GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

0
4812
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 6: Thế nào là hình thức thuê tàu chợ? Trình tự thuê tàu chợ

  • Khái niệm: Là một dạng hợp đồng vận chuyển, theo đó người thuê có thể đăng ký sử dụng một phần hoặc toàn bộ dung tích tàu để chuyên chở một lượng hàng hóa nhất định theo các điều kiện do người chuyên chở đã đặt ra từ trước.

Đặc điểm của tàu chợ:

  • Tàu chợ thường chở hàng bách hóa, khối lượng nhỏ và có tần suất.
  • Điều kiện vận chuyển do hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát hành cho người gửi hàng. Người thuê tàu không được phép sửa đổi, bổ sung bất cứ điều gì trên vận đơn đã được hãng tàu quy định sẵn.
  • Tàu chợ không quy định thưởng phạt, trách nhiệm xếp dỡ thuộc về người chuyên chở.
  • Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác. Tàu chợ có cấu trúc nhiều boong, nhiều hầm để có thể giao nhiều hàng ở các cảng khác nhau. Tàu chợ có thể có cả các hầm hàng đặc biệt để nhận chở các lô hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa khá đầy đủ để phòng khi cảng thiếu phương tiện xếp dỡ. Tốc độ tàu khá nhanh vì thời gian tàu đậu đõ ở các cảng làm hàng thường nhiều hơn chạy trên đường
  • Trình tự nghiệp vụ thuê tàu chợ

Trường hợp gửi hàng FCL ( Full Container Load)

  • Tìm hiểu lịch trình chạy tàu mà các hãng đã công bố.
  • Đăng ký lưu khoang và lưu trước.
  • Thuê vỏ và đóng hàng vào container.
  • Vận chuyển tới bãi cảng.
  • Nhận vận đơn.

Trường hợp gửi hàng LCL ( Les than container Load)

  • Tìm hiểu lịch chạy tàu.
  • Đưa hàng đến kho CFS hoặc ICD.
  • Đóng hàng vào container kẹp chì.
  • Làm thủ tục thông quan.
  • Nhận chứng từ vận chuyển.

Câu 7: Trình tự các điều khoản chính trong hợp đồng thuê tàu chuyến?

Hợp đồng thuê tàu chuyến là cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ giữa người thuê và người chuyên chở.

Các điều khoản chính trong hợp đồng thuê tàu chuyến:

  1. Chủ thể của hợp đồng.

Chủ thể của hợp đồng bao gồm: chủ tàu (hoặc người chuyên chở)  và người thuê tàu (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu).

Quảng Cáo

Trong hợp đồng cần ghi rõ tên, địa chỉ cảu các bên. Những địa lý hoặc người môi giới là người được ủy thác để ký hợp đồng thuê tàu thì phải ghi rõ ở cuối hợp đồng chữ “chỉ là đại lý-as agent only” mục đích để xác định tư cách của người ký hợp đồng.

  1. Điều khoản về tàu hoặc tàu thay thế.

Quy định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên đã thỏa thuận như: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích, vị trí của tàu,..

  1. Điều khoản thời gian tàu đến cảng. Nghĩa vụ của chủ tàu phải đưa tàu đến cảng chất hàng trong thời gian quy định. Nếu hợp đồng quy định Prompt, nghĩa là chủ tàu sẽ đưa tàu đến cảng chất hàng vài ba ngày sau ký hợp đồng. Nếu quy định promptismo, nghĩa là tàu chất hàng trong ngày còn quy định. Nếu quy định Spot prompt nghĩa là chất hàng một vài giờ sau khi ký hợp đồng.
  2. Ngày hủy hợp đồng.

