Đường Lối Cách Mạng Của Đảng

0
13231
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 26: Hiện nay việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn có những hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó?

Hạn chế:

  • Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đầy đủ chưa đồng bộ và thống nhất
  • Vấn đề sở hữu, quản lý và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà nước nhất là khi cổ phần hoá. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối xử. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai còn nhiều vướng mắc. Các yếu tố thị trường và các loại thi trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Thị trường tài chính, bất động sản, khoa học và công nghệ phát triển chậm, quản lý Nhà nước đối với các loại thị trường còn nhiều bất cập. Phân bổ nguồn lực quốc gia chưa hợp lý. Cơ chế “xin-cho” chưa được xoá bỏ triệt để. Chính sách tiền lương con mang tính bình quân.
  • Cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội đổi mới chậm, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo còn thấp. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng ngày càng lớn. Hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai. Nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết tốt.

Nguyên nhân:

  • Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn.
  • Năng lực thể chế hoá và quản lý, tổ chức thực hiện của Nhà nước còn chậm nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.
  • Vai trò tham gia hoạch định chính sách thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội nghề nghiệp còn yếu.

 

Câu 27: Trong thời kỳ đổi mới, bản thân bạn phải làm gì đề góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

  • Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dưng nhà nước pháp quyền XHCN đó là nhà nước quản lý mọi mặt bằng hiến pháp và luật pháp. Mọi người dân có quyền làm chủ nhưng cũng có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ công dân.
  • Để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, em thấy bản thần cần phải:
  • Tìm hiểu trên mọi phương tiện như sách, báo, internet,… về nhà nước pháp quyền XHCN, Hiến pháp VN, Pháp luật VN để bản thân hiểu rõ được nhà nước pháp quyền XHCN, hiểu rõ luật pháp VN.
  • Đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, tham gia các hoạt động tập thể,… Chọn lọc, cập nhật các thông tin chính xác và mới nhất về vấn đề luật pháp, các chính sách của Đảng và nhà nước.
  • Khi đã hiểu được luật pháp VN, bản thân cần phải chấp hành nghiêm túc luật pháp, điều đó thể hiện sự tôn trọng và góp phần nhỏ trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
  • Tham gia tuyên truyền các chính sách của Đảng, tham gia tổ chức hội sinh viên để giúp mọi người tiếp cận với pháp luật, hiểu luật và tuân thủ luật.
  • Rèn luyện bản lĩnh bản thân vững vàng, cảnh giác và tránh xa các âm mưu của các thế lực thù địch.
  • Tích cực học tập tốt, giác ngộ một cách đúng đắn tư tưởng HCM. Từ 18 tuổi trở lên, bản thân sẽ cố gắng phấn đấu trở thành Đảng viên để có thể đóng góp ý kiến của mình về những vấn đề dân sinh để phục vụ lợi ích cho nhân dân. Đồng thời, bản thân cần cố gắng là cầu nối giữa nhân dân và Đảng, làm cho nhân dân tin vào Đảng và yêu Đảng.
  • Giữ gìn văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
  • Tham gia cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức HCM” để hiểu rõ các đức tính cao đẹp của HCM như cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,… Để từ đó sẽ hoàn thiện bản thân hơn, góp phần giúp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
  • Em hi vọng rằng với những đóng góp nhỏ bé của bản thân, sẽ phần nào giúp cho nhà nước pháp quyền XHCN luôn vững chắc, phát triển vững mạnh, luôn giữ vững bản sắc dân tọc VN. Và nhà nước pháp quyền XHCN luôn là điểm tựa tin cậy của nhân dân.

Câu 28: Bản thân bạn cần làm gì để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc

Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên chúng tôi phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi nêu trên, bản thân tôi phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh..

Đẩy mạnh việc  tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương.

