Đề Cương Lý Thuyết Tàu

0
7086
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Lý Thuyết Tàu

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương này bản PDF tại đây: CLICK HERE

Lưu ý: Đề cương có nhiều công thức, vì vậy, các bạn nên tải đề cương về máy để tránh bị sót công thức.

Đề cương liên quan: Đề Cương Thanh Toán Quốc Tế


Mục Lục

Quảng Cáo

Câu 11: Quy định về thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng và ngày huỷ hợp đồng

  1. a) Thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng:

Thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng: hai bên phải ghi vào hợp đồng ngày xếp hàng cụ thể hoặc một khoảng thời gian nhất định. Nếu tàu đến vào trước hoặc trong khoảng thời gian này thì việc thực hiện hợp đồng diễn ra bình thường. Nếu tàu đến muộn hơn khoảng thời gian này thì người thuê có quyền hủy hợp đồng vận chuyển đã ký.

Một con tàu được coi là đã đến cảng (Arrived ship) và sẵn sàng xếp dỡ hàng khi tàu đáp ứng 3 điều kiện sau:

-Tàu đã đến vùng thương mại của cảng (khu vực vẫn thường xếp dỡ hàng hoá hay khu vực mà tàu thường đợi chờ cầu) nếu hợp đồng không quy định tàu phải cập một cầu cụ thể nào đó, gọi là hợp đồng cảng (port charter) hoặc tàu đã cập cầu quy định nếu hợp đồng quy dịnh tàu phải cập càu cụ thể, gọi là Berth charter;

-Tàu phải sẵn sàng xếp dỡ về mọi mặt ;

– NOR đã được trao một cách thích hợp (theo quy định cụ thể của hợp đồng)

Đây cũng là điều kiện quan trọng để bắt đầu tính thời gian làm hàng (laytime).

*Lưu ý:  Khi tàu đang ở gần cảng xếp hàng, việc quy định thời gian tàu có mặt tại cảng xếp hàng thể hiện dưới các hình thức sau:

  • “Prompt ”: Sau khi ký hợp đồng vài ngày thì tàu phải có mặt tại cảng xếp
  • “ Promptissimo ”: Tàu sẽ xếp hàng ngay trong ngày ký hợp đồng (ít khi xảy ra)
  • “Spot Prompt ”: Tàu sẽ xếp hàng ngay sau khi ký hợp đồng một vài giờ (rất ít khi xảy ra).

b)Ngày huỷ hợp đồng

Hai bên phải quy định cụ thể ngày huỷ hợp đồng nếu tàu chậm trễ. Ví dụ: ghi  vào ô Cancelling Date  là: 6TH FEB, 2008; (Hoặc có thể ghi gộp: LAY/CAN: 1ST-6TH FEB, 2008 )

Nếu tàu đến muộn hơn so với Lay/can, Người thuê có nên huỷ hợp đồng hay không còn tuỳ thuộc nhiều vấn đề như: Giá cước đang lên cao, L/C chưa hết hạn giao hàng, việc giao kết hợp đồng phức tạp,..Người thuê có thể yêu cầu người vận chuyển giảm cước hoặc bù đắp tiền lưu kho do tàu đến muộn.

Nhiều hợp đồng quy định, ngưòi thuê tàu phải có tuyên bố huỷ hợp đồng hay không trong vòng 48 giờ đồng hồ kể từ ngày nhận được ETA (thời gian dự kiến tàu đến) của thyền trưởng.

Câu 12: Điều khoản quy định về hàng hoá và chi phí xếp dỡ

  1. a) Quy định về hàng hoá :

 Hợp đồng phải ghi rõ tên hàng, chủng loại, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng, thể tích, tính chất nguy hiểm của hàng (nếu có). Số lương, trọng lượng có thể quy định một tỷ lệ dung sai nhất định do chủ tàu/ thuyền trưởng hoặc người thuê lựa chọn. Hợp đồng cũng có thể quy định một khối lượng hàng hoá tối đa và tối thiểu.

VD: Nếu ghi 10,000MT 10% MOOLO (More or Less at owner’s Option) quyền lựa chọn hơn, kém 10% số lượng thuộc về chủ tàu. Nếu Thuyền trưởng quyết đinh lấy thêm 10% lượng hàng thì chủ hàng phải chuẩn bị đủ 10% đó, nếu không đủ thì sẽ phải chịu cước khống (Dead freight) của phần hàng còn thiếu.

Nếu:10,000MT 10% MOOCHOP (More or Less at Charterer’s Option = quyền lựa chọn hơn, kém 10% số lượng thuộc về người thuê tàu)

Nếu hợp đồng quy định: 5.000 MT/ 6.000 MT Rice in Bags (Tối thiểu 5000T nhưng không quá 6.000T). Nếu chủ tàu quyết định xếp 6.000 MT thì chủ hàng phải cung cấp đủ hàng.

