Pháp Luật

0
2677
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Tải ngay đề cương tại đây: Đề cương môn Pháp Luật – Địa học Hải Phòng

Câu 6: Khái niệm, đặc điểm và cơ cấu của quy phạm pháp luật.

*K/n: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ XH.

*Đặc điểm của quy phạm pháp luật: (7 đặc điểm)

– Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đẩm thực hiện và có cả các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

– Được áp dụng nhiều trong đời sống

– Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Quảng Cáo

– Vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính XH

– Quy đinh quyền, nghĩa vụ pháp lí

– Thường là quy phạm thành văn

– Giữa các quy phạm pháp luật có mqh với nhau chặt chẽ, tạo lên 1 chỉnh thể thống nhất (hệ thống pháp luật).

*Cơ cấu của quy phạm pháp luật:

-Cấu trúc của quy phạm pháp luật có dạng “nếu – thì – khác”.

-Thông thường 1 QPPL sẽ có 3 bộ phận cấu thành: giả định, quy định, chế tài.

  1. Giả định

-K/n: là bộ phận của QPPL, nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong đời sống thực tế, mà trong đó hành vi của con người cần phải tuân theo QPPL. Ngoài ra còn biết thêm chủ thể (tổ chức, cá nhân) trong hoàn cảnh điều kiện cụ thể đó.

VD: công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của PL.

-Vai trò: là điều kiện cần, là tiền đề để QPPL được áp dụng, chỉ ra điều kiện, hoàn cảnh để QPPL áp dụng thực tế. Trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể đó con người phải xử sự theo QPPL. Do vậy đây là bộ phận không thể thiếu trong QPPL.

-Yêu cầu: Nêu rõ ràng, chính xác và sát với thực tế, vừa cụ thể nhưng lại vừa phải khái quát để bao quát được tất cả các khả năng có thể xảy ra.

– Phân loại:

+Căn cứ vào môi trường của sự tác động: Giả định xác định và giả định xác định tương đối. => tính xác định là 1 tiêu chuẩn hàng đầu của 1 giả định.

+Theo khối lượng: giả định đơn giản và giả định phức tạp.

+Theo tiêu chuẩn khả năng thể hiện: giả định cụ thể và giả định trừu tượng.

VD: + Điều 1, pháp lệnh thuế nông nghiệp “mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế nông nghiệp”

+Điều 29 của luật hôn nhân và GĐ “việc kết hôn của công dân do UBND xã, phường, thị trấn, nơi thường trú của 1 trong 2 bên kết hôn công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”

  1. Quy định:

-K/n: là bộ phận trung tâm của QPPL trong đó nêu các quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi ở vào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của QP.

VD: người nào mà biết mình bị nhiễm HIV mà cố tình lây truyền cho người khác thì bị phạt tù từ 2 đến 3 năm. Quy đinh: Cấm lây truyền bệnh cho ng khác.

-Vai trò: hướng dẫn, chỉ cách xử sự cho chủ thể đó làm gì, không được  làm gì và làm như thế nào.

Là bộ phận quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể, là bộ phận điều chỉnh hành vi của con người, là trọng tâm của QPPL, là trọng tâm của QPPL, không thể thiếu.

-Yêu cầu: rõ ràng, chính xác, chặt chẽ là điều kiện bảo đảm yêu cầu pháp chế.

– Phân loại:

+Tùy theo mức độ xác định của quy tắc hành vi, quy định: quy định xác định, quy định tùy nghi và quy định mẫu.

+Theo khả năng thể hiện: quy định đơn giản và quy định chi tiết.

+Theo tính chất, phương pháp tác động lên QHXH: quy đinh cấm đoán, quy định bắt buộc và quy định cho phép.

Chú ý: trong 1 số QPPL, có bộ phận quy định ẩn “bộ phận không được biểu thị rõ mà nó được xác định thông qua các quy định khác”.

VD: +Điều 29 luật hôn nhân GĐ “việc kết hôn của công đân do UBND xã, phường, thị trấn, nơi thường trú của 1 trong 2 bên kết hôn công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”

+Điều 123 bộ luật hình sự “người nào vì vụ lợi và động cơ cá nhân khác mà buộc người là làm việc trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ 1 năm, hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.

  1. Chế tài:

-K/n: là bộ phận của QPPL nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã được nêu ra trong phần quy định của QPPL.

VD: người nào nhìn thấy người khác ở trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện mà không cứu giúp làm người đó bị chết thì bị cảnh cáo, cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc bị phạt từ tù 3 tháng đến 2 năm. Chế tài: bị cảnh cáo…. 2 năm.

-Vai trò:

+Chế tài là 1 trong những phương tiện để đảm bảo thực hiện bộ phận quy định VPPL, đảm bảo cho chủ thể thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ.

+Các biện pháp phải phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm.

+Khi chế tài áp dụng cho người VPPL, thì chế tài sẽ mang đến hậu quả bất lợi cho người vi phạm (tước bỏ, hạn chế quyền lợi ích, tài sản gắn với nhân dân).

-Phân loại:

+Theo mức độ xác định: chế tài xác định, chế tài xác định tương đối và chế tài lựa chọn.

