Đề Cương Lý Thuyết Tàu

0
7030
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Lý Thuyết Tàu

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương hiện có của Đại Học Hàng Hải: CLICK HERE

Tải ngay đề cương này bản PDF tại đây: CLICK HERE

Lưu ý: Đề cương có nhiều công thức, vì vậy, các bạn nên tải đề cương về máy để tránh bị sót công thức.

Đề cương liên quan: Đề Cương Thanh Toán Quốc Tế


Mục Lục

Quảng Cáo

Câu 6: Các ưu nhược điểm của khai thác tàu chuyến

a.Ưu điểm:

-Hình thức khai thác tàu chuyến có tính linh hoạt cao, chủ tàu tùy ý lựa chọn các nhu cầu vận chuyển có lợi cho họ trong từng điều kiện cụ thể.

-Chủ tàu kịp thời điều chỉnh giá cước phù hợp với biến động chi phí của tàu và thị trường vận tải.

-Thích hợp với việc vận chuyển các lô hàng có nhu cầu không thường xuyên

-Tàu có cơ hội tận dụng được hết sức tải trong từng chuyến đi, vì vậy nếu làm tốt công tác tìm hàng thì hình thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu quả cao, đặc biệt là các lô hàng khối lượng lớn.

  1. Nhược điểm :

-Khó tổ chức và phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác.

-Giá cước vận tải tàu chuyến biến động bất thường, phụ thuộc cung cầu của thị trường

-Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn tàu chợ và thời gian tập kết hàng dài hơn so với tàu chợ, vì vậy thường gây ra chi phí tồn kho của chủ hàng rất lớn (ứ đọng vốn lưu động của chủ hàng).

-Thủ tục ký kết hợp đồng phức tạp, thường gây ra các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng do sự đa dạng về tập quán hàng hải.

Câu 7: Tóm tắt quy trình nghiệp vụ cơ bản để tổ chức vận chuyển bằng tàu hàng khô chở chuyến? Nội dung chủ yếu của bản chào tàu và đơn chào hàng bằng tiếng Anh

  1. a) Tóm tắt quy trình nghiệp vụ cơ bản để tổ chức vận chuyển bằng tàu hàng khô chở chuyến:

-Chào tàu (Tunnage offer) và tiếp nhận các yêu cầu vận chuyển (Cargo Offers)

-Lựa chọn tàu và lập các phương án bố trí tàu theo các Cargo Offers

-Lập sơ đồ luồng hàng, sơ đồ luồng tàu, sơ đồ công nghệ chuyến đi

– Lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu và tính toán các chỉ tiêu lựa chọn phương án

– So sánh chỉ tiêu hiệu quả và chọn phương án có lợi

Đàm phán ký kết hợp đồng

– Lập kế hoạch tác nghiệp chuyến đi

– Thực hiện hợp đồng

– Thanh lý hợp đồng

  1. b) Nội dung của Bản chào tàu: VIMARU, FLAG VIETNAM, BUILT 2000, CLASS VIRES; LOA/B 100/20 MTRS; SUMMER DRAFT 6.5 MTRS;DWT/GRT/NRT 6,500/4,050/2,670; 2H/2H; DERRICKS 4UNIT X 12MT; SINGLE DECKER; CAPA G/B 303,000/288,000 CBF; VSL’S P&I CLUB: WEST OF ENGLAND.
  2. c) Nội dung của đơn chào hàng: CGO: RICE IN BAGES (NET 50kg), S.F 1.8 W.O.G

Q.TY: 12,000MT10%MOOLO

L/D PORT: 1sb SAIGON- VIETNAM, 1SB MANILA-PHILIPPINES

L/D rate: CQD BEND

FR.rate: USD 20.00/MT-FIOST

COMM. 3.75 PCT TOTAL

Câu 8: Trình bày việc lựa chọn tàu và lập các phương án bố trí tàu theo các Cargo Offers và việc đàm phán ký kết hợp đồng cho tàu chuyến

  1. a) Lựa chọn tàu và lập các phương án bố trí tàu theo các Cargo Offers

Sau khi đã lựa chọn được những đơn chào hàng hợp lý, người khai thác tàu phải lựa chọn những con tàu phù hợp để lập ra các phương án tổ chức khả dĩ. Trong số các phương án sơ bộ bố trí tàu đã lập ra, người khai thác tàu phải chọn lấy một phương án có lợi đểtiến hành ký kết các hợp đồng cho thuê tàu chuyến. Phương án bố trí tàu có lợi là phương án bố trí tàu thoả mãn mọi yêu cầu của người thuê tàu, mặt khác nó cũng thoả mãn tiêu chuẩn tối ưu của người khai thác tàu.

* Cơ sở lập các phương án bố trí tàu:       

-Tàu phải đủ điều kiện đi biển theo tuyến vận chuyển (Cấp tàu phải phù hợp với tuyến đường vận chuyển theo đơn chào hàng, thỏa mãn các yêu cầu kiểm tra của chính quyền hành chính cảng biển)

-Đặc trưng khai thác của tàu phải phù hợp với hàng hoá:

Loại tàu phải phù hợp với loại hàng cần vận chuyển

Sức nâng của cần trục tàu phù hợp với trọng lượng mã hàng

Dung tích chứa hàng của tàu đủ để xếp hết lô hàng hoá yêu cầu (WT ≥WH), có thể xét  đến khả năng xếp hàng trên boong nếu cho phép.

