Luật Biển

0
5483
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Câu 41. Quyền của quốc gia khác trong vùng thềm lục địa

  • Các quyền của quốc gia ven biển ở thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lí của vùng nước ở phía trên hay vùng trời trên vùng nước này, tại đó các quyền tự do sử dụng của các quốc gia khác được bảo đảm theo đúng công ước 1982
  • Các quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địac các quốc qia ven biển . nhưng phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đi của ống dẫn

Câu 42. Trình bày về quốc tịch tàu biển

Theo quan điểm của luật hang hải quốc tế thì mỗi tàu biển phải có 1 quốc tich phải tuân theo luật lệ nước đó về tổ chức nội bộ hoạt động của tàu .tầu mang quốc tịch nước nào thì được phép mang cờ nước đó để hoạt động

Điều bắt buộc tàu phải có 1 quốc tịch nhất định và mang 1 cờ tương ứng là 1 biện pháp quan trọng bảo đảm chế độ pháp lí trên biển cả

Tất cả các nước trên thế giới kể cả có biển, không có biển đều có quyền thành lập đội tàu biển mang quốc tịch nước mình , các tàu này có quyền bình đẳng như nhau

Theo quy định thì trong 1 lúc tàu chỉ được mang 1 quốc tịch mà thôi .nếu 1 tàu nào đó mà trong một lúc lại sử dụng hai quốc tịch tùy theo sự thuận lợi của mình thì sẽ không được công nhận bất cứ quốc tịch nào trong số đó và xem như không có quốc tịch và có thể bị bắt giữ

Câu 43. Nguyên tắc đặc quyền tài phán của nước mà tàu mang cờ trên biển cả

Chế độ này nghĩa là khi ở trên biển cả mỗi con tàu được tự do hang hải nó chỉ phải tuân theo luật pháp của nước mà nó mang cờ những quy định của luật hang hải quốc tế. chỉ nước tàu mang cờ mới có toàn quyền đối với con tàu về hang hải bắt dừng lại hay thay đổi hướng đi, quyền kiểm tra khám xét con tàu và có quyền xét xử với những vi phạm của con tàu . Luật hang hải quốc tế chỉ cho phép 1 số trường hợp ngoại lệ thì nguyên tắc đặc quyền tài phán của nước tàu mang cờ trên biển cả mới bị phá vỡ

Xuất phát từ nguyên tắc  đặc quyền tài phán của nước tàu mang cờ trên biển cả khi có tai nạn đâm va giữa của hai nước khác nhau trên biển cả thì việc xét xử được đưa đến cơ quan xét xử của các nước tàu mang cờ . còn đối với việc xét xử những vi phạm tập thể hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước khác thì được xét xử tại cơ quan có thẩm quyền của nước mà thuyền viên đó mang quốc tịch

Quảng Cáo

Câu 44. Nội dung chính của của hiệp ước Mông-tơ-ri-ô năm 1936 về chế độ pháp lí của eo biển Hắc Hải

  • Tuyên bố quyền tự do hoàn toàn cho hoạt động thương thuyền ở eo biển này trong thời gian hòa bình cũng như chiến tranh nếu chính Thổ Nhĩ Kì không phải là những bên tham chiến .trong trường hợp thổ nhĩ kì là bên tham chiến thì quyền tự do trên các eo biển này chỉ dành cho các nước trung lập không ủng hộ các bên đối phương với Thổ Nhĩ Kì . hiệp ước Mông tơ ri ô 1936 xác lập chủ quyền của Thổ Nhĩ Kì với eo biển này cho phép Thổ Nhĩ Kì kiển tra hoạt động của các tàu nước ngoài qua eo. Cho phép thổ nhĩ kì xây dựng các căn cứ phòng thủ của 2 bên eo. Việc qua lại của các tàu thuyền nước ngoài có thể tiến hành bất cứ lúc nào trong ngày . Ở những địa điểm Thổ Nhĩ Kì quy định thì trước khi tàu vào eo phải dừng lại để làm thủ tục để kiểm tra về y tế đôi khi vừa chạy vừa kiểm tra chế độ hoa tiêu tùy ý không bắt buộc
  • Đối với tàu chiến thì có sự phân biệt đối với sự qua lại của tàu chiến nước ven bờ và không ven bờ hắc hải
  • Với tàu chiến của các nước không ven bờ Hắc Hải thì chỉ được phép đưa qua các epo loại tàu hạng chiến hạng nhẹ dưới 1 vạn tấn và nòng pháo trang bị tàu dưới 203mm. ngoài ra trước khi qua eo phải thông báo sơ bộ về việc dự định đi qua eo biển này cho chính phủ Thổ Nhĩ Kì biết. Thời gian lưu lại của các tàu tại đây không quá 21 ngày
  • Với tàu chiến ven bờ Hắc Hải thì được hưởng nhiều ưu tiên hơn :

+ với loại tàu nhẹ: đi qua không hạn chế về số lượng

+ với các tàu lớn , thiết giáp hạm : không hạn chế về trọng tải nhưng đồng thời trong số đó không được có quá 1 chiếc có trang bị nhiều nhất là 2 tàu phóng lôi