Ngày hủy hợp đồng thường là ngày cuối cùng của thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng. Cũng có trường hợp người ta quy định ngày hủy hợp đồng muộn hơn một chút

  1. Điều khoản về hàng hóa.
  • Loại hàng bao, kiện đặc điểm của loại bao bì đóng gói.
  • Số lượng thường trong hợp đồng quy định dung sai và dành quyền cho người chuyên chở chọn. Khi trao NOR, thuyền trưởng phải thông báo chính xác số lượng hàng hóa và người thuê có nghĩa vụ đưa hàng đến đủ theo yêu cầu. Nếu không đủ hàng, người thuê phải trả cước khống (dead freight).
  1. Điều khoản về cảng bốc xếp.

Hai bên thỏa thuận tên một cảng hoặc một vài cảng xếp hàng. Cảng bốc xếp quy định trong hợp đồng phải là cảng an toàn đối với tàu về mặt hàng hải và chính trị xã hội.

Trong trường hợp chưa xác định được cảng bốc xếp thì có thể quy định cảng bốc xếp theo sự lựa chọn của người thuê tàu.

  1. Điều khoản về cước phí thuê tàu.

Đây là điều khoản quan trọng của C/P. Nội dung của điều khoản này cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Mức cước. Mức cước có thể tính theo đơn vị trọng lượng hoặc khối lượng, đôi khi nó còn được tính theo giá trị theo giá trị của hàng hóa nếu người gửi hàng khai báo trước khi chất hàng lên tàu. Cần chú ý, phải ghi rõ đơn vị tính cước, bên cạnh đó cần ghi rõ chi phí bốc xếp thuộc trách nhiệm của bên nào.
  • Số lượng hàng tính cước, tính theo lượng hàng chất ở cảng bốc hàng hay là theo lượng hàng ghi trên vận đơn, hoặc tính theo số lượng tại cảng giao. Nếu chuyên chở hàng giá trị thấp như than, quặng sắt,…hợp đồng thường quy định khấu trừ từ 1 đến 2% trên tổng giá trị cước dùng cho chi phí không cân lại hàng tại cảng.
  • Thời gian trả cước. Gồm hai loại:

+ Cước trả trước.

+ Cước trả sau.

Nhiều trường hợp được quy định cụ thể hơn là trả cước trước khi dỡ hàng. Có thể trả cước bằng kết hợp giữa trả trước và sau. Một nguyên tắc của người vận chuyển là cước phí phải được thu không phụ thuộc vào việc tàu hoặc hàng có bị mất hay không.

  1. Điều khoản về thời gian bốc xếp.

Là khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận cho phép tàu nằm bến thực hiện việc bốc xếp hàng. Có 3 phương pháp quy định:

  • Thời gian bốc xếp cố định.
  • Thời gian bốc xếp linh hoạt.
  • Thời gian bốc xếp tập quán.
  1. Điều khoản trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở.

Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp sau:

  • Thiếu cần mẫn hợp lý làm cho tàu không đủ điều kiện đi biển.
  • Do xếp hàng không tốt, bảo quản không chu đáo.

Người chuyên chở được miễn trách trong những trường hợp sau:

  • Do thiên tai, tai nạn bất ngờ tại biển, cướp biển.
  • Do ẩn tỳ, nội tỳ của máy móc.
  • Do bản chất của hàng hóa.
  • Do cháy nhưng không phải lỗi cho sỹ quan, thuyền viên trên tàu.
  • Do chiến tranh và các hoạt động có thù địch, tịch thu của chính phủ.

Câu 8: Thế nào là vận đơn đường biển? Cho biết hướng giải quyết khi cùng một lúc có nhiều người xuất trình vận đơn gốc để nhận hàng?

Vận đơn đường biển.

  • Khái niệm vận đơn đường biển
  • là một loại chứng từ mà nó là bằng chứng cho một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chịu trách nhiệm hoặc chất hàng lên tảu bởi người chuyên chở, và theo đó người chuyên chở giao hàng hóa cho người nào xuất trình được vận đơn. Một quy định trong vận đơn là hàng hóa được giao theo lệnh của một người được chỉ định hoặc giao theo lệnh, hoặc giao cho người nắm giữ vận đơn, hoặc theo lệnh của người này giao cho người khác.

