Đường Lối Cách Mạng Của Đảng – Bộ Đề 2017

0
6272
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đường Lối Cách Mạng Của Đảng – Cập Nhật 2017

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng – Bộ Đề 2017

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề cương Điện Tàu Thủy


Câu 21: Vì sao Đảng Cộng sản việt Nam ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam suốt 2/3 thế kỷ?

Nói sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) chấm dứt thời kỳ khủng hoảng của cách mạng Việt Nam. Bởi vì:

Quảng Cáo

– Sự thất bại của các phong trào yêu nước ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỉ XX.

+ Từ cuối thể kỷ XIX cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tư sản và phong trào công nhân ở Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ nhưng đều lần lượt thất bại, tiêu biểu là các phong trào như: Phong trào càn Vương ( 1885 – 1896) của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết; Phong trào Khởi nghĩa nông dân Yên Thế – Bắc Giang ( 1884 – 1913) của Hoàng Hoa Thám; Phong trào Đông Du ( 1906 – 1908) do Phan Bội Châu lãnh đạo;…

+ Tất cả các phong trào yêu nước nói trên thất bại do không đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử, không có một đường lối chính trị rõ ràng đúng đắn, không có phương pháp đấu tranh cách mạng phù hợp. Sự thất bại của các phong trào yêu nước nói trên đã đưa cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.

– Sự ra đời của Đảng cộng sản việt Nam ( 3/2/1930) đã chấm dứt sự khủng hoảng của cách mạng Việt Nam.

+ Trong hoàn cảnh khủng hoảng cách mạng của VN, NAQ đã ra đi tìm con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với CMVN và Người đã có sự chuẩn bị tích cực về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.

+ Đảng CSVN ra đời là dấu mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu phong trào VN có bước phát triển vượt bậc: phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác, phong trào yêu nước chuyển sang khuynh hướng CMVS. Đảng đã quy tụ được đông đảo quần chúng, đông đảo lực lượng tham gia, thực hiện thành công nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc phong kiến, giải quyết được mối mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN.

+ Đảng CSVN cùng với cương lĩnh chính trị đã xác định rõ và đúng đắn con đường, phương pháp CM, đề ra những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế ở VN, chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc của đường lối CMVN trong giai đoạn đó.

=>  Từ khi ĐCSVN ra đời cách mạng Việt Nam đã có sự lãnh đạo duy nhất, sự lãnh đạo của một Đảng kiên trung vững vàng, có đường lối cách mạng khoa học sáng tạo. ĐCSVN ra đời đã thúc đẩy phong trào cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang, vững bước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây đựng một xã hội công bằng, văn minh như Bác Hồ hằng mong muốn.

Câu 22: Những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

– Bài học về giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

Trong mọi hoàn cảnh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nắm vững thời và thế, phát huy sức manh tổng lực của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại đã được Đảng vận dụng linh hoạt để đưa đất nước tiến lên, đổi mới và hội nhập.

– Toàn dân nổi dậy trên nền tảng liên minh công – nông

+ Xây dựng lực lượng cách mạng to lớn xoay quanh hồng tâm là liên minh công – nông, tức là dựa vào đạo quân vô sản đã được tôi luyện và lực lượng quần chúng đông đảo nhất là nông dân. Đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ lực lượng rất quan trọng là trí thức, tiểu tư sản.

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, để phát huy vai trò, nhất là giám sát và phản biện xã hội, góp phân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù

Đánh giá đúng kẻ thù, kết hợp với những dự báo, tiên liệu chính xác những chuyển biến cũng như những mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, tranh thủ được hoặc trung lập những phần tử lừng chừng để tạo thêm lực lượng ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tổng khởi nghĩa giành chính quyền được tiến hành nhanh, gọn, ít đổ máu và giành thắng lợi to lớn.

– Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng một cách thích hợp để giành và giữ chính quyền.

Kiên trì chuẩn bị lực lượng và khi thời cơ chín muồi thì biết sử dụng lực lượng để giành thắng lợi quyết định, đó là mẫu mực của sử dụng bạo lực cách mạng để đánh bại bạo lực phản cách mạng mà sau này Đảng ta đã áp dụng thành công trong trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ Tổ quôc.

– Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ

+ Trên cơ sở đường lối đúng đắn, luôn theo dõi, bám sát những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước để chủ động, kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, lãnh đạo quần chúng nhân dân tận dụng thời cơ thuận lợi của tình hình trong nước và quốc tế để giành thắng lợi là bài học nổi bật nhất về sự lãnh đạo của Đảng ta trong Cách mạng tháng Tám.

+ Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Đảng không những phải phát huy những kinh nghiệm và bài học quý báu đó, mà còn phải phải luôn xây dựng và chỉnh đốn, luôn trong sạch, vững mạnh, đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, để xứng đáng với vai trò tiên phong – lãnh đạo – quyết định – không thể thay thế của Đảng trong sự phát triển đi lên của dân tộc.

– Xây dựng Đảng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng

+ Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã khắc ghi vào lịch sử dân tộc như một bài học sáng ngời vai trò mang tính quyết định về sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thắng lợi của cách mạng.

