Đề Cương Thương Mại Điện Tử

0
9641
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Thương Mại Điện Tử

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Thương Mại Điện Tử 

Đề cương liên quanĐề Cương Quản Lý Khai Thác Cảng


Câu 11: So sánh Marketing điện tử và marketing truyền thống?

Trả lời:

Quảng Cáo
Đặc điểm Marketing online Marketing truyền thống
1. Phương thức Sử dụng internet, các thiết bị số hóa Chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng
2. Không gian Không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ Bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ
3. Thời gian Mọi lúc mọi nơi,phản ứng nhanh, cập nhật thông tin sau vài phút Chỉ vào một số giờ nhất định, mất nhiều thời gian và công sức để thay đổi mẫu quảng cáo hoặc clip
4. Phản hồi Khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi ngay lập tức (để lại comment trên web/blog,…) Mất một thời gian dài để khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi.
5. Khách hàng Có thể chọn được đối tượng cụ thể,tiếp cận trực tiếp với khách hàng Không chọn được nhóm đối tượng cụ thể
6. Chi phí Thấp,với ngân sách nhỏ vẫn thực hiện được,có thể kiểm soát được chi phí quảng cáo Cao, ngân sách quảng cáo lớn, được ấn định dùng 1 lần
7. Lưu trữ thông tin Lưu trữ thông tin khách hàng dễ dàng, nhanh chóng Rất khó lưu trữ thông tin của khách hàng

Câu 12: Phân tích các ưu, nhược điểm của Marketing điện tử?

Trả lời:

  1. Ưu điểm:
  2. Tốc độ giao dịch: Nhanh hơn.
  3. Thời gian và Phạm vi hoạt động: Mọi lúc, mọi nơi trên toàn cầu, tự động hóa các giao dịch.
  4. Đa dạng hóa sản phẩm: Khách hàng có thể tiếp cận hàng ngàn sản phẩm từ hàng ngàn nhà cung cấp
  5. Tăng cường quan hệ khách hàng: Nhờ khả năng kết nối từ Internet, DN có thể tiếp cận và chăm sóc hàng ngàn khách hàng của mình một cách dễ dàng.
  6. Tự động hóa các giao dịch thông qua các phần mềm TMĐT (shopping cart)
  7. Nhược điểm:
  8. Mức độ thâm nhập không đồng đều,phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ phổ biến của internet và tốc độ truy cập.
  9. Hình ảnh thương hiệu bị pha loãng, không tạo ấn tượng nhất định cho người tiêu dùng.
  10. Trình độ phát triển các công cụ hỗ trợ trực tuyến chỉ một số ít cá nhân nhân sự nắm được đòi hỏi nhiều kiến thức hỗ trợ về CNTT.

Câu 13: Phân tích những vấn đề cần giải quyết của là nghiên cứu thị trường trên Internet?

Trả lời:

Nghiên cứu thị trường là làm thế nào biết được khách  hàng muốn gì.Về cơ bản có 2 cách để phát hiện KH muốn gì. Cách thứ nhất là hỏi KH và cách thứ hai là quan sát họ làm gì trên mạng.

  • Hỏi khách hàng họ muốn gì: Tương tác trực tiếp với khách hàng; nhà cung cấp có thể đưa ra một số yếu tố khuyến khích rồi yêu cầu khách hàng điền và trả lời một số câu hỏi điện tử.
  • Quan sát KH làm gì trên mạng: Theo dõi hành vi của người dùng trên internet bằng cách công cụ đánh giá.
  • Việc tìm hiểu nhu cầu nhóm người tiêu dùng cụ thể đã được tiến hành thông qua phân đoạn thị trường, chia KH thành các nhóm cụ thể (theo tuổi tác, giới tính). Tìm hiểu về KH là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với bất kì một DN nào, đặc biệt là trong TMĐT. Quá trình tìm hiểu này được tạo điều kiện sễ dàng bởi nghiên cứu thị trường.
  • Trong nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu thị trường đã tìm hiểu được hành vi của người tiêu dùng và đã tổng hợp những phát hiện của mình trong các mô hình hành vi người tiêu dùng khác nhau. Mục tiêu của mô hình hành vi người tiêu dùng là giúp người bán hiểu được người tiêu dùng đưa ra một quyết định mua hàng như thế nào. Nếu đã hiểu được quá trình này,người bán có thể tìm cách gây ảnh hưởng đến quyết định của người mua,ví dụ như thông qua quảng cáo hay các chương trình xúc tiến đặc biệt.

Câu 14: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) là gì? Phân tích mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng từ phía khách hàng?

Trả lời:

  1. Khái niệm thương mại điện tử (B2C)

– B2C (Business to Customer) là mô hình thương mại điện tử mà trong đó doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ trực tiếp và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.

– Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp đang kết hợp cả bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống (gọi là click-and-motar hoặc brick-and-click).

  1. Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng từ phía khách hàng

Quá trình bắt đầu bằng các bước tiền mua hàng, sau đó là mua hàng và cuối cùng là các bước hậu mua hàng.

de cuong thuong mai dien tu

a, Giai đoạn tiền mua hàng

Các mô hình này chưa để cập đến việc phải tạo dụng môi trường cho phép xử lý các bước liên tục khách hàng thực hiện trong quá trình tiền mua hàng: cân nhắc, so sánh và thương lượng.