+ với tàu ngầm : được đi qua với số lượng bất kì nhưng phải đi nổi và ban ngày

+ đối với tàu chiến các nước trung lập trong thời gian chiến tranh cũng được áp dụng các chế độ đi qua như trên nếu Thổ Nhĩ Kì không phải là 1 bên tham chiến

+tàu chiến của các nước tham chiến không được đi qua nếu Thổ Nhĩ Kì tham chiến. chính quyền thổ nhĩ kì có quyền điều chỉnh sự qua lại tàu chiến của các nước theo suy xét của mình

Câu 45. Nội dung chính của hiệp ước cô pen ha ghen năm 1857 về chế độ pháp lí của eo biển Ban tích

Nội dung chính của hiệp ước : tuyên bố tự do đi lại cho tất cả các tàu buôn của các nước còn đối với tàu chiế thì hiện nay các nước khác nhau có cách giải thích khác nhau với hiệp ước

  • Các nước nằm ven biển Ban tích cho rằng các eo này đóng của với các tàu chiến nước ngoài ( Nga, BaLan, Đức đòi rất mạnh) còn các nước khác ngoài bờ ban tích đòi quyền tự do cho tàu chiến tự do qua eo biển. sở dĩ có sự giải thích khác nhau ở trên là vì từ thế kỉ 17 các vùng eo , đảo ven bờ của các eo đều thuộc Đan Mạnh , tàu thuyền đi qua vùng này do Đan Mạnh quy định , sau thế kỉ 17 Thụy Điển chiếm một phần các ven bờ vùng eo. Sau đó Thụy Điển , Đan Mạnh kí hiệp ước với nội dung cho tàu các nước không thù địch với THụy Điển và Đan Mạch đi qua . sau đó Nga HOàng ký hiệp ước với Thụy Điển , Đan Mạnh với nội dung:
  • Cho tàu buôn đi qua
  • Không cho tàu chiến các nước không ven bờ Ban Tích đi qua

Năm 1780 có hiệp ước với nội dung : đóng của không cho tàu thuyền các nước ven bờ Ban tích đi qua

Năm 1800, Nga , đan mạch, thụy diển xác nhận lại hiệp ước mới :

  • Cho tàu chiến đi qua
  • Tàu chiến các nước ven bờ được đi, không ven bờ không được đi

Câu 46. Chế độ pháp lí của eo biển Ghi-bran ta

Nằm giữa châu phi và châu âu nối liền địa trung hải với đại tây dương chế độ pháp lí được nêu lên trong 2 văn bản quốc tế.

  • Tuyên bố Anh –Pháp 1904
  • Hiệp ước Anh Pháp Tây Ba Nha năm 1907

Nội dung của các văn bản này cho phép tàu thuyền nước ngoài tự do qua lại kể cả ban ngày , đêm .Việc qua lại đó không áp dujg cho tàu buôn mà còn cho cả tàu chiến . Cho Pháp Anh tiếp tục duy trì căn cứ hải quân Ghibranta . Cấm các bên tham gia hiệp ước xây dựng căn cứ ở bờ biển Maroc

Câu 47. Chế độ pháp lí của eo biển Ma-gien-lăng

ở phía đuôi châu Mĩ chảy qua Arghentina và Chi Lê nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

chế độ pháp lí được đề cập ở hiệp ước : phòng thủ chung giữa Chi Lê và Arghentina. Nội dung: mở cửa tự do các tàu biển( cả tàu chiến ) cho tất cả các nước trong mọi thời gian ngày đêm

hai nước Chi Lê và Arghentina không xây dựng căn cứ quân sự ở 2 bên bờ

năm 1941 Chi lê và Arghentina lại kí kết hiệp ước mới về chế độ pháp lí này. Hủy bỏ nhiều điểm quan trọng trong hiệp ước 1941 .đóng cửa eo biển về đêm . Hai bên cùng phòng thủ chung eo này

các nước trên thế giới cho rằng như vậy là vi phạm các quy tắc quốc tế và đòi hủy bỏ hiệp ước 1941 , đòi thực hiện trở lại hiệp ước 1991 nhưng cả 2 nước đó không chịu

 

Câu 48. Khái niệm chung về kênh đào quốc tế

các kênh đào được gọi là kênh đào quốc tế không phải là thuộc quyền sở hữu chung của các nước mà những kênh đào này vẫn thuộc chủ quyền của một nước nhất định nhưng chúng được sử dụng cho hoạt động hang hải quốc tế và có ý nghĩa rất quan trọng về mặt hang hải quốc tế vì vậy chúng được áp dụng theo những quy định mang tính chất quốc tế về chế độ hoạt động hang hải ở kênh

các kênh đào này là những đầu mối quan trọng của các tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền nhiều khu vực biển và đại dương quan trọng của thế giới và rút ngắn quãng đường của rất nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế


Tải xuống tài liệu học tập PDF miễn phí

 Tải Xuống Tại Đây  


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here