Tài Chính Công

0
4729
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đây là đề cương được chia sẻ bởi bạn Nguyễn Linh

Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Tài Chính Công

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]


Câu 25: phân biệt HHDV công cộng thuần túy và không thuần túy.

HHDV công cộng thuần túy HHDV công cộng ko thuần túy
–          Nhiều ng sd cùng 1 lúc

–          Ko thể or khó có thể loại trừ khả năng sd của ng #

–          CF đầu tư lớn, khó thu hồi vốn, liên quan 1 số vấn đề quốc gia

=> Nhà nước cung cấp

Quảng Cáo

VD: an ninh quốc phòng,…

– ko đáp ứng 1 trong 2 điều kiện bên

->đễ dàng xđ khả năng or mức độ sd

->nhà nước ko phải chủ thể duy nhất cung cấp

VD: DV hành chính công như công chứng, cấp giấy khai sinh,…

Câu 26: Bản chất và đặc điểm của phí

Bản chất: Phí thuộc NSNN là khoản thu nhằm thu hồi một phần hoặc toàn bộ chi phí bỏ ra Nhà nước đầu tư cung cấp các hàng hóa dịch vụ công cộng không thuần túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các hàng hóa dịch vụ công cộng đó

Phí thuộc NSNN là giá của hàng hóa dịch vụ công cộng không thuần túy do Nhà nước đầu tư cung cấp .

Đặc điểm:

Là khoản thu bắt buộc có điều kiện phát sinh thường xuyên

Mang tính chất hoàn trả trực tiếp với việc hưởng thụ các hàng hóa dịch vụ công cộng do Nhà nước đầu tư cung cấp có thu phí theo quy định của pháp luật.

Khoản phí được dùng để xây dựng duy trì, bảo dưỡng chính các công trình đó cũng như duy trì hoạt động của các cơ quan cung cấp dịch vụ.

Câu 27: Bản chất và đặc điểm của lệ phí

Bản chất: Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của nhà nước cho các thể nhân, phán nhân nhằm phục vụ cho công việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Lệ phí là khoản thu NSNN và về bản chất không phải là giá của các dịch vụ hành chính công.

Đặc điểm:

Là khoản thu bắt buộc có điều kiện phát sinh thường xuyên

Mang tính chất hoàn trả trực tiếp với việc hưởng thụ các hàng hóa dịch vụ công cộng do Nhà nước đầu tư cung cấp có thu lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chỉ có các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật mới được thu lệ phí

Câu 28: Trình bày việc quản lý thu phí và lệ phí?

–        Phân cấp thẩm quyền quy định về phí và lệ phí dựa vào tính chất và phạm vi ảnh hưởng của từng loại phí, lệ phí

+) chính phủ quy định đối với một số phí quan trọng, có sô thu lớn, liên quan đến nhiều chính sách KT-XH của NN

+) HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ quy định với một số loại phí quản lý đất đai, tài nguyên TN

+) Bộ Tài chính quy định với các loại phí còn lại

–        Xác định mức thu phí và lệ phí: Bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, có tính đến những chính sách của NN trong từng thời kì. Mức thu phí phải phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp

–        Đối tượng nộp phí và lệ phí là các thể nhân và pháp nhân được các tổ chức, cơ quan của NN cung cấp dịch vụ công cộng theo quy định của pháp luật, có nghĩa vụ thực hiện nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật

–        Đối tượng thu phí, lệ phí: Cơ quan thuế NN, Hải quan

–        Các tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan thuế, hải quan và cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí, lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí đúng thời hạn quy định

–        tỷ lệ % tiền phí, lệ phí để lại = (Dự toán chi phí thu phí, lệ phí * 100%)/ Dự toán thu phí, lệ phí năm

–        Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện khai phí, lệ phí từng tháng và nộp tờ khai cho cơ quan thuế nơi đăng kí thu phí, lệ phí để theo dõi, quản lý

Câu 29: So sánh Thuế/ Phí/ Lệ Phí?