  1. b) Quy định về chi phí xếp dỡ:

Chủ tàu và người thuê có thể thoả thuận phân chia chi phí xếp dỡ hàng hoá (Cargo Handling costs) theo các cách sau:

-Theo điều khoản tàu chợ: Liner Terms / Berth Terms/ Gross Terms: theo điều khoản này thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu, sắp xếp, san cào, chèn lót và dỡ hàng ra khỏi tàu (Loading, Stowage, Trimming, Dunnaging, Discharging);

-Theo điều khoản miễn chi phí xếp dỡ hai đầu bến: FIOS hoặc FIOT Hoặc FIOST (Free In and Out, Stowed and Trimmed);

-Theo điều khoản  FI hay FILO (Free In, Liner Out);

– Điều khoản FO hay LIFO (Liner In, Free out).

Lưu ý: Các thuật ngữ về điều khoản chi phí xếp dỡ thường đi kèm sau giá cước để chỉ rõ trách nhiệm chi phí xếp dỡ thuộc về chủ tàu hay người thuê tàu, ở cảng  nào.

Câu 13: Quy định về cước phí và thanh toán cước phí

+ Quy định về giá cước (F.Rate): Đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu trong hợp đồng thuê tàu chuyến, giá cước do 2 bên thoả thuận trên cơ sở thống nhất về loại đồng tiền tính cước và đơn vị tính cước (T, M3,FT3..)

+Đơn vị tính cước: -Cước theo trọng lượng (W) nếu là hàng nặng, đơn vị tính là các loại Tấn; -Cước tính theo thể tích (M) nếu là hàng nhẹ và cồng kềnh, 1 M (Measurement Ton) có thể quy định bằng 35 FT3 hoặc 40 FT3,..(tùy theo hãng tàu)

-Cước tính theo kiểu thuê bao (Lumpsum Freight) cho cả chuyến. Cước này có thể tính cho cả tàu hoặc tính theo 1tấn trọng tải toàn bộ (USD/ DWT). Khi tiền cước trả theo kiểu thuê bao thì chi phí xếp dỡ thường do người thuê tàu chịu .

Ví dụ: Sau khi thoả thuận loại tiền, đơn vị tính cước, giá cả và điều kiện chi phí xếp dỡ thì mức cước cho 1 đơn vị chuyên chở được ghi là: F.Rate:USD 18.00/MT-FIOST BSS 1/1

+) Quy định về trọng lượng, khối lượng tính cước :

Trọng lượng, khối lượng tính cước có thể là trọng lượng lúc nhận hàng (Intaken Quantity), tức là trọng lượng ghi trên vận đơn hoặc theo trọng lượng giao hàng (Delivered Quantity) tại cảng đến. Trọng lượng hàng giao ở cảng đến có thể được xác định bằng việc cân hàng hoặc đo mớn nước của tàu .

+) Quy định về thời hạn thanh toán tiền cước :

Tiền cước do người thuê tàu trả, có thể được tiến hành trả theo một trong 3 cách sau:

(1) Cước phí trả trước (Freight Prepaid): Là hình thức trả cước tại cảng xếp hàng, sau khi xếp xong hàng trước lúc ký phát B/L hoặc sau khi ký B/L một số ngày quy định. Tiền cước được coi là khoản thu nhập của chủ tàu và sẽ không được hoàn lại cho dù tàu và/ hoặc hàng có bị mất hay không. Khi cước đã trả  tại cảng xếp, người thuê yêu cầu phải ghi trên B/L chữ: ” FREIGHT PREPAID ”

Theo hợp đồng mẫu GENCON 94 thì Chủ tàu hoặc Đại lý của chủ tàu sẽ không bị đòi hỏi phải ký hậu B/L để chứng minh rằng cước đã được thanh toán, trừ khi thực tế chủ tàu đã thu cước

(2) Cước phí trả sau (Freight to Collect): Là hình thưc trả cước tại cảng đích, nó sẽ chỉ được coi là khoản thu nhập khi hàng đã được giao

Thời điểm trả cước có thể khác nhau như:

-Trả trước khi dỡ hàng ( Freight payable upon commencement of Discharge)

-Trả đồng thời với việc dỡ hàng (Freight payable concurrent with Discharge)

-Trả sau khi dỡ xong hàng (Freight payable on completion of Discharge)

-Trả sau khi giao hàng xong (Freight payable on right and true delivery of the cargo)

-Nếu là cước trả sau thì trên B/L sẽ được ghi “Freight to Collect”

(3) Cước trả trước một phần, trả sau một phần (Freight Advance)

  +) Quy  định phương thức chuyển tiền cước: Bằng thư hoặc bằng điện (Xem Fixture Note)

Câu 14: Quy định về điều kiện thời tiết, các ngày nghỉ, lễ khi tính thời gian làm hàng

  1. a) Quy định về điều kiện thời tiết, các ngày nghỉ, lễ khi tính thời gian làm hàng

-WWD SHEX UU (Weather Working Days, Sunday and Holidays Excepted, Unless Used, If used,  Only Actual time Used to count): Thời hạn làm hàng là những ngày làm việc thời tiết tốt, không kể ngày lễ và chủ nhật, trừ khi có làm, nếu có làm thì thời gian thực tế sử dụng sẽ được tính.

