Đường Lối Cách Mạng Của Đảng

0
13233
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 21: Thực tiễn của cách mạng việt nam gần 90 năm qua đã chứng minh con đường Hồ Chí Minh lựa chon như thế nào

(Câu này các bạn viết dựa vào khả năng của mình nhé!)

Chứng minh con đường Bác đã chọn là hoàn toàn đúng đắn!

Câu 22: Trình bày kết quả và ý nghĩa của cách mạng tháng tám năm 1945

Kết quả và ý nghĩa:

  • Thắng lợi của CM tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong hơn 80 năm, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế suốt 1000 năm và ách thống trị của phát xít Nhật
  • Ra đời nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người tự do, người làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ phải hoạt động bí mật không hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai.
  • Nâng cao lòng tự hào dân tộc, để lại những bài học kinh nghiệm quý cho phong trào đấu tranh giành độc lập và chủ quyền.
  • CM tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kì sụp đổ và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.
  • Chứng minh cho tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lenin và những sang tạo của Hồ Chí Minh về CM giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử CM của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo CM thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”

 

Quảng Cáo

Câu 23: Nêu những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và can thiệp mỹ

Bài học kinh nghiệm:

  • Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính.
  • Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng.
  • Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
  • Thứ tư, quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng thời tích cực, chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sang tạo, kết hợp đấu tranh quan sự với đấu tranh ngoại giao, đưa kháng chiến đến thắng lợi.
  • Thứ năm, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

Câu 24: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống đế quốc mỹ xâm lược

Ý nghĩa lịch sử:

  • Ý nghĩa lịch sử đối với nước ta là chấm dứt hơn một thế kỉ chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới, giải phóng miền nam, đưa lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên cả nước hoà bình, thống nhất, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội; tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần, thế và lực cho CM và dân tộc Việt Nam, để lại niềm tự hào sâu sắc và những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước giai đoạn sau; góp phần quan trọng vào việc nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
  • Ý nghĩa với CM thế giới là đã đập tan được cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội và CM thế giới kể từ sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bảo vệ vững chắc tiền đồn phía Đông Nam Á của chủ nghĩa xã hội; làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, gây tổn thất to lớn và tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ trước mắt và lâu dài; góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ tự do và hoà bình phát triển của nhân dân thế giới.

 

Câu 25: Hiện nay việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chúng ta đang gặp những khó khăn gì?

 (Chọn 4-5 ý để học, không cần học hết nhé)

Hiện nay việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chúng ta đang gặp nhiều khó khăn.

  • Trình độ lao động còn thấp: Trình độ lao động thấp khiến việc tiếp nhận và áp dụng các công nghệ,khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
  • Thiếu hụt nguồn lao động: Lao động trẻ thường lựa chọn con đường khác chứ không phải làm nông.
  • Việc mở rộng diện tích canh tác đã khiến cho tài nguyên thiên nhiên đang được tận dụng triệt để, những vùng đất hoang hóa dành cho công tác bảo tồn thiên nhiên đang thu hẹp dần, khả năng tự cân bằng và làm sạch của môi trường thiên nhiên đang bị giảm sút nghiêm trọng. Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên nên khi môi trường xung quanh biến đổi cũng khiến nền nông nghiệp chịu ảnh hưởng.
  • Trong khi đó, việc thâm canh hóa trong sản xuất nông nghiệp càng làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng, đe dọa sự đa dạng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sự suy giảm chất lượng môi trường quay trở lại tạo nên nhiều rủi ro hơn cho sản xuất nông nghiệp.

Công cuộc hiện đại hóa gặp khó khăn ngay từ đầu khi phải giải quyết các hậu quả của ô nhiễm môi trường.

  • Thiên tai xảy ra thường xuyên cũng là một bất lợi lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
  • Nông sản Việt nam đang gặp sự canh tranh gay gắt từ nhiều quốc gia có điều kiện kinh tế tương đồng như các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Myanma, Indonesia…), các nước châu Mỹ La tinh (vốn quen thuộc với thị trường Bắc Mỹ) hay thậm chí từ các quốc gia châu Phi là những nhà cung cấp nông sản truyền thống cho thị trường châu Âu.
  • Việc tập trung sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu khi các ngành sản xuất hỗ trợ cho nông nghiệp chưa được phát triển cũng đã khiến cho ngành nông nghiệp Việt Nam lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khi lượng giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y hay phân bón tại Việt Nam được cung cấp chủ yếu bởi các công ty nước ngoài.
  • Việc liên kết giữa 4 nhà “nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông” chưa cao: Sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường trong nông nghiệp còn rất yếu. Nhà nước đã có những chủ trương khuyến khích việc lên kết 4 nhà trong nông nghiệp nhằm giúp đỡ người nông dân yên tâm sản xuất. Nhưng, trong thực tế, việc liên kết này còn rất lỏng lẻo, chưa đạt được kết quả như mong muốn và các “nhà” chưa thực sự giúp ích cho nông dân. “nhà doanh nghiệp” được người nông dân trông đợi nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm chẳng những chưa làm tốt vai trò của mình, mà lại là “nhà” bị coi hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình liên kết, không bảo đảm sự công bằng lợi ích cho nông dân. Do đó có thực tế trong nông nghiệp VN là khi được mùa nông dân không bán được hàng, lúc mất mùa, thiên tai, dịch bệnh thì không được gì. Ở hoàn cảnh nào nông dân cũng là người bị thua thiệt và vì vậy, luôn có tình trạng nông dân thường xuyên thay đổi cây trồng, vật nuôi, không yên tâm tích luỹ kinh nghiệm, sản xuất ổn định lâu dài.

 

Đứng trước những khó khăn và thách thức vừa phân tích ở trên, yêu cầu đặt ra đối với chúng ta là cần phải sáng suốt đề ra những định hướng, những giải pháp đúng đắn, kịp thời để khắc phục và đổi mới, tiếp tục đưa sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vững bước tiến lên, giữ vững mục tiêu và quan điểm của Đảng, Nhà Nước đã đề ra.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here