phí mà người có nghĩa vụ phải thanh toán cho người chuyên chở hàng không.
  • Là giấy chứng nhận bỏa hiểm, nếu người chuyên chở có khả năng bảo hiểm và được người gửi hàng yêu cầu.
  • Là chứng từ kê khai hải quan khi qua cửa khẩu.
  • Là bản hướng dẫn thực hiện trong quá trình chuyên chở như: bốc xếp, bảo quản, giao nhận, thu các khoản lệ phí.
  • Nội dung của vận đơn hàng không.

Vận đơn hàng không được in theo mẫu thống nhất của IATA ( International Air Transport Association). Một bộ vận đơn hàng không gồm 3 bản gốc và các bản sao. Mỗi vận đơn gồm có hai mặt, mặt trước giống hệt nhau trừ màu sắc; mặt sau in các điều khoản của hợp đồng vận chuyển, bản sao không có điều này (trắng lung). Nội dung của một vận đơn hàng không bao gồm các chi tiết sau đây:

  1. Số vận đơn (AWB No) do người chuyên chở ghi.
  2. Sân bay xuất phát ( Airport of Departure) mã 3 chữ IATA của sân bay hay thành phố xuất phát.
  3. Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn ( Name and Add of Issuing).
  4. Số tham chiếu ( Reference to Origins).
  5. Tên và địa chỉ người gửi hàng ( Shipper).
  6. Tên và địa chỉ người nhận hàng ( Consignee).
  7. Tên và địa chỉ của thành phố của đại lý người chuyên chở cấp vận đơn ( Carrier’s Agent).
  8. Mã số của đại lý theo mã số của IATA.
  9. Số tài khoản của đại lý ( Agent’s Account Number).
  10. Tên sân bay xuất phát và tuyến đi ( Airport of Departure and Route).
  11. Thông tin về thanh toán ( Account Informations) như trả bằng séc, hối phiếu…
  12. Nơi đến hoặc những nơi đến (nếu có chuyển tải) (Airport of Arrive).
  13. Cước tính theo khối lượng hay giá trị, trả trước hay trả sau (Charge).
  14. Loại tiền thanh toán (Currency).
  15. Mã của phí phải trả (Charge Code).
  16. Giá trị hàng chuyên chở (Declare Value for Carrier).
  17. Giá trị kê khai để làm thủ tục Hải quan (Declare Value for Customs).
  18. Sân bay đích, ngày bay, số chuyến bay (Airport os Destination, Date of Flight).
  19. Số tiền bảo hiểm (Amount Insurance).
  20. Thông tin về bốc dỡ hàng (Handling Information).
  21. Chi tiết về hàng hóa như số kiện (Number of Pieces), trọng lượng…
  22. Các thông tin khác (Orther information).
  23. Xác nhận của người gửi (Shipper’s Confirmation).
  24. Ngày và địa điểm phát hành vận đơn (Date and Place of Issuing).
  • Những chi tiết trên được ghi theo mẫu tiêu chuẩn bởi IATA. Bộ vận đơn gốc gồm: bản thứ nhất màu xanh lá cây do người chuyên chở giữ, bản màu hồng người nhận hàng nắm giữ, bản màu xanh lơ do người gửi hàng nắm giữ. Số lượng bản sao không hạn chế, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể nhưng ít nhất có 1 bản màu vàng là giấy biên nhận do người chuyên chở cuối cùng giữ. Các bản màu trắng dùng cho địa lý, sân bay địc, người chuyên chở thứ nhất, hai…
  • Mặt sau của vận đơn in các điều kiện của hợp đồng vận chuyển, trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, trách nhiệm của người gửi hàng…theo công ước Warsaw.
  • Phân loại vận đơn hàng không.
  • Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm 2 loại:

+ Vận đơn của hãng hàng không : do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở.

+ Vận đơn trung lập: Do người khác chứ không phải người chuyên chở phát hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.

  • Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm 2 loại:

+ Vận đơn chủ: do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng; dùng làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.

+ Vận đơn của người gom hàng: do người gom hàng cấp cho chủ lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để giao nhận hàng hóa giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.

  • Không giống như vận tải biển, giấy gửi hàng hóa hàng không không có chức năng sở hữu tức là không thể mua bán, cầm cố hay thế chấp bằng vận đơn hàng không được.

Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

File Tải Bị Lỗi, Vui Lòng Quay Lại Sau


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here