+Căn cứ vào hậu quả pháp lí: đơn giản và phức tạp.

+Căn cứ theo tính chất của biện pháp tác động và cơ quan người được áp dụng: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài kỉ luật.

VD: +điều 57, hiến pháp năm 1992 “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của PL”.

Chú ý: trong 1 số QPPL, bộ phận chế tài có thể được quy định trong các VB quy phạm liên quan.

Câu 7: Khái niệm, đặc điểm của văn bản QPPL.

-K/n: là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định , trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các QHXH theo định hướng XHCN.

-Bao gồm:

+VB chủ đạo: là VB do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đặt ra những đường lối, chủ trương mang tính chất định hướng, đặt ra những nhiệm vụ chính trị được coi là cơ sở để cơ quan nhà nước ban hành pháp luật => nguồn gốc gián tiếp.

+VB cá biệt (áp dụng pháp luật): là những VB do cơ quan có thẩm quyền ban hành để giải quyết các vụ việc cụ thể phát sinh trong đời sống được áp dụng đói với chủ thể cụ thể được chỉ rõ trong văn bản ấy và có hiệu lực 1 lần; được ban hành trên cơ sở VB QPPL, không được làm trái QPPL; nhưng coi là phương tiện đưa nội dung văn bản QPPL vào đời sống trong điều kiện cụ thể, áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể, quyết định xử phạt hành chính,..

+VB QPPL là nguồn trực tiếp của pháp luật VN, trực tiếp cung cấp các quy tắc xử sự, điều chỉnh hành vi con người.

*Đặc điểm của VB QPPL:

-Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành phối hợp ban hành.

-Văn bản QPPL phải chứa đựng các quy tắc xử sự chung, chứa đựng các QPPL.

+Yêu cầu nội dung từ ngữ phổ thông, dễ hiểu, 1 nghĩa, có hiệu lực bắt buộc chung với mọi đối tượng nằm trong phạm vi tác động văn bản và được nhà nước bảo đảm bằng tất cả các biện pháp.

+Tên gọi, hình thức, trình tự, thủ tục của VB QPPL được quy định rất chặt chẽ tuân theo luật ban hành VB QPPL.

+ VB QPPL được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống cho đến khi bị thay thế hoặc hủy bỏ.

Câu 8: Trình bày khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật.

-K/n: là hình thức pháp lý của quan hệ pháp luật xã hội xuất hiện dưới sự tác động điều chỉnh của các QPPL. Trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp GD, thuyết phục, tổ chức và có thể bằng cả biện pháp cưỡng chế.

*Đặc điểm của quan hệ pháp luật:

-Là quan hệ mang tính ý chí: phát sinh trên cơ sở QPPL (do phản ánh ý chí của nhà nước), phát sinh, thay đổi và chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật.

-Là loại quan hệ tư tưởng, quan hệ của kiến trúc thượng tầng.

-Xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật:

QPPL quy định các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí. Những quyền và nghĩa vụ này được thực hiện trong các quan hệ pháp luật của đời sống thực tế, trên cơ sở những điều kiện tương ứng của các QPPL đã được trù liệu trong phần giả định của các QPPL.

– Là quan hệ mà các bên tham gia (các chủ thể) quan hệ đó mang những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

+Quyền của chủ thể là quyền xử sự do pháp luật cho phép.

+Nghĩa vụ pháp lý: yêu cầu phải xử sự theo cách nhất định , theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng quyền chủ thể.

-Được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào ý thức tự giác, tự nguyện của các bên tham gia.

– Có tính xác định:QHPL chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý và khi có các chủ thể tham gia.

Câu 9: QHPL là gì? Phân tích các điều kiện của chủ thể QHPL?

-K/n: là hình thức pháp lý của quan hệ pháp luật xã hội xuất hiện dưới sự tác động điều chỉnh của các QPPL. Trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp GD, thuyết phục, tổ chức và có thể bằng cả biện pháp cưỡng chế.

*Điều kiện của chủ thể QHPL:

-Chủ thể QHPL là cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên tham gia QHPL có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở QPPL.

Điều kiện:

  1. Năng lực pháp luật:

-K/n: là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và những nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận.

-Cách xác định:

+Xuất hiện:

/ Cá nhân (công dân) thông thường xuất hiện khi mới sinh ra (quyền dân sự, quyền chăm sóc bảo vệ sức khỏe, quyền khai sinh họ tên…). Trong 1 số trường hợp cụ thể, công dân phải đạt yêu cầu nhất định: quyền học tập, quyền bầu cử,…

/ Tổ chức (pháp nhân) khi tổ chức pháp nhân được thành lập hợp pháp.

/ Cán bộ, công chức: khi 1 người bầu bầu 1 chức vụ hoặc khi bổ nhiệm trao chức vụ.

+ Chấm dứt: khi công dân mất đi sẽ chấm dứt năng lực pháp lý; khi tổ chức chấm dứt hoạt động thông qua việc giải thể, phá sản; khi 1 người không giữ chức vụ hoặc không được bổ nhiệm trao chức vụ nữa.