Theo điều 81 của bộ luật hàng hải Việt Nam quy định:

  • Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để chuyển đến nơi trả hàng.
  • Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị dùng để định đoạt và nhận hàng.
  • Vận đơn xác định mối quan hệ pháp luật giữa người vận chuyền và người nhận hàng. Các quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa chỉ có tác dụng rang buộc người nhận hàng nếu trong vận đơn ghi rõ điều đó.
  • Các chức năng của vận đơn:
  • Mặc dù nó không phải là hợp đồng nhưng nó là một bằng chứng tốt của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vì thông thường hợp đồng vận chuyển có hiệu lực trước khi vận đơn được ký.
  • Nó là giấy chứng nhận về khối lượng và tình trạng bề ngoài của hàng hóa đã được bốc lên tàu. Nó được thể hiện qua các mặt sau:
  1. Giấy chứng nhận về số lượng hàng hóa mà tàu thực tế đã nhận.
  2. Giấy chứng nhận về thực trạng bề ngoài của bao bì đóng gói hàng hóa có đủ khả năng đi biển được xếp trên con tàu đó.
  3. Giấy chứng nhận về ký hiệu, mác mã ghi trên bao bì.
  4. Chứng nhận ngày chất hàng lên tàu.
  • Là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa đang được vận chuyển trên tàu, do vậy người nào nắm giữ vận đơn gốc người đó được quyền định đoạt đối với hàng hóa đang được vận chuyển trên con tàu đó. Từ tính chất này mà người nắm giữ vận đơn có thể chuyển nhượng cho bất kỳ người nào khác thông qua thủ tục ký hậu.
  • Các nội dung cơ bản của một vận đơn:
  1. Tên người vận chuyển và trụ sở giao dịch chính.
  2. Tên người giao hàng.
  3. Tên người nhận.
  4. Tên và quốc tịch của tàu vận chuyển hàng hóa.
  5. Mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị hoặc giá trị của hàng hóa nếu thấy cần thiết.
  6. Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa.
  7. Ký mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông qua bằng văn bản trước khi bốc hàng và đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì. Tất cả các thông tin trên được cung cấp bởi chủ hàng.
  8. Cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển, ghi chú phương thức thu cước.
  9. Nơi bốc hàng và cảng bốc hàng.
  10. Cảng đích hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng đích.
  11. Số bản vận đơn gốc được ký phát.
  12. Thời điểm và thời gian, địa điểm ký phát vận đơn.
  13. Chữ ký của người vận chuyển hoặc của thuyền trưởng hoặc người hành động theo sự ủy quyền của người chuyên chở.
  • Phân loại vận đơn:
  1. Theo tình trạng xếp dỡ hàng hóa vận đơn gồm 2 loại chủ yếu:
  • Vận đơn nhận để xếp. Là chứng từ của người chuyên chở xác nhận đã nhận lô hàng để xếp lên tàu có ghi tên trên vận đơn. Trong kinh doanh, loại vận đơn này có giá trị không chắc chắn.
  • Vận đơn đã xếp hàng. Là loại mà nó chỉ được cấp khi hàng đã thực sự nằm trên tàu. Trong các thư tín dụng, người mua thường yêu cầu người bán phải xuất trình loại vận đơn này, ngoài ra còn đòi hỏi vận đơn phải ghi rõ “clean on board” có nghĩa là vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu.
  1. Theo hành trình chuyên chở
