Đường Lối Cách Mạng Của Đảng – Bộ Đề 2017

0
6233
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đường Lối Cách Mạng Của Đảng – Cập Nhật 2017

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đường Lối Cách Mạng Của Đảng – Bộ Đề 2017

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề cương Điện Tàu Thủy


Câu 16: Phân tích những đặc điểm và đánh giá ưu điểm, hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp?

– Đặc điểm:

Quảng Cáo

+ Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp còn doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu.

+ Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản suất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết đinh không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu.

+ Quan hệ hàng hóa, tiền tệ bị coi nhẹ; quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát-giao nộp”. Hoạch toán kinh tế chỉ là hình thức.

+ Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.

– Ưu điểm:

+ Cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên công nghiệp nặng.

+ Đáp ứng được yêu cầu của thời chiến. Do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phóng dân tộc bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó.

+ Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn hoàn, giúp cho người chiến sỹ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, mọi thứ đã được nhà nước bao cấp.

– Nhược điểm:

+ Thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

+ Làm cho đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở quan liêu, lộng quyền, hách dịch.

+ Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho nền kinh tế xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ.

Câu 17: Phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về hệ thống chính trị?

Việc sử dụng khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản” và “hệ thống chính trị” là kết quả của bước đổi mới tư duy chính trị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, thể hiện ở các vấn đề như:

– Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị.

Đảng bắt đầu đổi mới từ tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế – xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. Như vậy, việc sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị” đã phản ánh và đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tuởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hanh phúc.

Động lực chủ yếu phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

– Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị

Thuật ngữ “xây dựng Nhà nước pháp quyền” lần đầu tiên được đề cập tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (năm 1991). Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) và các Đại hội VIII, IX, X và XI Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN VN, làm rõ thêm các nội dung của nó:

+ Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

+ Pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền tự do sống, làm việc theo khả năng và sở thích trong phạm vi pháp luật cho phép.

Câu 18: Phân tích quá trình nhận thức của Đảng về giải quyết vấn đề xã hội thời kỳ đổi mơi?

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) lần đầu tiên nêu lên khái niệm “Chính sách xã hội”. Đây là sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tể với chính sách xã hội.

Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế.

Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người. Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) chủ trương hệ thống chính sách xã hội phải được hoạch định theo những quan điểm sau:

+ Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền vơi tiến bộ và công bằng XH ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển.

+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối.

+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tích cực xoá đói giảm nghèo.

+ Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá.

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001): các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006): phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương.

– Hội nghị Trung ương 4, khóa X (1/2007): giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết với WTO. Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực xã hội để có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời.

– Đại hội XI của Đảng (2011): phát triển toàn diện, mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.

– Đại hội XII của Đảng (2016): quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Câu 19: Phân tích đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ trước đổi mới?

a/ Đại hội lần thứ IV của Đảng (12-1976)

– Xác định nhiệm vụ: “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

– Trong quan hệ với các nước:

+ Củng cố tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước XHCN

+ Bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào – Campuchia

+ Sẵn sàng, thiết lập phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác vói các nước trong khu vực

+ Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

– Từ giữa năm 1978, Đảng đã điều chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như:

+ Chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô

+ Nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt — Lào

+ Góp phần xây dựng khu vực DNA hoà bình, tự do, trung lập, ổn định

+ Đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. .

b/ Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982)

– Xác định: Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.

– Về quan hệ với các nước:

+ Nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô

+ Xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam — Lào – Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc

+ Kêu gọi các nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giải quyết các trở ngại, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình và ổn định

+ Chủ chương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình

+ Chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị.

Câu 20: Phân tích tư tưởng chỉ đạo công tác đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới?

– Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.

– Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.

– Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.

– Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực toàn cầu.

– Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế – xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

– Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

– Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lí tập trung của nhà nước với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng an ninh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here