–        Đều là nguồn thu NSNN, do cơ quan quản lý tài chính tiến hành, được cơ quan NN có thẩm quyền ban hành

–        Khác

Thuế  Phí và lệ phí

  Thuế Phí và lệ phí
Khái niệm Hình thức động viên bắt buộc của NN, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của NN và phục vụ cho lợi ích cộng đồng Phí: Khoản thu hồi một phần hoặc toàn bộ chi phí NN bỏ ra đầu tư cung cấp

các hàng hóa dịch vụ công cộng không thuần túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các hàng hóa dịch vụ công cộng đó

Lệ Phí: khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của NN cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ cho công việc quản lý NN theo quy định của pháp luật

Tính bắt buộc mang tính bắt buộc với cả người nộp thuế và cơ quan thu thuế chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp phí, lệ phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do NN cung cấp
Tính đối giá Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp Mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp
Phạm vi áp dụng Áp dụng với hầu hết các cá nhân và tổ chức Mang tính địa phương, địa bàn
Tên gọi và mục đích Mỗi luật thuế đều có mục đích riêng, tên gọi các sắc thuế thường phản ánh đối tượng tính thuế Tên gọi mỗi loại phí, lệ phí phản ánh đầy đủ mục đích sử dụng của nó

Cơ sở pháp lý Được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao (Luật, Pháp lệnh), do cơ quan quyền lực NN cao nhất ban hành là Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật ( Nghị định) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành
Vai trò trong hệ thống NSNN – Khoản thu chủ yếu, quan trọng, chiếm 90% các khoản thu NSNN

– Có tác động lớn đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế- xã hội

– là khoản thu phụ, không đáng kể, dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí

– Bù đắp chi phí hoạt động của  các cơ quan cung cấp cho XH một số dịch vụ công cộng: công chứng, đăng ký quyền sở hữu…

Câu 30: Chi thường xuyên NSNN là gì, cho ví dụ minh họa?

Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà Nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng.

Ví dụ: Nhà nước chi tiền từ NS xây dựng trường học, đường sá ở vùng sâu vùng xa, vùng hẻo lánh

Câu 31: Phân loại chi thường xuyên theo lĩnh vực chi:

+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội

–        Nhiều loại hình, đơn vị tham gia: Giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa nghệ thuật,…

–        Đơn vị do Nhà nước thành lập, giao nhiệm vụ.

–        Mức cấp kinh phí tùy thuộc nhiệm vụ đơn vị đảm nhận và cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước.

+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế Nhà nước

–        Hầu như ngành nào cũng có một số đơn vị sự nghiệp kinh tế do ngành đó quản lý; mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

–        Nguồn kinh phí được hình thành từ: chi thường xuyên của NSNN, đơn vị được cấp phát từ nguồn vốn của NSNN tại KBNN hay do các đơn vị tự thu, được phép giữ lại để sử dụng và quản lý qua NSNN.

+ Chi cho các hoạt động quản lý Nhà nước:

–        Phát sinh ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân.

–        Với chức năng quản lý toàn diện mọi haotj động kinh tế, xã hội nên bộ máy quản lý Nhà nước đã được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và có ở mọi ngành kinh tế quốc dân.

–        Tất cả cấc cơ quan quản lý Nhà nước muốn tồn tại và hoạt động để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước thì về cơ bản phải trông cậy vào sự cấp phát nguồn kinh phí từ NSNN.

+ Chi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức khác được cấp kinh phí từ NSNN

–        Bao gồm các tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Chính trị- Đoàn thể- Xã hội (Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM,…)

–        Là nét đặc thù trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN ở nước ta: Thiết chế của bộ máy Nhà nước được xác lập khác, các tổ chức chính trị- xã hội được coi như cánh tay nối dài để tổ chức các hoạt động mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.

+ Chi cho quốc phòng- an ninh và trật tự, an toàn xã hội:

–        Phần lớn số chi NSNN cho quốc phòng- an ninh được tính vào cơ cấu chi thường xuyên của NSNN (trừ cho đầu tư XDCN cho các công trình quốc phòng- an ninh).

–        Nhu cầu chi cho quốc phòng- an ninh được coi là tất yếu và phải thường xuyên quan tâm khi còn tồn tại giai cấp, Nhà nước cở mỗi quốc gia riêng biệt.

+ Chi khác:

–        Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội, phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước… được gọi “chi hỗ trợ và bổ sung” và “các khoản chi khác”

–        Nếu xét riêng từng khoản chi này thì nó không phát sinh đều đặn và liên tục trong các tháng của năm ngân sách, nhưng lại được coi là những giao dịch thường niên tất yếu của Chính phủ

Câu 32: Phân loại chi thường xuyên theo nội dung kinh tế của các khoản chi?

–        Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính- sự nghiệp

–        Các khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn

–        Các khoản chi mua sắm, sửa chữa

–        Các khoản chi khác

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here