Trong giai đoạn này, khách hàng thực hiện tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ,…trên các kênh thương mại điện tử khác nhau. Từ đó khách hàng đưa ra sự so sánh sơ lược về một loạt các tiêu chỉ của các sản phẩm khác nhau từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau khi cân nhắc và so sánh sản phẩm, khách hàng đưa ra quyết định thương lượng, hỏi đáp về sản phẩm rồi tiến tới giai đoạn mua hàng.

b, Giai đoạn mua hàng

Sau khi xác định sản phẩm cần mua, người mua và người bán sẽ tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện giao dịch mua bán. Tuỳ thuộc vào cách thức thanh toán hai bên đồng ý, họ có thể thanh toán tiền qua một bên thứ ba (ngân hàng) hoặc bằng cách chuyển tiền thông qua tổ chức chấp nhận thanh toán tín dụng (Visa, MasterCard)

c, Giai đoạn hậu mua hàng

Giai đoạn hậu mua hàng đóng vai trò quan trọng trong chu trình kinh doanh của khách hàng. Khách hàng có thể có nhiều phản ứng khác nhau trong giai đoạn này: đòi trả lại hàng, phàn nàn… Cũng trong giai đoạn này, công ty thực hiện nhiều dịch vụ sau bán hàng nhằm tiếp tục thoà mãn khách hàng và thu thập thông từ thị trường. Công tác dịch vụ khách hàng của công ty sẽ được tăng cường rất nhiều nếu ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động này. Các dạng dịch vụ khách hàng trong thương mại điện tử như cho phép khách hàng kiểm tra và theo dõi tình trạng đơn hàng hoặc giao hàng, liên hệ với khách hàng qua e-maíl, hệ thống xử lý tự động các yêu cầu của khách hàng, hệ thống trả lởi tự động khách hàng (call center).

 

Câu 15: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) là gì? Phân tích mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng từ phía doanh nghiệp?

Trả lời:

  1. Khái niệm thương mại điện tử (B2C)

– B2C (Business to Customer) là mô hình thương mại điện tử mà trong đó doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ trực tiếp và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.

– Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp đang kết hợp cả bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống (gọi là click-and-motar hoặc brick-and-click).

  1. Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng từ phía doanh nghiệp

Mô hình thương mại điện tử B2C từ phía công ty mô tả chu trình quản lý việc mua hàng của khách hàng, tức là các hoạt động công ty cần thực hiện để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong quá trình mua hàng: hoàn thành đơn hàng và giao hàng cho khách hàng cũng như thực hiện các hoạt động hậu cần cho kinh doanh của công ty.

 

Quá trình thực hiện đơn hàng trong TMĐT bao gồm nhiều hoạt động, có những hoạt động thực hiện cùng lúc, có những hoạt động đòi hỏi phải thực hiện từng bước. Các hoạt động đó như sau:

  1. Đảm bảo việc thanh toán của khách hàng: Tuỳ thuộc vào phương pháp thanh toán và các thoà thuận trước đó, cần kĩềm tra tính khả thi của thanh, toán. Hoạt động này có thể do phòng tài chính của công ty và/hoặc một tổ chức tài chính (ví dụ như ngân hàng, các tổ chức tín dụng như Visa).
  2. Kiểm tra hàng hoá có trong kho.
  3. Chuyển hàng: Nếu sản phẩm có trong kho thì công ty có thể giao ngay cho khách hàng (nếu không chuyển sang bước 5).
  4. Bào hiểm: Nhiều lúc việc vận chuyển hàng hoá đòi hỏi phải có bảo hiểm, do đó, bộ phận phụ trách bảo hiểm và một công ty bảo hiểm có liên quan đển hoại động này, như vậy, thông tin có thể phải được thông báo cho đối tác bên ngoài công ty và cho khách hàng.
  5. Sản xuất: Các đơn hàng cá nhân hoá thường đòi hỏi có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp. Tương tự, nếu công ty bán lẻ và sản phẩm không có sẵn thì phải tiến hành mua.
  6. Các dịch vụ của nhà máy: trong trường hợp có sản xuất hoặc lắp ráp thì công ty có thể sử dụng nhiều dịch vụ nhà máy, kể cả việc hợp tác vởì các đối tác kinh doanh.
  7. Mua và công tác kho vận: Công ty phải luôn chắc chắn rằng việc nhận hàng hoặc nhận nguyên vật liệu phải được thực hiện chính xác và ổn định, chắc chắn. Khi việc thu mua hàng hoặc sản xuất hoàn tất, công ty tiếp tục chuyển sang bước vận chuyển (bước 3).
  8. Liên lạc với khách hàng: Người bán hàng cần phải liên tục giữ liên lạc với khách hàng, bắt đầu bằng việc thông báo đã nhận được đơn đặt hàng và kết thúc bằng việc thông báo về vận chuyển hoặc những thay đổi trong vận chuyển (nếu có). Liên lạc thường thông qua e-mail (và thường thực hiện tự động).
  9. Hoàn trả: trong một số trường hợp, khách hàng muốn trả lại hoặc đổi sản phẩm. Việc hoàn trả thực tế đang là vấn đề lớn hiện nay. Dòng sản phẩm hoàn trả từ khách hàng tới công ty được gọi là hậu cần ngược.

Hai hoạt động khác cũng liên quan đén quá trình thực hiện đơn hàng của công ty là:

  • Dự báo nhu cầu: Công ty cần phải dự báo nhu cầu cho các nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc sản phẩm để đáp ứng các đơn hàng. Việc dự báo như cầu cần được thực hiện cùng với các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung cấp.
  • Kế toán: Trong nhiều trường hợp, phòng kế toán có trách nhiệm ghi hóa đơn, kiểm toán các giao dịch nội bộ và kiểm tra dự trữ, kiểm soát thanh toán cập nhật sổ sách kế toán. Các vấn đề về thuế và thuế quan cũng do phòng kể toán xử lý. Do vậy, dòng thông tin và liên lạc cần phải thực hiện đối với mọi giao dịch.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here