Quảng Cáo

Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời gìn giữ và bảo vệ tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

 

Câu 29: Đánh giá thực trạng một vấn đề xã hội mà bạn đang quan tâm? (Bài tham khảo)

Bài 1: Tình yêu là thứ tình cảm kì diệu, thiêng liêng mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Bản chất của tình yêu bắt nguồn từ sự thấu hiểu, đồng điệu, hoà hợp về mặt tâm hồn. Đáng tiếc là trong quan niệm về tình yêu của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang xuất hiện những biểu hiện lệch lạc. Những “hạt sạn” đã và đang làm xấu đi hình ảnh tình yêu của giới trẻ trong mắt mọi người, một trong số đó là xu thế thực dụng trong tình yêu. Một số bạn đề quá cao, coi trọng vấn đề vật chất và xem đó như là yếu tố tiên quyết để đảm bảo tình yêu, là điều kiện “cần và đủ” để tiến tới hôn nhân. Trên thực tế, lối sống thực dụng trong tình yêu thường dẫn đến những kết cục không có hậu. Dư luận đã nhiều lần đề cập tới số phận những cô dâu Việt ôm đổi đời lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc để rồi bị đánh đập tàn nhẫn, đối xử tệ bạc. Dù được dư luận nhiều lần cảnh tỉnh nhưng số lượng nạn nhân vẫn có chiều hướng gia tăng. Điều gì đã khiến cho những cô gái lao vào “cuộc đỏ đen” như vậy? Phải chăng là do sự nhẹ dạ, cả tin, mù quáng? Thiết nghĩ, đó cũng là một nguyên nhân nhưng lý do chính để họ “dấn thân” vẫn là sức hút không cưỡng lại được của những cám dỗ về vật chất. Đã từng có thời gian người ta yêu nhau mà không hề tính toán về những điều kiện kinh tế, phân biệt giàu hay nghèo. Thậm chí nhiều người còn xem “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” là mô hình tưởng của tình yêu chân chính. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của vật chất trong tình yêu, nhất là trong hôn nhân. Song chúng ta không thể đồng tình với những quan điểm cực đoan cho rằng “Tiền có thể mua được hạnh phúc”. Chúng ta phải phân biệt rõ ràng rằng tiền bạc là một trong những tiền đề của hạnh phúc chứ bản thân nó không phải hạnh phúc. Để có cái nhìn đúng đắn về tình yêu thì chúng ta cần có những giải pháp như: Cùng nhau xác định rõ ràng ưu tiên hàng đầu ở lứa tuổi này là học tập; Cùng nhau hoạch định kế hoạch học tập và làm việc ngắn hạn và dài hạn; giúp đỡ nhau hoàn thành kế hoạch đó; Tìm hiểu những kiến thức về tình yêu và giới tính; xin lời khuyên, lời tư vấn của cha mẹ hoặc những người có kinh nghiệm nhằm tránh những hậu quả không đáng có; Biết tôn trọng đối phương và tôn trọng chính bản thân mình. Quan tâm đến cuộc sống của đối phương, chú ý đến những thay đổi tích cực và tiêu cực để giúp đỡ nhau phát triển hoặc khắc phục; Giữ thái độ nghiêm túc trong tình yêu, không đánh đồng tình yêu với những quan niệm sai lệch khác hoặc sử dụng tình yêu để vụ lợivì dù ít hay nhiều bạn cũng sẽ phải trả giá cho tình yêu “giả” đó. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần trong đời, hãy yêu hết mình và sống sao cho có trách nhiệm với bản thân và có ích cho xã hội.