– Đặc điểm:

+ Là thuộc tính pháp lí, không phải tự nhiên của con người vì phải được thừa nhận bởi pháp luật.

+ NLPL thể hiện tính giai cấp.

+ Thông thường tại 1 thời điểm nhất định, năng lực pháp lý của công dân là như nhau, không ai cao hơn ai, bình đẳng NLPL, không phụ thuộc vào giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp, dân tộc; không ai được quyền tự hạn chế NLPL của người khác và nó được thừa nhận bởi pháp luật và thay đổi theo sự thay đổi của pháp luật cùng sự thay đổi phát triển KTXH.

  1. Năng lực hành vi:

-K/n: là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành vi của mình, thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý tham gia vào các QHPL.

– Cách xác định:

+Xuất hiện:

\ Cá nhân (thông thường xuất hiện muộn hơn NLPL): khả năng nhận thức hành vi; đạt đến độ tuổi nhất định tùy theo QHPL, pháp luật VN quy định người đủ 18 tuổi có thể tự mình tham gia hầu hết mọi QHPL. Trên 18 tuổi, PL hôn nhân GĐ đối với nam là 20 tuổi. Dưới 18 tuổi, QH PL lao động đủ 15 tuổi, QHPL dân sự; một số điều kiện khác tùy theo QHPL khác (sức khỏe, chuyên môn, exp thực tế, năng khiếu, tài sản…)

\ Tổ chức (pháp nhân): xuất hiện đồng thời với NLPL, khi 1 số tổ chức pháp nhân đó được thành lập hợp pháp.

\ Cán bộ, công chức: xuất hiện đồng thời với NLPL, khi 1 người được bầu cử chức vụ hoặc bổ nhiệm giao 1 chức vụ công chức nhà nước.

+ Chấm dứt khi: (như trên)

-Đặc điểm:

+Không phải là thuộc tính tự nhiên của con người mà xuất hiện trên cơ sở pháp luật, phụ thuộc vào ý chí nhà nước.

=> NL hành vi cụ thể không bình đẳng với nhau, mỗi người thực hiện mức độ khác nhau:

+người thực hiện đầy đủ.

+mức độ từng phân (dân sự):  người dưới 6 tuổi chưa có chức năng dân sự, 6 đến 15 tuổi: tự mình tham gia 1 số giao dịch dân sự, 15 đến dưới 18 tuổi: tự mình tham gia 1 số giao dịch dân sự nếu tài sản riêng bảo đảm trừ trường hợp pháp luật cấm, từ 18 tuổi trở lên không rơi vào trường hợp mất, bị hạn chế chức năng dân sự thì thực hiện đầy đủ, tự tham gia vào tất cả giao dịch, tự chịu trách nhiệm.

+Hạn chế: một số trường hợp do pháp luật quy định thông qua các quy định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+Mất đi năng lực hành vi: người mắc bệnh mất đi khả năng điều chỉnh hành vi.

Câu 10: Chủ thể QHPL là gì? Trình bày các loại chủ thể QHPL?

-Chủ thể QHPL là cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên tham gia QHPL có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở QPPL.

*Các loại chủ thể QHPL:

  1. Cá nhân

-Công dân VN: năng lực chủ thể xuất hiện từ khi được sinh ra và phát triển, tăng dần về khối lượng cùng với dộ tuổi và đến một độ tuổi nhất định thì phát triển đầy đủ. Năng lực pháp luật của công dân xuất hiện từ khi mới sinh ra, còn năng lực hành vi xuất hiện dần và cho đến khi công dân đủ 18 tuổi thì năng lực hành vi mới đầy đủ. Ngoài ra, năng lực hành vi còn phụ thuộc vào sức khỏe, trình độ văn hóa.

– Người nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài và không có quốc tịch) có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp lậut theo các điều kiện áp dụng cho công dân VN. Tuy nhiên năng lực chủ thể của họ trong một số trường hợp vẫn bị hạn chế và mở rộng hơn. VD: họ không có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà nước, không có nghĩa vụ phải tham gia vào các ll vũ trang.

  1. Tổ chức

– Đó là các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị XH, toàn thể nhân dân, các tổ chức kinh doạn, dịch vụ,… năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng lúc với việc thành lập tổ chức đó.

-Đặc điểm:

+Có cơ cấu tổ chức thống nhất được quy định trong quy chế, điều lệ hoặc các VB nhà nước.

+ Có năng lực pháp và năng lực hành vi do nhà nước thừa nhận, đồng thời với việc chính thức thành lập tổ chức ấy và đc ghi nhận trong điều lệ, quy chế hoặc VB của nhà nước.

+Năng lực hành vi của tổ chức được thực hiện thông qua các cơ quân hoặc người đại diện.

-Một tổ chức được công nhậnlà pháp nhân phải có đủ các điều kiện sau:

+Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận.

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

+ Có tài sản độc lập với các tổ chức, cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

+Nhân danh bản thân mình tham gia các quan hệ pháp nhân một cách độc lập.

Việc thành lập một pháp nhân bao giờ cũng thể hiện bằng một văn bản.

Các pháp nhân bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – XH, tổ chức kinh tế, các tổ chức XH,…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here