  • Vận đơn đi thằng. Là loại mà nó được cấp cho lô hàng đi thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng, không chuyển tải qua bất kỳ một cảng nào và nó thường được vận chuyển trên một con tàu của một hãng tàu cụ thể.
  • Vận đơn đi suốt. Thường được cấp cho một lô hàng được chuyên chở qua nhiều cung đoạn khác nhau, mỗi người chuyên chở đảm nhận một cung đoạn và hàng được chuyển tải từ cung đoạn này sang cung đoạn khác. Cấp vận đơn chở suốt, hãng tàu nhận tách nhiệm trước người gửi hàng về toàn bộ hành trình và đòi các hãng tàu chuyên chở từng cung đoạn bồi thường nếu trách nhiệm gây ra tổn thương thuộc về những hãng tàu đó.
  • Vận đơn vận tải đa phương thức.
  • Vận đơn vận tải liên hợp.
  1. Theo khả năng chuyển nhượng của vận đơn:
  • Vận đơn đích danh. Là loại vận đơn ghi đích danh tên người nhận và chỉ người có tên trên vận đơn mới có quyền nhận hàng hóa hợp pháp. Vận đơn này không chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu. Nếu muốn chuyển nhượng thì phải sang tên quyền sở hữu theo thủ tục của pháp luật.
  • Vận đơn vô danh. Là loại mà trên đó không chỉ đích danh người nhận hàng, người nhận hàng, người nào nắm giữ vận đơn hợp pháp và xuất trình cho người chuyên chở đúng hạn thì được nhận hàng.
  • Vận đơn theo lệnh. Là loại vận đơn trong đó ô người nhận ghi theo lệnh của hoặc là người gửi, loại này thì phải luôn có ký hậu để trống, hoặc là người nhận hoặc là ngân hàng phát hành thư tín dụng. Nếu vận đơn chỉ ghi “to order” thì vận đơn đó được hiểu là theo lệnh của chủ hàng. Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu.
  1. Theo chất lượng của vận đơn.
  • Vận đơn hoàn hảo. Là loại vận đơn trong đó người chuyên chở không có ghi chú bất cứ điều gì về tình trạng hàng hóa mà nó có thể gây nên bất lợi cho người gửi hàng.
  • Vận đơn không hoàn hảo. Là loại vận đơn mà trong đó người chuyên chở có thể ghi ý kiến nhận xét bảo lưu của mình đối với hàng hóa nếu có sự nghi ngờ đối với hàng hóa hoặc nhận xét về tình trạng bề ngoài của hàng hóa không bảo đảm khả năng đi biển. Trong thanh toán thương mại quốc tế, thông thường loại vận đơn này không được chấp nhận và thường được ghi cụ thể trong thư tín dụng.
  • Vận tải đơn và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
  • Với chức năng là chứng từ xác định quyền sở hữu đối với hàng hóa đang được vận chuyển bằng đường biển, vận đơn xùng các chứng từ khách tạo ra bộ chứng từ thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa nếu người mua thanh toán tiền cho người bán.
  • Trong thanh toán quốc tế, thư tín dụng thường được quy định chặt chẽ các điều kiện và điều khoản có liên quan đến vận đơn. Điều 23,24,25 và 26 trong UCP 500 về thanh toán quốc tế có quy định chặt chẽ điều này, do đó vận đơn phải được ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định và sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan.
  • Người nhận hàng chỉ có thể được nhận hàng hóa nếu họ trẻ tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho ngân hàng để nhận được bộ chứng từ trong đó có vận đươn gốc để từ đó mới có thể nhận được hàng hóa từ người chuyên chở.

