Đề Cương Thương Mại Điện Tử

0
9654
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Thương Mại Điện Tử

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Thương Mại Điện Tử 

Đề cương liên quanĐề Cương Quản Lý Khai Thác Cảng


Câu 6: Phân tích ưu nhược điểm của thương mại điện tử trong doanh nghiệp?

Trả lời:

Quảng Cáo
  1. Ưu điểm của TMĐT trong DN (Lợi ích của TMĐT đối với tổ chức)
  • Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống.
  • Giảm chi phí sản xuất
  • Cải thiện hệ thống phân phối
  • Vượt giới hạn về thời gian nhờ việc tự động hóa các giao dịch.
  • Sản xuất hàng theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
  • Mô hình kinh doanh mới với nhiều lợi thế và giá trị mới cho khách hàng.
  • Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường.
  • Giảm chi phí thông tin liên lạc.
  • Giảm chi phí mua sắm
  • Củng cố quan hệ khách hàng thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng.
  • Thông tin sản phẩm, dịch vụ,… được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
  • Chi phí đăng kí kinh doanh thấp hoặc không thu phí kinh doanh qua mạng.
  • Nhiều lợi ích khác
  1. Nhược điểm của TMĐT trong DN
Hạn chế về kĩ  thuật Hạn chế về thương mại
1. Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy 1. An ninh và riêng tư là 2 cản trở vê tâm lí đối với người tham gia TMĐT
2. Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT 2. Thiếu lòng tin đối với khách hàng do trong TMĐT khách hàng và người bán hàng không thể gặp trực tiếp
3. Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển 3. Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
4. Khó khăn khi hết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống 4. Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển
5. Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư. 5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
6. Chi phí truy cập internet vẫn còn cao. 6. Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian
7. Thực hiện các đơn hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn 7. Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.
  8. Số lương người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và có lãi)
  9. Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
  10. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn và sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com

Câu 7: Trình bày lợi ích của thương mại điện tử với tổ chức, với xã hội, với người tiêu dùng? (Trình bày lợi ích của thương mại điện tử với sự phát triển kinh tế nói chung?)

Trả lời:

  • Lợi ích đối với tổ chức
  • Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống
  • Giảm chi phí sản xuất
  • Cải thiện hệ thống phân phối
  • Vượt giới hạn về thời gian nhờ việc tự động hóa các giao dịch.
  • Sản xuất hàng theo yêu cầu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
  • Mô hình kinh doanh mới với nhiều lợi thế và giá trị mới cho khách hàng.
  • Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường.
  • Giảm chi phí thông tin liên lạc.
  • Giảm chi phí mua sắm
  • Củng cố quan hệ khách hàng.
  • Thông tin sản phẩm, dịch vụ,… được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
  • Chi phí đăng kí kinh doanh thấp hoặc không thu phí kinh doanh qua mạng.
  • Nhiều lợi ích khác.
  • Lợi ích đối với người tiêu dùng:
  • Vượt giới hạn về không gian và thời gian: mua sắm mọi lúc mọi nơi đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
  • Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ:
  • Giá thấp hơn: dễ dàng so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp và từ đó tìm được giá phù hợp nhất.
  • Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được
  • Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn.
  • Đấu giá: mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đông thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
  • Đáp ứng mọi nhu cầu từ mọi khách hàng
  • Thuế: ở một số nước, giai đoạn đầu được miễn thuế với các giao dịch mạng
  • Lợi ích đối với xã hội:
  • Hoạt động trực tuyến: môi trường giao dịch, làm việc,…từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
  • Nâng cao mức sống của người dân nhờ có thể mua bán và sử dụng hàng hóa phong phú
  • Lợi ích cho các nước nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ, kiến thức từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT.
  • Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn

Câu 8: Đặc điểm của thương mại điện tử là gì? Mối quan hệ giữa thương mại điện tử với các thành phần khác trong xã hội?

Trả lời:

  1. Đặc điểm của TMĐT:
  • Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT: TMĐT là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi họat động thương mại, đồng thời thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử.
  • Về hình thức: giao dịch TMĐT là hoàn toàn qua mạng.
  • Phạm vi hoạt động: trên khắp toàn cầu hay thị trường trong TMĐT là thị trường phi biên giới.
  • Chủ thể tham gia: trong hoạt động TMĐT phải có tối thiểu 3 chủ thể tham gia. Đó là các bên tham gia vào giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ 3 đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực.
  • Thời gian không giới hạn: các bên tham gia vào hoạt động TMĐT đều có thể tiến hành các giao dịch mọi lúc mọi nơi có thiết bị kết nội mạng
  • Trong TMĐT, hệ thống thông tin chính là thị trường.
  1. Mối quan hệ giữa thương mại điện tử với các thành phần khác trong xã hội
  2. Tác động của Thương mại điện tử đến ngành âm nhạc, giải trí

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, internet đã tác động mạnh mẽ hơn tới ngành âm nhạc.

