Pháp Luật

0
2689
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tải ngay đề cương tại đây: Đề cương môn Pháp Luật – Địa học Hải Phòng

Câu 11: Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích và cho VD cho từng dấu hiệu của vi phạm pháp luật.

-K/n: VPPL là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các QHXH được pháp luật bảo vệ.

*Các dấu hiệu:

  1. Là hành vi xác định của con người:

-Hành vi xác định là cách xử sự có ý thức thông qua đó thể hiện thái độ, nhận thức của chủ thể.

-Hành vi đó phải được thể hiện ra bên ngoài TGKQ và được con người thực hiện dưới dạng hành động hay không hành động.

+Hành động là cách xử sự chủ động của con người thông qua việc chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm. VD: hành vi giết người

Quảng Cáo

+Không hành động là cách xử sự thụ động của con người thông qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu. VD: hành vi không tố giác tội phạm.

-Pháp luật không điều chỉnh đối với suy nghĩ và tư tưởng của con người khi nó chưa được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động hoặc không hành động.

  1. Là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến các QHXH được pháp luật bảo vệ:

-Trái pháp luật: làm những điều luật pháp cấm, không làm những điều pháp luật yêu cầu, trái với các quy định mà nhà làm luật điều chỉnh trong các văn bản của từng ngành luật cụ thể như : luật hình sự, luật dân sự…

=> Tính trái pháp luật được coi là mặt khách quan và phải có trong tất cả mọi cấu thành tội vi phạm. Là dấu hiệu đầu tiên xêm xét hành vi VPPL.

– Xâm hại QHXH: quan hệ tài sản (trộm cắp, tham nhũng…), quan hệ nhân thân (giết người, cố ý gây thương tích, xâm hại uy tín, danh dự…), các quan hệ XH khác (xâm hại an ninh quốc gia,…) gây thiệt hại cho XH.

=>Những hành vi pháp luật không cấm, không xác lập, không bảo vệ thì dù có làm trái cũng không coi là vi phạm PL (hành vi trái đạo đức, tập quán…)

VD:…

  1. Là hành vi lỗi của chủ thể

-Lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm của XH.

-Lỗi chia làm 2 loại: cố ý (cố ý trực tiếp và gián tiếp) và vô ý (vô ý tự tin và cẩu thả)

+Cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi và mong muốn điều đó xr. VD: ăn cắp tài sản, tham nhũng…

+Cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi tuy không mong muốn hậu quả xảy ra. VD: hành vi không cứu người trong tinh trạng nguy hiểm trong điều kiện cứu giúp, doanh nghiệp xả rác ra môi trường.

+Vô ý tự tin: chủ thể nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi do mình thực hiện, nhưng tin tưởng vào là nó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. VD: đặt biển báo cấm tắm ở bờ sông.

+Vô ý cẩu thả: chủ thể không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi do mình thực hiện, mặc dù có thể hoặc cần nhận thấy trước. VD: VN có những con đường ven núi, trời mưa có nguy cơ sạt lở đất; nội quy cơ quan yêu cầu người ra về cuối cùng phải tắt điện, nhưng trong tình huống người sau cùng vội vàng quên tắt gây cháy nổ.

=> tùy theo từng tính chất mức độ lỗi mà quy định tính chất, mức độ nguy hiểm của VPPL.

=>Lỗi được coi là dấu hiệu quan trọng nhất về mặt chủ quan VPPL và có trong tất cả các mặt cấu thành của VPPL, nếu vậy nếu không xác định được lỗi thì không xác định được VPPL.

*Điều kiện có lỗi của hành vi:

-Hành vi đó là phản ánh kết quả của sự tự chọn, tự quyết định của chủ thể (có lí trí).

-Chủ thể có đủ khả năng để lựa chọn cho mình 1 hành vi xử sự  khác phù hợp với PL (tự do lí trí)

-Trong XH có 1 số trường hợp: trong tình thế bất ngờ, tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng,… chủ thể không có lỗi.

VD: ….

  1. Là hành vi được thực hiện bởi chủ thế có năng lực trách nhiệm pháp lí.

– Là khả năng chịu trách nhiệm pháp lí của người trong hành vi của mình. Khả năng nào xuất phát từ khi thực hiện hành vi.

– Cách xác định năng lực trách nhiệm pháp lí:

+Đối với tổ chức: có tư cách pháp nhân được thành lập hợp pháp, ngoài ra tổ chức đó có thể không có tư cách pháp nhân như tổ hợp tác, hộ gia đình.

+Đối với cá nhân: xác định theo độ tuổi và khả năng nhận thức (trạng thái bình thường, không mắc bệnh tâm thần hay bệnh lý khác).

VD: khoản 2 điều 12 BLHS năm 1999 “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Câu 12: VPPL là gì? Nêu định nghĩa các loại VPPL và phân biệt VP hình sự và VP hành chính.

-K/n: VPPL là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các QHXH được pháp luật bảo vệ.

*Định nghĩa các loại VPPL:

-Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế… xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN (khoản 1- điều 8 – BLHS 2016)

– Vi phạm hành chính là những hành vi nguy hại cho XH, nhưng khác với tội phạm ở mức độ nguy hiểm cho XH và thiệt hại cho XH do nó gây nên.

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà kp là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

– Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi nguy hại cho xã hội, xâm phạm đến những quan hệ tài sản và những quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan với chúng trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.

-Vi phạm kỷ luật là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ , kỷ luật học tập, kỷ luật quân sự,…, gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, … Vi phạm kỷ luật thể hiện ở chỗ người vi phạm không tôn trọng kỷ luật nhà nước, quy chế nội bộ cơ quan tổ chức.