Trọng tải thực chở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng cần vận chuyển

-Tàu phải đến cảng xếp hàng đúng theo yêu cầu về thời gian (laycan) của người thuê

b)Đàm phán ký kết hợp đồng

Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi, chủ tàu phải nhanh chóng đàm phán với thuê tàu hoặc với người môi giới tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng chuyên chở như, cước phí, chi phí xếp dỡ, thanh toán…. Chủ tàu tạo một Firm Offer chứa đựng những điều khoản chủ yếu mà hai bên cần thỏa thuận thống nhất, gửi Firm Offer tới Broker hoặc người thuê tàu xem xét, điều chỉnh một số điều khoản trên bản chào giá của người thuê (Counter). Quá trình giao dịch đàm phán tiếp tục cho đến khi hai bên hoàn toàn thống nhất các vấn đề. Sau khi các bên đồng ý các điều khoản thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển.Hợp đồng thuê tàu chuyến có hai dạng:

(1)- Hợp đồng rút gọn (Fixture Note): Các Fixture Note rất đa dạng tùy thuộc vào tập quán từng khu vực và từng loại hàng (xem mẫu ở phần phụ lục). F/N dùng để tổ chức thực hiện chuyến đi khi hợp đồng chính thức chưa được ký kết.

(2)- Hợp đồng chính thức: Là văn bản đầy đủ các điều khoản do hai bên thỏa thuận, để đơn giản hóa trình tự lập hợp đồng, các bên thường dùng hợp đồng mẫu GENCON 22/76/94 kèm theo phụ lục (Rider clause) của hợp đồng. Mẫu GENCON 22/76/94 gồm có hai phần cụ thể ở phần phụ lục. Trước khi kết thúc chuyến đi phải hoàn thành bản hợp đồng chính thức

Câu 9: Nội dung chủ yếu trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Nhìn chung, Voyage C/P có thể được chia ra thành các điều khoản như sau:

-Chủ thể: Người vận chuyển và người thuê vận chuyển

Bao gồm tên và địa chỉ của người chuyên chở, tên và địa chỉ của người đại lý (Agent) hay môi giới (Broker). Ngay cả khi người đại lý hay môi giới thay mặt người chuyên chở ký kết hợp đồng thuê tàu thì cũng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chuyên chở/ của chủ tàu để khi hàng hoá bị tổn  thất có thể khiếu nại được.

Các hợp đồng thuê tàu chuyến trên tuyến quốc tế đều được soạn thảo bằng tiếng Anh.

– Điều khoản về tàu: Tên tàu, các đặc trưng khai thác kỹ thuật cần thiết; nếu thay thế tàu phải được sự đồng ý của người thuê tàu, phải ghi ”hoặc một tàu khác thay thế” (S.S.Ship)

– Điều khoản về thời gian tàu có mặt tại cảng xếp hàng (Laycan)

– Điều khoản về hàng hóa: Tên hàng, quy cách, số lượng, dung sai về số lượng, quyền lựa chọn dung sai,….

– Điều khoản về cảng xếp hàng: tên cảng và số lượng cầu/cảng xếp hoặc dỡ

– Điều khoản về cước phí vận chuyển: Mức cước, chi phí xếp dỡ (Fios; Li/Fo, …)

– Điều khoản về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở

– Điều khoản về thời gian làm hàng: Ngày làm hàng là những loại ngày nào (WW SH EXUU, WW SH EXEU,…CQD)

– Điều koản về thưởng/ phạt làm hàng

– Hoa hồng môi giới

– Các điều khoản khác: Trọng tài, luật áp dụng, hai tàu đâm va cùng có lỗi, cầm giữ hàng, bắt giữ tàu, tổn thất chung, thông báo tàu đến (ETA)…

– Phụ lục hợp đồng (đi kèm theo hợp đồng mẫu để bổ sung một số điều khoản)

Câu 10. Giải thích các thuật ngữ thường: Running days, Working days, Working days of 24 consecutive hours,Weather Working days

Running days: là ngày làm việc liên tục kế tiếp nhau theo lịch kể cả ngày lễ và chủ nhật. Nếu quy định thời gian làm hàng theo loại này sẽ có lợi cho chủ tàu,  vì người thuê không được phép ngừng làm hàng vào các ngày lễ chính thức và chủ nhật.

– Working days: là những ngày làm việc chính thức theo tập quán của từng nước quy định, không bao gồm chủ nhật và các ngày lễ chính thức. Ngày làm việc theo tập quán hàng hải là ngày 24 tiếng, tính từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau, cho dù việc làm hàng có tiến hành suốt cả 24 tiếng hay không. Số giờ làm việc trong ngày có thể 12, 16, 18, 24 tiếng/ngày do từng cảng quy định.

-Working days of 24 consecutive hours: ngày làm việc 24 giờ liên tục, tức là cứ 24 tiếng làm việc liên tục thì tính một ngày, kể cả ngày và đêm. Thuật ngữ này thường đưa vào hợp đồng để nói rõ số giờ tính trong 1 ngày làm việc phải là 24 h liên tục. Tức là cứ cộng đủ 24 tiếng liên tục trong một ngày hoặc một số ngày (nếu trong một ngày chỉ làm một số tiếng nhất định) thì được tình bằng 1ngày.

Weather Working days: Những ngày làm việc thời tiết tốt (good weather) hay là những ngày làm việc thời tiết cho phép (Permitting weather). Thông thường, tập quán hàng hải quy định cho ngày 24 tiếng trừ ngày lễ và chủ nhật có làm có tính hoặc thậm chí có làm cũng không tính.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here