Pháp Luật

0
2688
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tải ngay đề cương tại đây: Đề cương môn Pháp Luật – Địa học Hải Phòng

Câu 15: Trách nhiệm pháp lí là gì? Nêu định nghĩa và cho ví dụ về các loại trách nhiệm pháp lí.

-K/n: là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở các chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.

*Các loại trách nhiệm pháp lí:

  1. Trách nhiệm hình sự:

-Là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất của nhà nước do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự do quốc hội ban hành.

VD: tòa tuyên án anh A 18 tháng tù về tội trộm cắp tài sản.

  1. Trách nhiệm dân sự:

-Được tòa án áp dụng đối với những chủ thể vi phạm dân sự (cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân). Các chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu mang tính chất bồi toàn thiệt hại.

Quảng Cáo

VD: bên A và B kí hợp đồng, bên A gây thiệt hại cho bên B, nên buộc bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B.

  1. Trách nhiệm hành chính:

-Chủ yếu được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm hành chính. Chế tài trách nhiệm hành chính (phạt tiền, cảnh cáo…) so với chế tài hình sự ít nghiêm khắc hơn.

VD: CSGT phạt A 150000 đồng vì hành vi không đội mũ bảo hiển khi đi xe mô tô, xe gắn máy.

  1. Trách nhiệm công vụ:

-Là loại TNPL do người đứng đầu các cơ quan đơn vị tổ chức áp dụng đối với người có hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước. Chế tài thường là khiển trách, cảnh cáo, hạ lương, chuyển công tác…

VD: Trường DHHP ra quyết định kỉ luật sinh viên Nguyễn Văn H về hành vi thi hộ.

Câu 16: Tội phạm là gì? Phân tích các dấu hiệu của tội phạm và phân loại tội phạm.

-K/n: Điều 8 bộ luật hình sự năm 1999 hiệu lực thi hành từ 1-7-2000 đã định nghĩa tội phạm như sau: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền VH’, QPAN, trật tự, an toàn XH , quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng , sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.”

*Các dấu hiệu:

-Tính nguy hiểm cho XH:

+Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm.

+Tính nguy hiểm cho XH là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm.

+Phải là hành vi gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

=> Ý nghĩa: cơ sở để rút ra pháp luật tội phạm với các vi phạm khác và cũng là căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm nhiều hay ít của tội phạm.

Vd: – trộm cắp tài sản lần đầu trên 2 triệu

-Tính có lỗi của tội phạm:

+ Lỗi là trạng thái tâm lý thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình với hậu quả của hành vi đó. Lõi thuộc về mặt chủ quan và tồn tại dưới 2 dạng chính: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

+Tính chất và mức độ của lỗi quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm của 1 hành vi phạm tội.

+Lỗi được coi là dấu hiệu quan trọng nhất của một hành vi phạm tội.

+Một hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các mqh XH được coi là có lỗi khi hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn, tự quyết định tức là con người đã biết hậu quả của sự tự lựa chọn đó và người ta có đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự khác phù hợp quy định của pháp luật.

-Tính trái pháp luật hình sự:

+Được coi là tội phạm nếu nó được quy định trong luật hình sự.

+Chỉ người nào phạm vào tội mà pháp luật quy định mới phải chịu tội.

+Là cơ sở đấu tranh phòng chống tội phạm, cơ sở bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân.

-Tính chịu hình phạt:

+Bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa phải chịu một hình phạt là biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

+Chỉ có hành vi phạm tội mới chịu hình phạt, tội càng nghiêm tọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc.

=> Bốn dấu hiệu nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tính nguy hiểm cho XH, tính có lỗi là dấu hiệu biểu hiện mặt nội dung, còn tính trái pháp luật hình sự, tính chịu phạt là những dấu hiệu biểu hiện phương pháp mặt hình thức của tội phạm.

*Phân loại tội phạm:

-Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho XH, mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm tù, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

-Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho XH, mức cao nhất của khung hình phạt là trên 3 năm đến 7 năm tù

-Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho XH, mức cao nhất của khung hình phạt là trên 7 năm đến 15 năm tù.

-Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH, mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân, tử hình.

=> Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm , nhưng tính chất nguy hiểm cho XH không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Câu 17: Nêu khái niệm, đặc điểm về hành vi tham nhũng và cho VD

-K/n: là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi.

*Đặc điểm:

-Tham nhung là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, chức vụ quyền hạn đó gắn với quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực và các cơ quan khác nhau (cơ quan luật pháp, hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị, chính trị -XH, tổ chức kinh tế nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân từ TW đến địa phương).

-Chức vụ quyền hạn đó được xác lập dựa trên các cơ sở (bầu cử, bổ nhiệm, hợp đồng)

-Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái pháp luật, nuôi lợi ích riêng. Sử dụng chức vụ như 1 phương tiện để thực hiện hành vi trái pháp luật.

-Động cơ vì vụ lợi. Người có chức vụ quyền hạn lợi dụng các chức vụ quyền hạn để làm trái pháp luật, nuôi lợi ích riêng hành vi của họ không soát với công việc, không soát với lợi ích chung của nhà nước mà vì lợi ích riêng (cá nhân, đơn vị mình)


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

File Tải Bị Lỗi, Vui Lòng Quay Lại Sau  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here