Đề Cương Môn Bảo Hiểm

0
10640
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Bảo Hiểm

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected] 

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: Đề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: BẢO HIỂM

Đề cương liên quanLUẬT BẢO HIỂM


Câu 71: Các quy tắc bồi thường áp dụng trong bảo hiểm thân tàu?

  1. a) Quy tắc bồi thường theo rủi ro đầu tiên:
    Số tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm.
    b) Quy tắc áp dụng mức miễn thường: Đề ra 3 loại miễn đền có khấu trừ.
    – Miễn đền chung: áp dụng cho tất cả các loại tổn thất khi xét bồi thường, trừ tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận vì 4 rủi ro chính. Mức này ITC quy định bằng 15% STBH. Không được cộng các tổn thất riêng, chung và các chi phí để đạt mức miễn đền, chỉ được tính tổn thất riêng, tổn thất bộ phận của hành trình cả đi lẫn về.
    – Miễn đền tổn thất gây ra do rủi ro phụ, ẩn tỳ và bất cẩn: Theo ITC mức này là 10% số tổn thất sau khi đã trừ đi mức miễn đền chung.
    – Miễn đền khi tàu vi phạm quy định không thông báo tổn thất. Khoản này được quy định là 15% trên tổng số tổn thất.

Câu 72: Tổn thất toàn bộ trong bảo hiểm than tàu?

* Tổn thất toàn bộ thực tế: Khi tàu bị hư hỏng nặng không thể khôi phục, chìm đắm, bị tước hẳn quyền sở hữu…
* Tổn thất toàn bộ ước tính: Là dạng tổn thất thương mại xảy ra, chưa ở mức độ TTTB thực tế, nhưng khó tránh khỏi, muốn tránh khỏi phải bỏ ra một số tiền chi phí lớn hơn số tiền bảo hiểm của bản thân con tàu hoặc giá trị con tàu sau khi đã được khôi phục tuỳ theo quy định.
Lưu ý: Khi đã bồi thường tổn thất toàn bộ (thực tế hay ước tính) thì xác tàu còn lại đương nhiên thuộc quyền sở hữu của người bảo hiểm. Trường hợp tàu bị đắm, mắc cạn chủ tàu đã từ bỏ tàu rồi, nếu thấy không có lợi người bảo hiểm cũng có thể từ bỏ tàu để tránh các chi phí trục vớt di chuyển xác tàu. Theo luật định khi đó chủ tàu phải chịu trách nhiệm.

Quảng Cáo

Câu 73: Tổn thất riêng- chi phí sửa chữa tạm thời?

Khi tàu bị tổn thất riêng thường được khắc phục bằng cách bỏ ra chi phí sửa chữa, thay thế, lắp đặt, tái tạo lại các bộ phận đã bị hư hại gọi là chi phí đã sửa chữa.
* Sửa chữa tạm thời: Được tiến hành trong các trường hợp.
– Tại cảng xảy ra tổn thất cần sửa chữa nhưng không có xưởng có điều kiện sửa chữa hoàn chỉnh.
– Tại cảng xẩy ra tổn thất có điều kiện sửa chữa nhưng đòi tiền chi phí sửa chữa quá cao.
– Tại cảng lánh nạn người ta tranh thủ sửa chữa tạm thời cho tàu đảm bảo được hành trình. Các chi phí sửa chữa tạm thời tại cảng lánh nạn sẽ được đưa vào chi phí cứu nạn hoặc chi phí TTC, nếu không tranh thủ sửa chữa tạm thời sau này sẽ không được tính vào TTC, cứu nạn.
Nếu sửa chữa tạm thời nhằm đảm bảo kinh doanh không thuộc trách nhiệm bảo hiểm trừ trường hợp là tàu chợ và tàu khách.

Câu 74: tổn thất riêng – chi phí sửa chữa chính thức?

Khi tàu bị tổn thất riêng thường được khắc phục bằng cách bỏ ra chi phí sửa chữa, thay thế, lắp đặt, tái tạo lại các bộ phận đã bị hư hại gọi là chi phí đã sửa chữa.
*) Chi phí sửa chữa chính thức:
Khi muốn sửa chữa chính thức chủ tàu phải báo kế hoạch sửa chữa cho người bảo hiểm biết về nơi, số ngày và chi phí dự tính phải bỏ ra để sửa chữa. Người bảo hiểm có quyền lựa chọn nơi sửa chữa và thường dùng phương thức đấu thầu để chọn.
– Trong thời gian chờ thầu bảo hiểm chịu 30% một năm số tiền bảo hiểm tính theo ngày chờ thầu trả cho chủ tàu, nếu số tiền này đòi được trong TTC thì không phải trả.
– Bảo hiểm sẽ chịu mọi chi phí điều hành tàu đến nơi sửa chữa và trở về cảng cũ, nếu tại cảng sửa chữa tàu có hàng để trở ngay thì không tính chi phí này cho lượt tàu trở về. Ngoài ra bảo hiểm còn chịu chi phí chạy thử sau khi sửa xong.
– Chi phí lên đà gồm vào, ra và thuê đà. Chủ tàu có thể tranh thủ sửa chữa riêng mà không phải trả tiền thuê đà nếu việc sửa chữa đó không cần thiết trước mắt để tàu đủ khả năng đi biển. Nếu là cần thiết thì trong những ngày cùng tiến hành sửa chữa mỗi bên chịu một nửa, những ngày sửa chữa độc lập bên nào bên đó chịu. Trường hợp ngược lại cũng vận dụng theo quy định trên.
– Các khoản tiền chi phí sửa chữa cho những tổn thất kế tiếp của một con tàu trong một hợp đồng bảo hiểm cho dù lớn hơn số tiền bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ chi trả nhưng cho một lần sửa chữa không được lớn hơn số tiền bảo hiểm.
– Chi phí cạo hà sơn đáy tàu bảo hiểm không chịu cho dù việc làm này là cần thiết trong và sau khi sửa chữa.
– Đối với các bộ phận phải thay thế mới bảo hiểm không chịu phần hao mòn của bộ phận đó mà được khấu trừ theo tập quán. Những bộ phận mới phải cùng chủng loại, tính năng tác dụng với cái cũ bị hỏng phải thay thế.
– Không áp dụng khấu trừ với các trường hợp mới thay cũ như: neo, thép nát đáy tàu, các bộ phận phải gò uốn, cắt gọt… và các bộ phận khi tàu chạy thử lần đầu tiên.

Câu 75: Tổn thất riêng – hư hỏng chưa sửa chữa?

Là những hư hỏng nhưng chưa ảnh hưởng tới khả năng đi biển của tàu. Chủ tàu chưa sửa chữa ngay để tranh thủ thời gian khai thác tàu.
– Bảo hiểm sẽ bồi thường chi phí dự tính để sửa chữa nhưng sau khi thời hạn hiệu của hợp đồng kết thúc.
– Tàu chưa sửa chữa bị tổn thất toàn bộ, bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất toàn bộ. Trường hợp tàu bị tổn thất toàn bộ do rủi ro không được bảo hiểm thì không được bồi thường cả tổn thất toàn bộ lẫn chi phí chưa sửa chữa.
– Tàu chưa sửa chữa được đem bán đi chỉ được bồi thường phần chi phí dự tính để sửa chữa.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here