Đề Cương Điện Tàu Thủy

0
5485
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương Điện Tàu Thủy

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU 

Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương Điện Tàu Thủy

(Đây là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quanĐề cương an toàn lao động (Tự Luận)


Câu 6: Trình bày quy định của Đăng kiểm về hệ thống tự động điện áp trên tàu thủy?

Trả Lời

Quảng Cáo

Trong chế độ tĩnh:

– Khi phụ tải thay đổi từ 0 đến TĐm với cosφ= cosφĐm

Điều kiện:

+ Với tốc đọ quay của máy lai không được Δn nhỏ hơn hoặc bằng 5% nđm. Thì điện áp của máy phát ΔU không được dao dộng quá giới hạn ±2,5% Uđm

+ Nếu cosφ thay đổi 0,6- 0,9. Thì sự dao động điện áp của máy phát không quá giới hạn 3,5%. Trong chế độ động:

– Khi thay đổi đột ngột một lượng khoảng 60% Pđm của máy phát thì thời gian điều chỉnh được tính từ thời điểm thay đổi tải đến lúc giá trị điện áp khôi phục lại trong giới hạn ±3,5% UĐmthì:

+ ΔUĐm nằm trong giới hạn -15% – +20%

+ Thời gian điều chỉnh không được vượt quá 1,5s với cosφ≥ 0,4

+ Sự phân bố tải vô công không đều giữa 2 máy phát song song không được lớn hơn ±10% công suất phản tác dụng định mức của máy phát có công suất lớn nhất.

+ Hệ thống điều chỉnh điện áp phải có khả năng giữ cho UQT = UĐm khi I = 1,5 lĐm trong 2 phút.

Câu 7: Trình bày hệ thống phân chia điện năng theo hình khuyên?

Trả Lời:

Tất cả các bảng điện phụ đều được cấp nguồn đồng thời từ 2 nguồn khác nhau theo hình khuyên. Bằng cánh cấu trúc này sẽ giảm được sụt áp trên dây. Trong các trường hợp ngắn mạch hay hỏng 1 đường cáp nào đó, đoạn cáp bị hỏng có thể loại ra nhờ các cầu dao 4 và điểm cần cấp điện vẫn được cấp điện từ bảng điện chính theo hướng khác. Loại phân phối kiểu này tiết kiệm được dây dẫn, tăng độ tin cậy.

Tuy nhiên hệ thống có nhược điểm phức tạp, khi khai thác vận hành khó khăn, hệ thống thường được áp dụng trên các tàu quân sự hay tàu vận tải lớn.

Câu 8: Trình bày hệ thống phân chia theo hình tia phức tạp?

– Thứ tự cấp nguồn kiểu này phụ tải nào cung như nhau, phụ thuộc vào tình thế mà một số phụ tải lớn và nhỏ có thể được cấp nguồn trực tiếp từ bảng điện chính hoặc từ bảng điện phụ đến các nhóm phụ tải.

– Loại hệ thống này được bố trí trên các tàu trọng tải lớn, trên đội tàu buôn, vận tải, hình thức phân phối phân chia theo tia phức tạp từ 1 bảng điện chính, được ứng dụng rất phổ biến, xuất phát từ những ưu điểm cơ bản là có thể điều khiển phân phối từ các bảng trung tâm.

Câu 9: Trình bày nguyên nhân, hậu quả và cách bảo vệ ngắn mạch trạm phát điện tàu thủy?

Trả Lời:

– Nguyên nhân:

+ Do hư hỏng các chất cách điện của các phần tử dẫn điện trong các thiết bị dẫn điện khác nhau. Có hiện tượng đó là do già hóa tự nhiên, sự quá áp, sự bảo dưỡng các thiết bị không đúng theo quy trình hoặc do hư hỏng cơ khí hoặc Do hoạt động nhầm lẫn và vi phạm quy trình khai thác kĩ thuật.

– Hậu quả:

+ Tác động nhiệt của dòng ngắn mạch lớn, có thể gây đốt nóng các phần tử dẫn điện mà nó đi qua đến nhiệt độ vượt qua nhiệt độ cho phép nhiều lần làm cho tiếp điểm của các khí cụ bị cháy, nếu như khí cụ đó không được tính toán chịu được dòng ngắn mạch đó.

+ Dòng ngắn mạch lớn chạy qua sẽ làm xuất hiện lực tương hỗ rất lớn giữa các phần dẫn điện của hệ thống điện năng. Lực này sẽ làm hỏng các vật liệu cách điện, trụ đỡ…

+ Dòng ngắn mạch có thể gây ra sự sụt áp đột ngột rất lớn, làm xấu đi tính năng công tác của các phụ tải, đặc biệt với động cơ có thể bị dừng dưới điện.

+ Nếu dòng ngắn mạch kéo dài mà điểm ngắn mạch gần máy phát thì rất nguy hiểm, có thể gây cháy máy phát hay làm mất đồng hồ của các máy phát đang công tác song song.

– Cách bảo vệ:

+ Sử dụng cầu chì, aptomat tác động nhanh, cuộn cảm

+ Trên tàu thủy được ứng dụng 3 nhóm aptomat (aptomat cổ điển, Aptomat chọn lọc, Aptomat hoạt động nhanh) để bảo vệ ngắn mạch và kết hợp aptomat với cầu chì.

Câu 10: Nêu và giải thích cá nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng quá tải và cách bảo vệ?

Trả Lời:

– Nguyên nhân quá tải;

Cắt một hoặc vài máy phát đang công tác song song với các máy khác ra khỏi lưới.

Khởi động trực tiếp các động cơ dị bộ có công suất lớn.

Tự khởi động hoặc gia tốc các động cơ dị bộ sau khi loại trừ các điểm ngắn mạch của hệ thống.

Quá tải của những động cơ có công suất lớn

Phân chia tải không đều giữa các máy phát công suất song song

– Hậu quả:

Gây ra sự gia tăng nhiệt, quá nhiệt độ cho phép của các thiết bị mà có dòng quá tải đi qua.

Làm già hóa chất cách điện và có thể gây cháy.

Gây cắt máy phát ra khỏi

– Cách bảo vệ:

Quy định mức quá tải cho máy phát:

+ Máy phát được tính toán thiết kế để chịu được dòng quá tải trong thời gian tương đối dài. Thường cho phép quá tải đến 1,1 IĐm trong thời gian quá 15 phút hoặc dài hơn.

+ Khi dòng quá tải (1,1-1,5) IĐmthì các thiết bị bảo vệ quá tải phải cắt máy phát với độ trễ thời gian sao cho đảm bảo nhiệt độ của các thiết bị có dòng đi qua không vượt quá nhiệt độ cho phép.

+ Khi dòng quá tải bằng 1.5 IĐm đọ trễ thời gian cắt máy phát không quá 2 phút đối với máy phát xoay chiều và không vượt quá 15s đối với máy phát 1 chiều.

+ Khi dòng tải lớn hơn 1,5 IĐm, ta coi là dòng ngắn mạch và các thiết bị bảo vệ ngắn mạch phải hoạt động.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here