Hướng giải quyết khi cùng một lúc có nhiều người xuất trình vận đơn gốc để nhận hàng.

Câu 9: Trình bày các phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển?

Các phương thức giao nhận hàng hóa bằng đường biển:

  1. Giao nhận nguyên bao, kiên, bó, tấm, gậy, cây.
  2. Giao nhận nguyên hầm, kẹp chì.
  3. Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích, cân, đo đếm.
  4. Giao nhận theo mớn nước.
  5. Giao nhận theo nguyên container niêm chì.
  6. Kết hợp các phương thức giao nhận nói trên.
  7. Các phương thức giao nhận khác.
  • Giao nhận hàng không bao bì
  • Hàng không bao bì (hàng để trần) thông thường là các mặt hàng có giá trị thấp như: than, quặng,…việc giao nhận các mặt hàng này chủ yếu được tiến hành theo mớn nước. Nguyên tắc chung của loại giao nhận này là xác định trọng lượng nước mà hàng chiếm chỗ, trọng lượng này đúng bằng trọng lượng hàng trên tàu được bốc xếp.
  • Độ chính xác của cách giao nhận này phụ thuộc rất nhiều vào cách đo. Khi đo cần chú ý đo đầy đủ các điểm đo đã được quy định trên tàu, các lỗ đo két nước ngọt, lỗ đo két dầu… Dụng cụ đo phải được chuẩn bị chu đáo và chuẩn xác. Để bảo đảm tính chính xác và khách quan, các kết quả đo phải được tiến hành nhiều lần, kết quả trung bình các lần đo cho phép loại trừ những kết quả cá biệt.
  • Giao nhận hàng bách hóa
  • Loại hàng này thông thường là hàng đóng bao, hòm, kiện lớn, bó…Trước khi thực hiện việc giao nhận nên kiểm tra và chuẩn bị chu đáo các chứng từ như Cargo plan, Cargo manifest, trên cơ sở đó có thể dự kiến như hư hại đối với hàng hóa. Phương pháp giao nhận đối với loại hàng này chủ yếu là theo số lượng bằng cách đếm, cân hoặc giao theo đầu bo, kiện. Loại hàng này thường xảy ra tổn thất hư hại thông thường như: vỡ, rách, ướt, thiếu, thừa,…nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nhận hàng, trước và trong khi dỡ hàng nếu phát hiện hoặc có nghi ngờ về tổn thất thì phải lập biên bản hàng đổ vỡ. Lưu ý rằng, biên bản này chỉ có giá trị khi người chuyên chở ký vào biên bản và nó chỉ được lập khi hàng còn ở trên tàu trừ khi có sự thỏa thuận giữa người chuyên chở với người giao nhận.
  • Đối với tổn thất không nhìn thấy như giảm giá trị, ẩm mốc…trong phạm vi 3 ngày sau khi lô hàng cuối cùng rời tàu, người giao nhận phải có biên bản giám định và thông báo tổn thất cho người chuyên chở.
  • Giao nhận hàng container
  • Vận chuyển hàng hóa bằng container có tính chuyên dụng rất cao, do đó việc giao nhận hàng hóa bằng container cũng được tiến hành đơn giản hơn. Khi giao nhận hàng hóa được vận chuyển bằng container cần kiểm tra.
  • Số hiệu của container phải rõ rang.
  • Niêm phong kẹp chì của hải quan phải còn nguyên vẹn và phù hợp với manifest.
  • Tình trạng của vỏ container phải trong điều kiện bình thươngf không bẹp, méo, không thùng, cong vênh…khi phát hện ra nhưng tình trạng hư hỏng trên cần phải lập biên bản ngay tại chỗ và phải có chữ ký xác nhận của người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở. Biên bản giao nhận hàng bằng container EIR ( Equipment Interchange Receipt) gồm 4 liên. Màu hồng giao cho khách hàng, màu vàng lưu hải quan tại cổng ra vào, màu xanh lưu kho bãi và màu trắng lưu văn phòng người giao nhận.
  • Khi phát hiện thấy tình trạng container không bảo đảm, mất niêm phong cần tổ chức giám định, biên bản giám định sẽ là cơ sở ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở với hàng hóa.
  • Giao nhận hàng lỏng

Giao nhận hàng lỏng thường đơn giản hơn vì chúng có thiết bị đo đếm. Trước khi tiến hành giao nhận cần chú ý quan sát tình trạng bên ngoài nếu có dấu hiệu khả nghi cần kiểm tra. Lấy mẫu hàng để kiểm tra trước khi giao hàng. Kiểm tra các dấu niêm phong của hệ thống bơm, ống dẫn,…

  • Giao nhận hàng hóa đặc biệt

Các loại hàng hóa đặc biệt thường là hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm hoặc hàng có giá trị đặc biệt cao. Với các loại hàng này khi giao nhận cần kiểm tra kỹ số hiệu, mác mã và tình trạng bao gói của hàng hóa. Thông thường việc giao nhận các hàng này thường có hướng dẫn cụ thể.