+ Đảng ta ngay từ đầu đã hoạch định đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, kịp thời tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận lãnh đạo. Coi trọng việc quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng trong đảng viên và quần chúng, không ngừng đấu tranh khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, uốn nắn những khuynh hướng lệch lạc. Đảng chăm lo công tác tổ chức, cán bộ, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên ý chí, bản lĩnh, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng.

+ Được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện để trở thành một Đảng cộng sản chân chính, tiến bộ, Đảng là tác giả của những kỳ tích vĩ đại trong thời đại cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa, Đảng đã tạo nên những đổi thay chưa từng có đối với vận mệnh Tổ quốc và dân tộc ta, vì thế Đảng luôn được nhân dân tin yếu, kính trọng.

Câu 23: Thực tiễn những năm kháng chiến chống Mỹ đã chứng minh đường lối tiến hành hai chiến lược cách mạng của Đảng ta như thế nào?

a/ Đường lối song song tiến hành hai chiến lược cách mạng của Đảng.

– Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam:

Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công: “Tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công”, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị tri ngày càng quan trọng.

– Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc:

Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Đẳc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều mình mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước.

– Nhiệm vụ và mỗi quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền:

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Khẩu hiệu chung của nhân đân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

b/ Thành tựu trong 21 năm kháng chiến (1954 —1975) ở hai miền Bắc Nam.

– Ở miền Bắc:

+ Một chế độ xã hội mới, chế độ XHCN bước đầu được hình thành.

+ Đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, điển hình là trận “Điện Biên Phủ trên không” từ ngày 18 đến 30/12/1972.

+ Hoàn thành xuất sắc vai trò căn cứ địa của cách mạng cả nước và nhiệm vụ hậu phương lớn đối với chiến trường miền Nam.

– Ở miền Nam:

Với sự lãnh đạo của Đảng, quân ta đã vượt lên mọi gian khổ hy sinh, bền bỉ và anh dũng chiến đấu, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Câu 24: Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang gặp những khó khăn gì?

Hiện nay việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện đang gặp nhiều khó khăn:

– Trình độ lao động còn thấp: trình độ lao động thấp khiến việc tiếp nhận và áp dụng các công nghệ và khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

– Thiếu hụt nguồn lao động: lao động trẻ thường lựa chọn con đường khác chứ không làm nông

– Việc mở rộng diện tích canh tác đã khiến cho tài nguyên thiên nhiên đang được tận dụng triệt để, những vùng đất hoang hóa dành cho công tác bảo tồn thiên nhiên đang được tu hẹp dần, khả năng tự cân bằng và làm sạch của môi trường xung quanh biến đổi cũng khiến nền nông nghiệp chịu ảnh hưởng

– Trong khi đó việc thâm canh hóa trong sản xuất nông nghiệp càng làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng, đe dọa sự đa dạng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và suy giảm chất lượng môi trường, tạo nên nhiều rủi ro hơn cho sản xuất nông nghiệp

– Thiên tai xảy ra thường xuyên cũng là một bất lợi lớn đối với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa công nghiệp nông thôn

– Nông sản VN đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều quốc gia có điều kiện kinh tế tương đồng

– Việc tập trung sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu khi các ngành sản xuất hỗ trợ cho nông nghiệp chưa được phát triển đã khiến cho ngành nông nghiệp Việt Nam lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khi lượng giống thức ăn chăn nuôi thuốc thú y hay phân bón tại Việt Nam được cung cấp chủ yếu bởi công ty nước ngoài

– Việc liên kết giữa 4 nhà “nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp -nhà nông”: chưa cao chưa gắn kết giữa sản xuất và thị trường còn rất yếu.

Câu 25: Đánh giá ưu và khuyết điểm của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

a/ Ưu điểm:

– Tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển không ngừng.

– Tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả.

– Kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ trong kinh tế bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

– Thu hút vốn đầu tư.

b/ Khuyết tật:

Kinh tế thị trường không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục…)

Có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội.

Suy đồi đạo đức, không còn lương tâm do chạy theo lợi nhuận mà làm mọi thứ (hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm ôi thiu…)

=> Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại.

Câu 26: Thế nào là Nhà nước pháp quyền XHCN? Bản thân bạn nên làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN?

a/ Nhà nước pháp quyền XHCN là:

– Nhà nước luôn luôn xác định mục tiêu cao nhất của mình là vì con người

– Là nhà nước mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầu ra

– Được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sổng xã hội

– Nhà nước mà ở đó các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thống nhất và cố sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó

– Nhà nước do một đảng duy nhất lãnh đạo – Đảng Cộng sản Việt Nam.

b/ Để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bản thân cần:

– Tìm hiểu trên mọi về Nhà nước pháp quyền XHCN, Hiến pháp VN, pháp luật VN để bản thân hiểu rõ được Nhà nước pháp quyền XHCN, hiểu rõ được luật pháp VN.

– Chọn lọc, cập nhật các thông tin chính xác và mới nhất về vấn đề luật pháp các chính sách của đảng và nhà nước.


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here