Đề Cương Môn An Toàn Điện

0
5527
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Môn An Toàn Điện

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề Cương Môn An Toàn Điện

(Đây là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan Đề Cương Môn Cảm Biến


Câu 11: Trình bày các chú ý khi ngắt điện qua người nạn nhân?

– Không để tay trần chạm vào nạn nhân

Quảng Cáo

– Không sử đụng đồng thời 2 tay khi kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện

– Không đứng trên sàn ướt

– Không đứng gần thiết bị cao áp

– Không được mất thăng bằng khi cấp cứu nạn nhân

– Cắt dòng điện đi qua cơ thể nạn nhân lả việc đầu tiên, quá trình sơ cấp cứu phải được thực hiện ngay.

Câu 12: Trình bày những việc làm cẩn thiết để xác định tình trạng sức khỏe của nạn nhân bi điện giật?

Là việc rất cần thiết và thực tế để xác định phương pháp cấp cứu cho phù hợp. Các trạng thái của nạn nhân:

Tình táo: giữ được mối quan hệ, nghe hiểu, đáp lại được hành động xung quanh

Giữa tỉnh táo và không tỉnh táo: hành vi không có sự kiểm soát

Bất tỉnh: không phản ứng với các kích thích từ bên ngoài:

  1. Bất tỉnh nhưng thở đều đặn
  2. Bất tỉnh nhưng thở yếu hoặc không thở, mạch yếu, máu lưu thông
  3. Bất tỉnh không thở, máu ngừng lưu thông, tim ngừng đập

Câu 13: Trình bày những biện pháp cấp cứu phù hợp vói người bị điện giật?

Phải luôn nhớ rằng dù ngừng thở hay tim ngừng đập thì cũng thể coi nạn nhân đã chết, có thể là triệu chứng chết lâm sàng, phải thực hiện mọi biện pháp. Nếu thở yếu hay không thở, cạy mồm nạn nhân, móc dị vật, lưới, làm thông khí quản. Nếu không thở, máu ngừng lưu thông thì phải xoa bóp toàn thân cho nạn nhân và tiến hành hô hấp nhân tạo.

Nếu nạn nhân chỉ bất tỉnh mà còn thở thì cần để nạn nhân nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo bó chặt.

Câu 14: Trình bày mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động?

– Mục đích: thông qua các biện pháp về khoa học kĩ thuật, tổ chức kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất; tạo điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe cũng như thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động

– Ý nghĩa: trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động

Câu 15: Các tính chất cơ bản của công tác bảo hộ lao động?

– Pháp lí: những quy định và nội dung được thể chế hóa thành luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, được hướng dẫn ở mọi cấp ngành tổ chức và cá nhân nghiêm túc thực hiện. Những chính sách quy định, chế độ, quy phạm của công tác bảo hộ lao động là luật pháp của nhà nước.

– KHKT: mọi hoạt động loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại, đều phải xuất phát từ cơ cở KHKT. Các điều tra khảo sát phân tích về tác động, độc hại, điều kiện đều phải dựa vào KHKT.

– Quần chúng: là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất vả con người, trực tiếp chính là người lao động. Nó liên quan đến quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của mọi người, mọi nhà, toàn xã hội,… Vì thế nó luôn mang tính quần chúng.

Ba tính chất có liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here