  • Thay đổi thứ nhất, đó là hướng duy nhất từ sản xuất tới việc phân phối thông đã thay đổi, nghệ sỹ, người tiêu dùng và các bộ phận trong ngành âm nhạc đã hòa trong một mạng với sự hỗ trợ của công nghệ internet.
  • Thay đổi thứ hai, đó là các chức năng của hoạt động sản xuất, phân phối và marketing đã “trở thành” các ứng dụng, mang tính trung lập hơn và ít bị phụ thuộc hơn vào sự không chắc chắn của mối quan hệ tương tác qua lại giữa các nghệ sĩ và các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực âm nhạc.
  1. Tác động của Thương mại điện tử đến ngành giáo dục
  • Với sự phát triển của công nghệ điện tử và đặc biệt là sự ra đời và phát triển của internet, Đào tạo điện tử có thể là đào tạo trực tuyến đã xuất hiện
  • Đào tạo trực tuyến đã phát triển mạnh. Nguyên nhân, đó chính là công nghệ internet tạo ra những động lực cho việc đầu tư và phát triển hình thức đào tạo này:
  • Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ đào tạo
  • Nâng cao chất lượng học
  • Tăng cường khả năng tiếp cận
  • Hiệu quả về chi phí
  • Tăng cường khả năng nắm giữ các kỹ năng và cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin
  • Chiến lược marketing và cạnh tranh khiến các đơn vị đào tạo phải đầu tư tốt có thể cạnh tranh và tồn tại được
  1. Tác động của Thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử
  • Chính phủ của hầu hết các quốc gia hiện nay cũng đang có những bước đi tích cực để tiến tới xây dựng một Chính phủ điện tử. Hầu hết các giao dịch trên đều có thể sử dụng với sự hỗ trợ của phương tiện điện tử, đặc biệt là internet.
  • Thương mại điện tử cũng có tác động mạnh đến quy trình mua sắm của chính phủ. Hiện nay, chiến lược mua sắm điện tử đáp ứng các yêu cầu trên đang được các quốc gia nghiên cứu và nhiều nước đã đưa vào áp dụng. Một chiến lược điển hình là mô hình của Phần Lan.
  1. Tác động của Thương mại điện tử đến ngành Bảo hiểm
  • Đường chuyển rủi ro và thông tin từ người mua bảo hiểm sang người bảo hiểm/tái bảo hiểm đã không còn.
  • Người mua bảo hiểm có thể có nhiều cách để có được thông tin về các dịch vụ bảo hiểm và chính sách bảo hiểm. Nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng như đại lý và trung gian bảo hiểm cũng mở rộng thị trường hơn thông qua việc hiện diện trên internet.
  • Một điểm mới, đó là việc sử dụng các tiêu chuẩn trong ngành bảo hiểm (ACORD), tạo thuận lợi hơn trong giao dịch và thỏa thuận bảo hiểm.
  • Một điểm mới nữa là sự xuất hiện của phần mềm tương tác (middleware), cho phép chia sẻ nguồn thông tin và dữ liệu giữa các nhà bảo hiểm với nền kinh tế internet.

Câu 9: Hạn chế của thương mại điện tử là gì?

Trả lời:

Hạn chế về kĩ  thuật Hạn chế về thương mại
1. Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy 1. An ninh và riêng tư là 2 cản trở vê tâm lí đối với người tham gia TMĐT
2. Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT 2. Thiếu lòng tin đối với khách hàng do trong TMĐT khách hàng và người bán hàng không thể gặp trực tiếp
3. Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển 3. Nhiều vấn đề về luật,chính sách,thuế chưa được làm rõ
4. Khó khăn khi hết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống 4. Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển
5. Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất,an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư. 5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
6. Chi phí truy cập internet vẫn còn cao. 6. Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian
7. Thực hiện các đơn hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn 7. Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ,không tiếp xúc trực tiếp,giao dịch điện tử cần thời gian.
  8. Số lương người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô( hòa vốn và có lãi)
  9. Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
  10. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn và sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com

Câu 10: Marketing điện tử là gì? Đặc điểm của Marketing điện tử?

Trả lời:

  1. Hiện nay có nhiều cách hiểu về Marketing điện tử, sau đây là một số khái niệm điển hình:

– Marketing điện tử: là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân – dựa trên các phương tiện điện tử và internet.

– Marketing điện tử được hiểu là các hoạt động Marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và  mạng viễn thông.

  1. Đặc điểm của TMĐT:

– Khả năng tương tác cao.

– Phạm vi hoạt động không giới hạn.

– Tốc độ giao dịch cao.

– Liên tục 24/7.

– Đa dạng hóa sản phẩm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here