Nguyên Lý Kế Toán

0
11819
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Nguyên Lý Kế Toán 

Tải xuống Đề cương tại đây: Đề cương Nguyên Lý Kế Toán

Câu 6: Trình bày nội dung và phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh? Cho ví dụ?

* Nội dung và phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh:

1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (01) : Phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu phản ánh vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh Có TK 511

2) Các khoản giảm trừ (02) :

– Chiết khấu thương mại: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Nợ (hoặc Có) của TK 521.1

– Giảm giá hàng bán: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Nợ (hoặc Có) của TK 521.3

Quảng Cáo

– Hàng bán trả lại: Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Nợ (hoặc Có) của TK 521.2

3) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10) = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ

4) Giá vốn hàng bán (11) : Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 632 đối ứng với bên Nợ TK 911

5) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

6) Doanh thu hoạt động tài chính (21) : Số liệu căn cứ vào số phát sinh Có TK 515

7) Chi phí tài chính (22) : Số liệu căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 635.

– Trong đó: Chi phí lãi vay (23)

8) Chi phí bán hàng (25) : Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 641 đối ứng với bên Nợ TK 911

9) Chi phí quản lý doanh nghiệp (26) : Số liệu căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng với bên Nợ TK 911

10) Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD (30) = Lợi nhuận gộp + (Doanh thu hoạt động TC – Chi phí TC) – (Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN)

11) Thu nhập khác (31) : Số liệu căn cứ vào số phát sinh Có TK 711

12) Chi phí khác (32) : Số liệu căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 811

13) Lợi nhuận khác (40) = Thu nhập khác – Chi phí khác

14) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50) = Lợi nhuận từ hoạt động SXKD + lợi nhuận khác

15) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (51) : Căn cứ vào số phát sinh Có TK 821.1 đối ứng với bên Nợ TK 911

16) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (52) : Căn cứ vào số phát sinh có TK 821.2 đối ứng với bên Nợ TK 911

17) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60) = Tổng lợi nhuận trước thuế – (Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại)

18) Lãi cơ bản trên cổ phiếu (70)

* Ví dụ:Triệu đồng

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Kỳ trước

12/2002

Kỳ này

12/2003

Tổng doanh thu 01   4.731.648 1.883.320
Các khoản giảm trừ 02  
Doanh thu thuần 10   4.731.648 1.883.320
Giá vốn hàng bán 11   3.389.229 1.252.680
Lợi tức gộp 20   1.342.419 630.640
Thu nhập hoạt động tài chính 21   60.628 38.367
Chi phí hoạt động tài chính 22   38.106 7.306
Chi phí bán hàng 25   581.522 210.412
Chi phí quản lý doanh nghiệp 26   134.561 28.171
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 30   648.858 423.117
Lợi nhuận bất thường – Tổng 40   4.159 5.619
Lợi nhuận trước thuế 50   653.053 428.737

Câu 7 : Phân loại TK, trình bày cách ghi cơ bản của mỗi loại tài khoản. Cho ví dụ ?

– Tài khoản “Tài sản” : loại 1, loại 2

+ Phát sinh tăng ghi Nợ ; Phát sinh giảm ghi Có ; Dư nợ

– Tài khoản “Nguồn vốn” :

+ TK “Nợ phải trả” : loại 3

+ TK “Vốn chủ sở hữu” : loại 4

+ Phát sinh giảm ghi Nợ ; Phát sinh tăng ghi Có ; Dư có

– Tài khoản trung gian :

+ Tài khoản “Doanh thu, thu nhập” : loại 5, loại 7

Phát sinh giảm ghi Nợ ; Phát sinh tăng ghi Có ; Không dư

+ Tài khoản “Chi phí” : loại 6, loại 8

Phát sinh tăng ghi Nợ ; Phát sinh giảm ghi Có ; Không dư

+ Tài khoản “Xác định kết quả” : loại 9

Câu 8: Trình bày phương pháp ghi sổ kép :

  • Ghi sổ kép là việc ghi sổ tiền của nghiệp vụ kinh tế vào bên nợ của tài khoản này đồng thời ghi vào bên có tài khoản khác có liên quan
  • Việc xác định quan hệ nợ – có giữa các TK trước khi ghi sổ gọi là định khoản

Bước 1 : Xác định đúng khối lượng kế toán

Bước 2 : Tra số liệu tài khoản

Bước 3 : Xác định quan hệ nợ – có

– Nguyên tắc ghi sổ kép :

+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán bao giờ cũng có liên hệ ít nhất 2 tài khoản

+ Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán bao giờ cũng ghi nợ tài khoản này đối ứng với có của tài khoản kia

+ Tổng số tiền ghi nợ = Tổng số tiền ghi có

Câu 9 : Chứng từ kế toán là gì ? Các yếu tố bắt buộc và bổ sung của chứng từ ? Cho ví dụ ? Trình tự xử lý chứng từ kế toán ?

* Chứng từ kế toán : là những minh chứng về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Như vậy, thực chất của chứng từ kế toán là những giấy tờ hoặc vật mang tin được dùng để ghi chép những nội dung vốn có của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn vị.

* Ví dụ : Phiếu thu ; Phiếu chi ; Phiếu nhập kho, xuất kho

* Các yếu tố bắt buộc và bổ sung của chứng từ :

+Tên gọi chứng từ : Giúp để phân loại chứng từ và tổng hợp số liệu của các nghiệp vụ cùng loại để được dễ dàng

+Ngày lập chứng từ và số hiệu của chứng từ : Giúp cho việc ghi chép, kiểm tra và đối chiếu số liệu được dễ dàng, khoa học và tránh được sự nhầm lẫn

+ Tên và chữ ký của những người có trách  nhiệm liênquan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi ghi trong chứng từ cũng như tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ, tên gọi địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ yếu tố này đảm bảo tính pháp lý của chứng từ khi vào sổ kế toán

+Nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh tế : Giúp để kiểm tra tính chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế đồng thời có cơ sở để định khoản kế toán được chính xác

+Các đơn vị đo lường cần thiết : Tuỳ theo đối tượng được phản ánh trong chứng từ mà sử dụng đơn vị đo lường phù hợp. Việc sử dụng đơn vị đo lường phù hợp một mặt cho phép kiểm tra mức độ thực hiện, mặt khác làm cơ sở để tổng hợp số liệu ghi vào sổ kế toán

* Trình tự xử lý chứng từ kế toán : Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý của số liệu ghi sổ kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác kế toán nên khi lập chứng từ cần phải ghi tất cả các yếu tố trong chứng từ, nội dung và con số phải chính xác, cụ thể, rõ ràng. Chừng từ khi được chuyển giao đến bộ phận kế toán thì được kế toán xử lý theo trình tự sau :

1) Kiểm tra chứng từ

2) Hoàn chỉnh chứng từ

3) Tổ chức luân chuyển chứng từ

4) Bảo quản và lưu trữ chứng từ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here