Đại Lý Tàu Biển

4
10088
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đây là đề cương được chia sẻ /biên soạn bởi bạn Trung Sơn Nguyen

Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Giao Nhận 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Hàng hóa trong vận tải biển


Câu 13: Khái niệm môi giới hàng hải, quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải? (20d)

  1. Khái niệm: Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải. Người môi giới hàng hải là người thực hiện dịch vụ môi giới hàng hải.
  2. b. Quyền và nghĩa vụ của người môi giới hh

– Xác định trên cơ sở hợp đồng ủy thác đã được thoả thuận ký kết.

Có quyền phục vụ các bên tham gia hợp đồng với điều kiện phải thông báo cho các bên biết và có nghĩa vụ quan tâm thích đáng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

Quảng Cáo

– Được hưởng hoa hồng môi giới khi hợp đồng được ký kết do hoạt động trung gian của mình. Người môi giới và người dược môi giới thỏa thuận về hoa hồng môi giới. Nếu không có thoả thuận trước thì hoa hồng môi giới được xác định trên cơ sở tập quán địa phương.

– Có nghĩa vụ thực hiện công việc môi giới một cách trung thực, bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu và phải hoàn trả cho người ủy thác sau khi hoàn thành việc môi giới.

– Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới trong thời gian môi giới.

– Người môi giới không được tiết lộ thông tin làm phương hại đến lợi ích của người ủy thác.

– Trách nhiệm của người môi giới hàng hải chấm dứt khi hợp đồng giữa các bên được giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Câu 14: Khái niệm giao nhận hàng hoá tại cảng? Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hoá? (15d)

  1. Khái niệm về giao nhận hàng tại cảng :

-Luật Thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng hoặc của người vận tải.

-Nói một cách ngắn gọn: giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).

-Là dịch vụ giao và nhận hàng hóa theo ủy thác của người gửi hàng hoặc chủ phương tiện vận tải, làm các nhiệm vụ liên quan đến mọi thủ tục giao, nhận hàng, đóng gói, phân loại và vận chuyển hàng để giao cho người nhận.

  1. Cơ sở pháp lý: Các công ước quốc tế; Các loại văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK…

Câu 15: Khái niệm và các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá? (20d)

1.Khái niệm cơ bản

Theo Luật Thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng hoặc của người vận tải.

Nói một cách ngắn gọn: giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).

  1. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa
  2. Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu):

Theo yêu cầu của người gửi hàng, người giao nhận thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
  • Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
  • Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp: giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở…
  • Đóng gói, cân đo hàng hóa (trừ phi người gửi hàng làm trước khi giao cho người giao nhận).
  • Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.
  • Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, làm các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
  • Thanh toán phí và chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
  • Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.
  • Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường tới người nhận hàng thông qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
  • Giúp đỡ người gửi hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nếu có).
  1. b) Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu):

Theo chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận thực hiện những  nhiệm vụ sau:

  • Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
  • Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước (nếu người nhận hàng ủy thác).
  • Thu xếp khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho các cơ quan liên quan.
  • Thu xếp việc lưu kho bãi (nếu cần).
  • Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
  • Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nếu có).
  1. Những dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ trên, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác phát sinh trong quá trình vận chuyển: gom hàng, phân loại, dán ký mã hiệu hàng hóa, vận tải nội bộ…

Câu 16: Nguyên tắc và phương pháp giao nhận? (15d)

  1. Nguyên tắc:

Nguyên tắc chính của giao nhận hàng hóa tại cảng là nhận theo phương thức nào thì giao theo phương thức đó.

Việc giao nhận hàng hóa XNK tại cảng là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác  với cảng.

Với những hàng hóa không qua cảng (không lưu kho bãi), chủ hàng hoặc người ủy thác giao nhận trực tiếp với người vận tải. Chủ hàng kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ và thanh toán các chi phí liên quan.

Việc xếp dỡ trong phạm vi cảng là do cảng thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và trả cước phí liên quan.

Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi cảng.

Khi nhận hàng, chủ hàng (người ủy thác) phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng được ghi trên chứng từ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu cơ quan, lệnh giao hàng…

Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng có thể làm trực tiếp.

  1. Các phương pháp giao nhận chủ yếu:

Hàng hóa đến cảng rất đa dạng về chủng loại và ký mã hiệu như: hàng rời, bách hóa, hàng lỏng, gas… Có các phương pháp giao nhận chủ yếu sau:

+ Giao nhận theo mớn nước.

+ Giao nhận theo khối lượng.

+ Giao nhận theo số lượng bao, hòm, kiện…

+ Giao nhận theo thể tích tàu chuyên chở…..

Câu 17: Nêu phương pháp giao nhận theo mớn mước của tàu? Phương pháp này thường áp dụng cho loại hàng gì? Vì sao? Ví dụ? ( 20d)

  1. Nêu PP:

Để xác định khối lượng hàng trước hết ta phải xác định mớn nước trung bình của tàu

  1. PP này thường áp dụng cho những hàng rời có khối lượng lớn, giá trị thấp vì tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm chi phí và chấp nhận được sai số do đây là loại hàng có giá trị thấp. Ví dụ: than, quặng, vật liệu xây dựng….

Câu 18: Nhiệm vụ các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá tại cảng? (15d)

  1. Nhiệm vụ của cảng:

Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho bãi với chủ hàng theo các hình thức: Hợp đồng ủy thác giao nhận; Hợp đồng thuê mướn xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho…

Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu từ phương tiện vận tải nếu được ủy thác.

Kết toán việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.

Chịu trách nhiệm về những tổn thất hàng hóa do mình gây nên trong quá trình giao nhận. Không chịu trách nhiệm bên trong hàng hóa nếu dấu xi, bao nguyên vẹn.

  1. Nhiệm vụ của chủ hàng XN:

Ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng khi hàng qua cảng.

Tiến hành giao nhận hàng hóa khi hàng không qua cảng.

Ký kết hợp đồng bốc xếp, lưu kho, vận chuyển với cảng.

Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa, chứng từ cần thiết để giao nhận.

  1. Nhiệm vụ của hải quan:

Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hóa XNK.

Thực hiện các quy định của Nhà nước về XNK, thuế, phí liên quan.

Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cửa khẩu.

4 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

4 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here