Câu 10: Thế nào là gom hàng? Lợi ích của gom hàng?

  • Khái niệm gom hàng:
  • Gom hàng nghĩa là tập hợp lại thành một lô hàng lớn những kiện hàng lẻ của nhiều người gửi ở một địa điểm nhất định để đưa đến cho nhiều người nhận hàng ở một địa điểm khác thông qua đại lý của người gom hàng ở nơi đến để giao lẻ cho từng người nhận.
  • Người giao nhận khi làm nhiệm vụ của người gom hàng, giao cho người chuyên chở những container để xếp đầy hàng gồm nhiều người gửi (LCL) gộp lại để được hưởng giá cước FCL.

+ LCL/FCL nhiều người gửi (chung một container) cho một người nhận duy nhất.

LCL/LCL nhiều người gửi cho nhiều người nhận.

FCL/LCF một người gửi cho nhiều người nhận.

FCL/FCL một người gửi cho một người nhận.

  • Lợi ích của việc gom hàng:
  • Đối với người xuất khẩu:

+ Người xuất khẩu được lợi là được hưởng một mức cước thấp hơn giá thường phải trả khi gửi một lô hàng lẻ có cùng khối lượng. Điều này đặc biệt có lợi cho những chủ hàng nhỏ chưa có cơ sở kinh doanh vững chắc và chưa đủ sức mạnh thương lượng giá cước với các hãng vận chuyển đường biển, đường hàng không,..

+ Người gửi hàng có lợi là giao dịch qua người giao nhận làm dịch vụ gom hàng có thể gửi hàng trong phạm vi rộng rãi nhiều địa chỉ khác nhau, không phải liên hệ với nhiều hãng vận chuyển.

+ Người gom hàng làm các dịch vụ đưa hàng từ cửa đến cửa, phân phối hàng và dịch vụ khác mà người chuyên chở thường không thực hiện.

  • Đối với người chuyên chở:

+ Không phải làm những lô hàng lẻ do đó tiết kiệm đáng kể về thời gian và công việc giấy tờ.

+ Tận dụng hết được khả năng chuyên chở do người gom hàng giao container đầy hàng (FCL).

+ Tiết kiệm được chi phí và nhận lực đáng lẽ phải bỏ ra khi sử dụng phương tiện và nhân lực để làm hàng lẻ.

+ Không sợ thất thu và không mất công thu cước từ các chủ lẻ vì đã có người giao nhận thực hiện.

  • Đối với người giao nhận:

+ Về tài chính, người giao nhận được hưởng chênh lệch giữa tổng số cước thu được của những người gửi hàng có hàng lẻ so với số tiền cước phải trả cho người chuyên chở về toàn bộ lô hàng thu gom, sau khi đã được chiết khấu.

  • Đối với nền kinh tế quốc dân:

+ Thông qua việc gom hàng, các công ty xuất nhập khẩu có cơ hội giảm được giá thành, tang cường sức cạnh tranh trên thị trường thương mại, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các công ty nhỏ có cơ sở vật chất chưa cao.

  • Đối với xã hội:

+ Tạo ra việc làm cho một bộ phận lao động, tạo ra giá trị gia tang đối với hàng hóa. Giảm ô nhiễm môi trường, tai nạn và ách tắc giao thông do việc thay thế nhiều phương tiệc chuyên chở các lô hàng lẻ bằng một phương tiện chở một lô hàng của nhiều chủ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here