Đề Cương Lý Thuyết Tàu

0
7029
ly thuyet tau
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề Cương Lý Thuyết Tàu

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Đề Cương Thanh Toán Quốc Tế


Mục Lục

Quảng Cáo

Tải ngay đề cương này bản PDF tại đây: Đề Cương Lý Thuyết Tàu

Câu 1: Phân loại tàu vận tải biển theo các hình thức tổ chức vận tải

Hiện nay đội tàu vận tải biển trên thế giới được phân thành các loại cụ thể như sau:

tau bien

Câu 2: Các phương pháp khai thác tàu buôn, các dạng cụ thể của từng phương pháp?

a/ Khai thác trực tiếp: Chủ tàu tổ chức vận chuyển để lấy tiền cước.Theo phương pháp này, các chủ tàu sẽ dùng tàu của mình hoặc tàu thuê của người khác để tổ chức vận tải theo nhu cầu của khách hàng nhằm hưởng tiền cước vận tải, khi áp dụng phương pháp này thì chủ tàu có thể phải gánh chịu các rủi ro trên thị trường cước, đặc biệt là khi cước trên thị trường tự do giảm mạnh.

Hiện nay trên thế giới đang tồn tại hai phương pháp tổ chức vận tải đường biển, đó là tổ chức vận tải tàu chuyến (Tramp shipping) và tổ chức vận tải tàu định tuyến (Liner shipping)

b/ Khai thác gián tiếp: Chủ tàu cho người khác thuê tàu để lấy tiền thuê tàu (khác với tiền cước vận chuyển). Theo phương pháp này, các chủ tàu sẽ không trực tiếp tổ chức vận chuyển hàng hóa mà sẽ cho các chủ hàng lớn hoặc các chủ tàu khác thiếu năng lực vận chuyển thuê lại tàu của mình trong một thời gian nhất định. Khi áp dụng phương pháp này thì chủ tàu không phải gánh chịu các rủi ro trên thị trường cước vaajnj chuyển, rủi ro này chuyển sang người thuê tàu (vận tải công nghiệp).

Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam (2005), hiện nay đang tồn tại hai hình thức cho thuê tàu, đó là cho thuê tàu trần (Bare Boat charter) và cho thuê tàu định hạn (Time Charter).

Câu 3: Các nhóm chi phí của tàu vận tải liên quan đến từng hình thức khai thác tàu

Theo quan điểm chuyên môn hóa, người khai thác tàu (ship operator) là người được chủ tàu (owner) giao quyền khai thác tàu (ship operator được coi như một người thuê tàu định hạn). Người này sẽ trực tiếp quản lý các chi phí liên quan đến vấn đề khai thác tàu, không đề cập tới vấn đề quản lý kỹ thuật. Do vậy, tùy vào các nội dung chi phí của từng nhóm chi phí mà mà chủ tàu và người khai thác tàu phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí đó theo bảng dưới đây.

Nhóm chi phí Trách nhiệm chi phí
Chủ tàu Người (thuê định hạn) khai  thác tàu chuyến Người (thuê định hạn) khai thác tàu định tuyến
Chi phí vốn đầu tư (Capital cost) X    
Chi phí  duy trì hoạt động khai thác tàu (Ship’s operating cost) X    
Chi phí riêng theo từng chuyến đi

(Voyage cost)

  X X
Chi phí  làm hàng

(cargo handling cost)

  X* (theo Liner terms) X

Câu 4: Các mức giới hạn của giá cước và các quyết định tham gia vào thị trường

a Giới hạn của giá cước

-Giới hạn trên của giá cước vận tải là khả năng thanh toán của của chủ hàng. Nếu giá cước vượt quá sức chịu đựng của hàng hoá thị nhu cầu vận chuyển tự nhiên sẽ giảm xuống. Bởi vì giá cước quá cao làm cho giá cả hàng hoá ở nơi tiêu thụ cuối cùng sẽ tăng lên dẫn đến thị trường tiêu thị bị thu hẹp. Muốn duy trì được thị trường tiêu thụ thì người bán phải hạ giá FOB để giữ nguyên giá cả nơi đên không thay đổi. Cả hai trường hợp trên người bán quyết định không xuất khẩu nữa, dẫn đến nhu cầu vận chuyển giảm xuống.

Nếu tỷ trọng giá cước trong giá cả hàng hoá càng lớn thì sự phản ứng của chủ hàng đối với giá cước càng nhanh và càng mạnh. Vì vậy, trong công tác khai thác tàu, người vận tải cần phải tiếp cận với thị trường hàng hoá để định ra giá cả hợp lý nhằm tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá ngày càng tăng.