*Phân biệt vi phạm hình sự và vi phạm hành chính

-Khái niệm:

+VPHC: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính

+VPHS: là những hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý xâm hại tới quan hệ XH được pháp luật hình sự bảo vệ.

-Mức độ nguy hiểm cho XH:

+VPHC: không đáng kể, chưa đến mức phải bị xử lý về hình sự.

+VPHS: cao hơn. Hành vi nguy hiểm cho XH.

-Chủ thể:

+VPHC: cá nhân có năng lực TNPL và đạt độ tuổi nhất định; tổ chức

+VPHS: chỉ có thể là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS

-Khách thể:

+VPHC: xâm phạm tới quản lí nhà nước, quản lí XH, quyền và lợi ích của công dân không bị coi là tội phạm: trật tự an toàn XH, trật tự ANGT, trật tự quản lý văn hóa, GD…

+VPHS: các quan hệ XH được pháp luật hình sự bảo vệ: an ninh-chủ quyền, chế độ kinh tế-chính trị-văn hóa của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

-Hậu quả pháp lý:

+VPHC: chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính và không bao giờ bị coi là án tích

+VPHS: chủ thể phải chịu TNHS (nếu bị kết án và bị áp dụng hình phạt, thì còn bị coi là có án tích)

-Thủ tục xử lý:

+VPHC: thủ tục hành chính

+VPHS: thủ tục tư pháp

-Cơ sở pháp lý:

+VPHC: luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

+VPHS: bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

-Chủ thể xử lý:

+VPHC: cơ quan hành chính

+VPHS: cơ quan tố tụng

Câu 13: VPPL là gì? Nêu định nghĩa và cho ví dụ về các loại VPPL?

-K/n: VPPL là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các QHXH được pháp luật bảo vệ.

*Các loại VPPL:

  1. Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế… xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN (khoản 1- điều 8 – BLHS 2016)

VD: hành vi cướp tài sản, buôn bán ma túy, giết người.

  1. Vi phạm hành chính là những hành vi nguy hại cho XH, nhưng khác với tội phạm ở mức độ nguy hiểm cho XH và thiệt hại cho XH do nó gây nên.

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà kp là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

VD: hành vi không đội mũ bảo hiểm, doanh nghiệp trong kinh doanh đổ rác thải ra môi trường.

  1. Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi nguy hại cho xã hội, xâm phạm đến những quan hệ tài sản và những quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan với chúng trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.

VD: xâm hại đến sức khỏe của người khác, cố ý gây thương tích, vi phạm hợp đồng dân sự.

  1. Vi phạm kỷ luật là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ , kỷ luật học tập, kỷ luật quân sự,…, gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, … Vi phạm kỷ luật thể hiện ở chỗ người vi phạm không tôn trọng kỷ luật nhà nước, quy chế nội bộ cơ quan tổ chức.

VD: + công chức nhà nước có hành vi vi phạm quy chế công vụ trong khi thực hiện công vụ.

+Người lao động trong doanh nghiệp vi phạm kỉ luật nhà nước về lao động.

Câu 14: Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lí. Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính.

-K/n: là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở các chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.

*Đặc điểm (4 đặc điểm)

  1. Là vi phạm pháp luật

-VPPL là cơ sở đặt ra trách nhiệm pháp lí, không có VPPL thì trách nhiệm pháp lí không được đặt ra.

+Trách nhiệm pháp lí được đặt ra tương xứng phù hợp với mức độ vi phạm đó

+Trách nhiệm pháp lí đặt ra với chính người VPPL, người nào VPPL thì người đó phải chịu trách nhiệm pháp lí (trừ trách nhiệm dân sự phải bồi thường thiệt hại khi người đó chưa đủ độ tuổi thành niên).

  1. Là sự lên án của nhà nước và XH đối với chủ thể VPPL, là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi VPPL.

-Trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể VPPL là sự thực hiện các chế tài (hoạt động điều tra, xem xét, ra quyết định áp dụng chế tài, cách thức, trình tự áp dụng và tổ chức thực hiện quyết định) và quy phạm pháp luật.

  1. Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước.

-Gắn liền với các điều kiện: gắn với VPPL; mang tính trừng phạt, thể hiện thái độ của nhà nước với người VPPL: tước bỏ, hạn chế các tài sản, quyền lợi ích gắn với nhân thân.

VD: các hình phạt trong luật hình sự, biện pháp xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại dân sự.

=> biện pháp cưỡng chế này do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật.

  1. Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định, có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lí nhà nước, tòa án…)

*Phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính:

-Khái niệm:

+Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất của nhà nước do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội và đó là biện pháp do luật hình sự quy định.

+Trách nhiệm hành chính: là loại trách nhhiệm do các chủ thể quản lý nhà nước áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính,hậu quả phải gánh chịu là các biện pháp cưỡng chế hành chính.

-Cơ sở thực tế:

+TNHS: chỉ có khi thực hiện hành vi vi phạm hình sự.

+TNHC: chỉ khi nào có hành vi vi phạm dẫn đến  một hoặc nhiều quy định của pháp luật hành chính.

-Thái độ của nhà nước:

+TNHS: thể thái độ nghiêm khắc nhất của nhà nước đối với người phạm tội

+TNHC: ít nghiêm khắc của nhà nước

-Biện pháp cưỡng chế:

+TNHS: áp dụng các chế tài hình sự với người phạm tội

+TNHC: áp dụng là áp dụng các chế tài hành chính

-Đối tượng chịu trách nhiệm:

+TNHS: cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự

+TNHC: cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hình sự

-Chủ thể áp dụng:

+TNHS: Tòa án / +TNHC: cơ quan nhà nc có thẩm quyền, cơ quan hành chính

-Thủ tục áp dụng:

+TNHS: thủ tục tư pháp

+TNHC: thủ tục hành chính

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here