Bài 2: Tình yêu là thứ tình cảm kì diệu, thiêng liêng mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Bản chất của tình yêu bắt nguồn từ sự thấu hiểu, đồng điệu, hoà hợp về mặt tâm hồn. Đáng tiếc là trong quan niệm về tình yêu của một bộ phận giới trẻ hiện nay đang xuất hiện những biểu hiện lệch lạc. Những “hạt sạn” đã và đang làm xấu đi hình ảnh tình yêu của giới trẻ trong mắt mọi người, một trong số đó là lối sống thử trong tình yêu. Hiện nay, Một bộ phận giới trẻ đang chạy theo lối “sống gấp”, “yêu gấp” và cho rằng đó là “phong cách”. Hệ quả tất yếu từ lối sống ấy là sự hời hợt, dễ dãi trong tình yêu. Họ sẵn sàng nhận lời yêu chỉ sau vài lần hẹn hò mà không hề tìm hiểu kĩ về nhau. Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong giới trẻ đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tình trạng “Sống thử” đang lan truyền như là một phong trào của các bạn trẻ, nhất là tầng lớp sinh viên. Trước tiên, ta phải hiểu khái niệm sống thử là gì? Sống thử” hay còn gọi “sống chung trước khi cưới” là 2 người thỏa thuận với nhau sẽ về sống chung với nhau như “vợ chồng”, họ “chung” với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức. Giải thích lý do đồng tình với việc sống thử, một số người cho rằng: đây là cơ hội để hiểu rõ tính cách của nhau để sau này không ân hận vì chọn lầm người. Một số người khác lại sẵn sàng sống thử với những lý do như: nó mang lại lợi ích cả về kinh tế và tình cảm, sự chia sẻ tiền bạ và khó khăn giữa hai bên; không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không nặng nề về nghĩa vụ của hôn nhân. Vậy ta có nên sống thử hay không? Về mặt tích cực, sống thử cùng nhau có thể giúp hai bên hiểu về nhau nhiều hơn, giúp biết được những tính cách thật sự của đối phương; sống thử còn có thể tránh cho người trong cuộc những tổn thương, phiền phức nếu hai bên không hợp nhau, muốn chia tay. Việc sống thử không hẳn là xấu. Nếu có phê phán, có chỉ trích thì phải chăng nên dành những điều này cho sự lợi dụng, nhân danh sống thử để thỏa mãn những toan tính thấp hèn về mặt thể xác. Về mặt tiêu cực, Sống thử làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị chai sạn và đặc biệt tàn phá tình yêu, nó để lại những suy nghĩ không tốt về nhau, thậm chí cả căm ghét, thù hận. Ngoài ra sống thử cũng ảnh hưởng nhiều đế việc học tập cũng như công việc của sinh viên và nó cũng là 1 trong những yếu tố gây ra các tệ nạn xã hội. Hơn nữa, khi sống thử, các bạn nữ phải chịu nhiều điều tiếng. Không chỉ vậy, sống thử có thể xảy ra có thai ngoài ý muốn: Không thể phá thai, các bạn phải chấp nhận là bố, làm mẹ dù đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Ngược lại, nhiều bạn trẻ đã chấp nhận phá bỏ hài nhi bé nhỏ đang lớn dần trong bụng. Để có cái nhìn đúng đắn về tình yêu thì chúng ta cần có những giải pháp như: Cùng nhau xác định rõ ràng ưu tiên hàng đầu ở lứa tuổi này là học tập; Cùng nhau hoạch định kế hoạch học tập và làm việc ngắn hạn và dài hạn; giúp đỡ nhau hoàn thành kế hoạch đó; Tìm hiểu những kiến thức về tình yêu và giới tính; xin lời khuyên, lời tư vấn của cha mẹ hoặc những người có kinh nghiệm nhằm tránh những hậu quả không đáng có; Biết tôn trọng đối phương và tôn trọng chính bản thân mình. Quan tâm đến cuộc sống của đối phương, chú ý đến những thay đổi tích cực và tiêu cực để giúp đỡ nhau phát triển hoặc khắc phục; Giữ thái độ nghiêm túc trong tình yêu, không đánh đồng tình yêu với những quan niệm sai lệch khác hoặc sử dụng tình yêu để vụ lợivì dù ít hay nhiều bạn cũng sẽ phải trả giá cho tình yêu “giả” đó. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần trong đời, hãy yêu hết mình và sống sao cho có trách nhiệm với bản thân và có ích cho xã hội.

 

Câu 30: Bạn suy nghĩ về quan hệ việt trung những năm gần đây? Phương châm hành động của bạn để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.

 

(Câu này các bạn hãy tự viết dựa vào khả năng của mình nhé!)

Cập nhật thông tin các vụ việc liên quan tới VN-Trung quốc hiện nay.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here