Thực tế người vận tải khi tự định giá cước tại một thời điểm thường phải căn cứ vào tình hình thị trường (trừ vận tải tàu chợ), Các chủ hàng chấp nhận mức cước ở giới hạn trên trong trường hợp khan hiếm tàu và mong muốn giành thị trường độc quyền bán .

– Giới hạn giới của giá cước là chi phí khai thác tàu (FC và VC). Nếu thu nhập từ cước phí của tàu không bù đắp nổi phần chi phí biến đổi (VC) thì người khai thác tàu thường quyết định ngừng kinh doanh. Do vây, giới hạn giới của giá cước là điểm ngừng hoạt động kinh doanh của tàu.(Living Up point of Ship).

Quyết định tham gia vào thị trường

+) Quyền quyết định thuộc về người thuê vận chuyển:

Giá cước tàu chuyến liên quan đến khả năng thanh toán của của chủ hàng. Khi giá  cước ở trên mức chi phí bình quân của tàu, nếu giá cước cao vượt quá sức chịu đựng của hàng hoá thì chủ hàng quyết định không thuê tàu (không tham gia vào thị trường vận chuyển vì không bán hàng nữa).

+) Quyền quyết định thuộc về người vận chuyển

Khi giá cước có xu thế giảm (Colapse), nếu thu nhập từ cước (Freight Income) của tàu không bù đắp nổi phần chi phí biến đổi (Vary costs) thì người khai thác tàu quyết định ngừng kinh doanh (laid up), không tham gia vào thị trường .

Câu 5: Các bên chính liên quan đến khai thác tàu vận tải biển

  1. Chủ tàu biển (Ship Owner)

Theo luật Hàng hải Việt Nam Chủ tàu biển là người sở hữu tàu.

Chủ tàu là người đứng tên mình thực hiện công tác quản lý và khai thác tàu, là người đứng ra ký kết các hợp đồng hàng hải liên quan đến tàu biển

Chủ tàu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của mình liên quan đến tàu biển.

  1. Người chuyên chở đường biển (Sea Carrier)

Người chuyên chở đường biển là người dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc tàu biển thuê của người khác để thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hoặc hành khác nhằm mục đích nhận tiền cước vận chuyển. Ngưòi chuyên chở đường biển là một bên chính của hợp đồng vận tải, có thể là chủ tàu (Ship Owner) hoặc là người thuê tàu đứng ra ký kết hợp đồng vận tải với người thuê vận chuyển.

* Nghĩa vụ của Người chuyên chở đường biển (carrier’s duties). 

Làm cho tàu đủ khả năng đi biển.

Biên chế, trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu.

Làm cho các hầm hàng/ nơi chứa hàng đủ điều kiện nhận hàng, vận chuyển và bảo quản an toàn

Cung cấp chứng từ vận tải (vận đơn đường biển)

Giao hàng cho người nhận hợp pháp trình chứng từ hợp lệ

  1. Người thuê vận chuyển:

Người thuê vận chuyển là người nhân danh mình hoặc nhân danh người khác ký kết HĐ để thuê người VC tiến hành v/c hàng hoá.

Người thuê vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện các điều khoản của hợp đồng, cho dù họ là người được ủy thác thuê tàu. Người thuê vận chuyển có thể chỉ định một người khác thay mặt mình  thực hiện nghĩa vụ giao hàng  với người vận chuyển, ngưòi đó được gọi là người giao hàng (Bộ luật HHVN-2005)

Người thuê có quyền chuyển giao quyền thực hiện hợp đồng cho người thứ ba khác mà không cần sự  đồng ý của bên vận chuyển, nhưng phải có trách nhiệm về thực hiện HĐ theo nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm với bên thứ ba đã được chuyển giao quyền

Người thuê vận chuyển sẽ trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn khi có các khiếu kiện liên quan đến hợp đồng vận chuyển

  1. Chủ hàng (Cargo Owner):

Là những người có quyền định đoạt về hàng được vận chuyển trên tàu. Chủ hàng có thể trực tiếp đi thuê tàu hoặc có thể uỷ thác cho một người khác đứng ra thuê tàu cho mình.

Nếu chủ hàng đóng vai trò Shipper thì sẽ có quyền phát lệnh giao hàng khi trên B/L ghi “TO ORDER”

  1. Người thuê tàu:

            Là người đi thuê tàu của chủ tàu để tự mình thực hiện các dịch vụ vận chuyển. Họ có thể là người thuê tàu trần hoặc người thuê tàu định hạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here