Đề Cương Môn Bảo Hiểm

0
10716
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Bảo Hiểm

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: BẢO HIỂM

Đề cương liên quanLUẬT BẢO HIỂM


Câu 31: Tổn thất bộ phận, tổn thất toàn bộ trong bảo hiểm hàng hóa?

– Tổn thất bộ phận:
Là sự mất mát hoặc giảm giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa ở mức độ mất hoàn toàn.
Cần phân biệt tổn thất bộ phận với sự hao hụt tự nhiên của hàng hóa. Không được tính số hao hụt tự nhiên vào tổng số tổn thất để đòi bảo hiểm bồi thường. Khi bảo hiểm đối với hàng hóa có hao hụt tự nhiên người ta đề ra mức miễn thường có khấu trừ để loại trừ hao hụt tự nhiên ra khỏi tổn thất được bồi thường.
– Tổn thất toàn bộ:
* Tổn thất toàn bộ thực tế: Là trường hợp hàng bị phá huỷ hoàn toàn, hàng không còn khả năng lấy lại, bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng hay bị mất tích.
* Tổn thất toàn bộ ước tính: Là dạng tổn thất không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hay vì chi phí cứu hàng, tu bổ lại và gửi hàng đến nơi nhận thuộc phạm vi bảo hiểm có thể sẽ vượt quá giá trị hàng hóa tới nơi nhận đó.
Khi xảy ra tổn thất muốn được bồi thường theo tổn thất toàn bộ ước tính chủ hàng phải làm thông báo từ bỏ hàng cho người bảo hiểm biết, đồng thời cả hai bên đều phải có các biện pháp cần thiết để hạn chế tổn thất trong khi đang điều đình và không phải vì thế mà hai bên có sự hiểu lầm về nhau. Thông báo từ bỏ hàng là sự thoả thuận của chủ hàng sẵn sàng chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người bảo hiểm để được bồi thường tổn thất toàn bộ. Nếu chấp thuận thì người bảo hiểm có quyền sở hữu hàng đã bị từ bỏ và tìm biện pháp tận thu giá trị còn lại của chúng.
– VD
Trong hành trình,1 con tàu chở hàng gạo và hàng bách hóa gặp bão bị mắc cạn làm cho hàng bách hóa giảm 40% về giá trị (tổn thất bộ phận), hàng gạo bị ngấm nước mất 100% về giá trị (tổn thất toàn bộ).

Quảng Cáo

Câu 32: Tổn thất riêng, chi phí tổn thất riêng?

  1. a) Tổn thất riêng: Là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho riêng quyền lợi của một vài chủ hàng trong toàn bộ chuyến hành trình do những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
  2. b) Chi phí tổn thất riêng: Là những chi phí nhằm bảo tồn hàng hóa khỏi bị hư hại thêm hay để giảm bớt hư hại.
    Khi bồi thường bảo hiểm không những bồi thường giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng mà còn bồi thường cho cả chi phí tổn thất riêng.
    Lưu ý:
    – Bảo hiểm chỉ có trách nhiệm với hàng hóa, không có trách nhiệm với bao bì trừ trường hợp có mua bảo hiểm cho cả bao bì do nếu không có bao bì thì không bán được hàng.
    – Chi phí tổn thất riêng được tính độc lập với giá trị tổn thất riêng. Không được cộng chi phí tổn thất riêng với giá trị tổn thất riêng để đạt mức miễn thường.
    c) VD: Một con tàu chuyên chở hàng gạo bao, trong chuyến hành trình do sơ suất của thủy thủ làm cháy 1 số bao gạo trên tàu (tổn thất riêng) làm cho hàng bị cháy đen 20%. Để dập tắt đám cháy, thuyền trưởng đã ra lện cho các thủy thủ dung bình chữa cháy dập tắt đám cháy, chi phí bồi dưỡng cho công tác chữa cháy là 5000$ (chi phí tổn thất riêng).

Câu 33: Tổn thất chung? Cho ví dụ?

Là sự hy sinh quyền lợi của một số ít (chủ hàng, tàu) do hành động tổn thất chung gây ra nhằm cứu vãn an toàn cho tất cả quyền lợi chung trên hành trình đó gồm các chủ hàng, tàu và cước phí.
-VD: Một con tàu chuyên chở hàng gạo bao. Trong hành trình phát hiện lô hàng gạo bao bị cháy, thuyền trưởng ra lệnh phá vách ngăn tàu để đưa vòi rồng vào chữa cháy, Dự tính sửa chữa hết 5000$. Khi chữa cháy làm ướt, hỏng hàng gạo bao là 30.000$, chi phí bồi dưỡng cho công tác chữa cháy là 5000$.

Câu 34:Nêu các nguyên tắc xác định tổn thất chung?

– Phải có nguy cơ đe dọa thật sự cho toàn bộ hành trình, sự hy sinh phải trong điều kiện bất thường.
– Phải là hành động hy sinh tự nguyện cố ý có dụng ý của con người trên tàu.
– Sự hy sinh tài sản và các chi phí bỏ ra phải hợp lý.
– Vì an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.

Câu 35: Thế nào là chi phí tổn thất chung? Chi phí tại bến lánh nạn?

– Chi phí tổn thất chung: Là những chi phí phát sinh do hậu quả của hành động tổn thất chung bao gồm: chi phí tiền công trả cho người có hành động tổn thất chung, chi phí tại bến lánh nạn, chi phí sửa chữa tàu tạm thời nhằm đảm bảo an toàn chung cho cả hành trình và có thể cả chi phí cứu nạn.
– Chi phí tại bến lánh nạn: là chi phí phát sinh tại bến gần nhất mà sau khi tàu gặp nạn buộc phải ghé vào đó để sửa chữa và khắc phục tạm thời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here