-WWD SHEX IEU (Weather Working Days, Sunday and Holidays Excepted, Even  Used): Thời hạn làm hàng là những ngày làm việc thời tiết tốt, không kể ngày lễ và chủ nhật, có làm  hay không.

-WWD SHINC (Weather Working Days, Sunday and Holidays Included) Thời hạn làm hàng là những ngày làm việc thời tiết tốt, kể cả ngày lễ và chủ nhật.

Ngày nghỉ có thể là thứ Sáu hoặc thứ Bảy, tùy thuộc vào tập quán tôn giáo hoặc quy định của các nước.

  1. Quy định về thời hạn làm hàng: Có 3 cách quy định như sau:

(1). Quy định một số ngày xếp/ dỡ nhất định: (ngày);

(2). Quy định mức xếp dỡ hàng hoá, gồm:

– Mức xếp/dỡ bình quân cho một ngày tàu (Tấn/ngày); Ví dụ: L/D Rate: 2000/1000 MT per WWD SHEX EU;

-Mức xếp/dỡ cho một máng ngày (tấn/máng ngày).

Căn cứ vào mức xếp/dỡ và khối lượng hàng cần xếp dỡ cho tàu để tính ra số ngày làm hàng cho phép.

(3). Xếp dỡ theo tập quán của cảng (CQD = Customary Quik Despatch)

Câu 15: Quy định hiệu lực của Thông báo sẵn sàng

Thời điểm bắt đầu tính  thời han làm hàng thường dựa vào việc trao Thông báo sẵn sàng  (NOR) của tàu. Các hợp đồng thuê tàu chuyến thuờng quy định thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính  sau 1 thời hạn nhất định ( ngày, giờ) kể từ khi NOR đã  được trao (tendered) hoặc đã được trao và chấp nhận (Tendered and Accepted)

Theo hợp đồng mẫu GENCON 94, thời hạn làm hàng sẽ bắt đầu tính từ 13 giờ  nếu NOR được trao trước hoặc vào lúc 12 giờ trưa và sẽ tính từ 6 giờ sáng của ngày hôm sau nếu NOR được trao vào giờ làm việc của chiều hôm trước hoặc trong giờ làm việc của ngày trước ngày lễ ( hoặc ngày thứ 7).

Nếu không nhất trí theo quy định của Gencon thì hai bên sẽ gạch bỏ phần mặc đinh và đưa vào phụ lục bằng một điều khoản quy định về việc tính Laytime

Tuy nhiên, có hợp đồng quy định thời hạn làm hàng sẽ bắt đầu tính sau 12 hoặc 24 tiếng kể từ khi NOR được trao và chấp nhận. Việc quy định chấp nhận NOR như là một điều kiện có lợi cho người thuê tàu, bởi vì  thời điểm trao NOR có thể tàu chưa vào cảng, chưa hoàn thành các thủ tục y tế, hải quan,… thì người thuê chưa chấp nhận NOR, như vậy sẽ chưa tính thời gian làm hàng.

*Các bên cần quy định rõ thời gian làm hàng thực tế xảy ra trước Lay/can có tính vào Laytime không; thời gian thực tế làm hàng vào các ngày nghỉ được tính vào Laytime đủ toàn bộ thời gian thực tế sử đã dụng hay không. Nếu theo GENCON 94 thì gian làm hàng thực tế xảy ra trước Lay/can sẽ tính vào Laytime (Time used before commencement of laytime shall count).

* Các thời điểm trao N.O.R:

– WIPON = Whether In Port Or Not: Cho dù tàu đã đến cảng hay chưa

– WIBON = Whether In Berth Or Not: Cho dù tàu đã cập cầu hay chưa

– WICCON = Whether Customs Cleared Or Not: Cho dù tàu đã hoàn thành thủ tục hải quan hay chưa

– WIFPON = Whether In Free Pratique or not: Cho dù tàu đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch hay chưa

Trong các hợp đồng rút gọn thường ghi: W.W.W.W nhằm quy định quyền chủ tàu được phép trao NOR vào các thời điểm như trên.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here