Đại Lý Tàu Biển

4
10085
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đây là đề cương được chia sẻ /biên soạn bởi bạn Trung Sơn Nguyen

Các bạn có thể tải Full đề cương bản pdf tại link sau: Giao Nhận 

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Đề cương liên quan: Hàng hóa trong vận tải biển


Câu 7: Các công việc và giấy tờ đại lý phải chuẩn bị cho tàu rời cảng? (20d)

  1. Thông báo tàu rời cảng: chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng, đai lý phải thông báo cho cảng vụ hàng hải biết thời gian dự kiến tàu rời cảng. Đối với tàu xuất cảnh, sau khi nhận được thông báo của đại lý, cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên nghành làm thủ tục cho tàu.
  2. Thủ tục khi tàu rời cảng
  • Tàu thuyền hoạt động tuyến nội địa
  • Giấy tờ phải nộp ( bản chính) : 01 bản khai chung
  • Giấy tờ phải xuất trình ( bản chính )

+ Các GCN của tàu và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên ( nếu có thay đổi so với khi đến).

+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định.

Quảng Cáo
  • Tàu thuyền xuất cảnh
  • Giấy tờ phải nộp ( bản chính )

+ 03 bản khai chung : nộp cho cảng vụ hh, biên phòng cửa khẩu, hải quan cửa khẩu.

+ 03 danh sách thuyền viên ( nếu thay đổi so với khi đến ) : nộp cho như trên

+ 01 danh sách hành khách ( nếu thay dổi so với khi đến ) : nộp cho biên phòng cửa khẩu.

+ 01 bản khai hàng hoá ( nếu chở hàng) nộp cho hải quan cửa khẩu.

+ 01 bản khai dự trữ tàu: nộp cho hải quan cửa khẩu.

+ 01 bản khai hành lý hành khách ( nếu có) : nộp cho hải quan cửa khẩu.Riêng hành lý của hành khách trên tàu nước ngoài đến cảng sau đó rời cảng trong cùng 1 chuyến thì không áp dụng thủ tục khai báo hải quan.

+ Những giấy tờ do các cơ quản lý nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hạnh khách (để thu hồi).

  • Giấy tờ phải xuất trình ( bản chính )

+ Các giấy chứng nhận của tàu ( nếu thay đổi so với khi đến)

+ Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên ( như trên)

+ Hộ chiếu thuyền viên, Hộ chiếu của hành khách.

+ Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách ( nếu thay đổi so vs khi đến)

+ Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá chở trên tàu

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế ( nếu có)

+ GCN kiểm dịch động vật ( nếu hh là sản phẩm động vật)

+ Các giấy tờ liên quan đến xác nhận nộp phí, lệ phí tiền phạt, hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định.

Câu 8: Đại lý tàu chuyến phải làm gì khi tàu đã rời cảng do mình phục vụ? ( 15d)

-Sau khi tàu rời cảng, đại lý phải tập hợp toàn bộ chứng từ liên quan đến chi phí cho tàu tại cảng, các loại phí, lệ phí, các hợp đồng và hoá đơn liên quan đến xếp dỡ, giao nhận, kiểm đếm, lưu kho hàng hoá… Các loại hoá đơn cung ứng cho tàu… Điện chỉ định đại lý và các yêu cầu của chủ tàu liên quan đến chi phí phục vụ tàu tại cảng cùng hoá đơn  đại lý phí, chi phí cho đại lý tại cảng… Các loại hoá đơn, chứng từ liên quan đến chi phí khác cho tàu: tiếp khách và các chi phí phát sinh khác.

Tất cả các loại chứng từ trên tập hợp lại và có bản kê chi tiết (Trip account), được đóng bộ gửi cho Chủ tàu. Chủ tàu sẽ tiến hành kiểm tra so với Dự chi ban đầu cùng các yêu cầu phát sinh thực tế để thanh toán số tiền cảng phí còn lại cho Đại lý.

Các biên bản giải quyết tranh chấp xảy ra (nếu có).

Tập hợp cảng phí sau chuyến đi

+ Các loại phí do Cảng vụ và cơ quan quản lý Nhà nước thu:

Phí trọng tải; phí bảo đảm an toàn hàng hải; Phí Hoa tiêu; Lệ phí thủ tục; Lệ phí kháng nghị hàng hải; Phí kiểm dịch y tế; Phí xuất nhập cảnh của Biên phòng, phí đi bờ của thuyền viên…

+ Các loại cước, phí do các đơn vị kinh doanh thu: Phí cầu bến; Phí tàu lai; Phí xếp dỡ (nếu có); Phí giao nhận; Phí chuyển tải (nếu có); Phí lưu kho bãi…

+ Các loại chi phí cung ứng cho tàu: Cung ứng nước ngọt, nhiên liệu, vật tư, lương thực, thực phẩm…

Câu 9: Khái niệm hợp đồng đại lý? Trách nhiệm của người uỷ thác trong hợp đồng đại lý? (15d)

Khái niệm:

Hợp đồng đại lý tàu biển là sự thoả thuận được giao kết bằng văn bản giữa người ủy thác và người đại lý tàu biển, theo đó người ủy thác ủy quyền cho người đại lý tàu thực hiện các dịch vụ đại lý đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời gian cụ thể.

Hợp đồng đại lý là cơ sở để xác định quan hệ pháp luật giữa 2 bên và là bằng chứng về sự ủy nhiệm của chủ tàu cho người đại lý trong quan hệ đối với người thứ 3.

Trong hợp đồng đại lý phải thể hiện rõ những yêu cầu của công việc ủy thác, thời hạn thực hiện và mức đại lý phí (có thể thoả thuận hoặc theo tập quán địa phương).

Với từng chuyến, người ủy thác có thể dùng điện chỉ định đại lý hoặc giấy ủy thác để nêu rõ các công việc ủy thác cho đại lý phục vụ tàu tại một cảng cụ thể.

Trách nhiệm của người ủy thác:

Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện các dịch vụ đã ủy thác khi cần thiết và phải ứng trước khoản tiền dự chi cho các dịch vụ mà mình ủy thác.

Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó nếu không thông báo cho những người liên quan biết về việc không công nhận hành động vượt phạm vi đó.

Câu 10: Trách nhiệm và quyền hạn của các bên trong hợp đồng đại lý? ( 20d)

  1. Trách nhiệm và quyền hạn của đại lý:

Trong phạm vi thẩm quyền được ủy thác, đại lý tàu tiến hành nghiệp vụ và các hoạt động bảo vệ quyền lợi của chủ tàu, thực hiện các yêu cầu và chỉ thị của người ủy thác.

Đại lý tàu phải giữ liên lạc thường xuyên (hàng ngày) với chủ tàu về các diễn biến liên quan đến công việc ủy thác.

Người đại lý tàu phải tính toán chính xác các khoản thu chi liên quan đến các công việc ủy thác.

Người đại lý tàu phải bồi thường thiệt hại cho người ủy thác do lỗi của mình gây ra.

Đại lý tàu được người ủy thác ứng trước một khoản tiền dự chi cho công việc trong phạm vi ủy thác.

Người đại lý tàu được hưởng đại lý phí và các phụ phí khác tuỳ theo công việc được ủy thác thêm.

  1. Trách nhiệm của người ủy thác:

Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện các dịch vụ đã ủy thác khi cần thiết và phải ứng trước khoản tiền dự chi cho các dịch vụ mà mình ủy thác.

Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó nếu không thông báo cho những người liên quan biết về việc không công nhận hành động vượt phạm vi đó.

Câu 11: Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng? ( 15d)

1.Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải

Cảng vụ hàng hải là cơ quan chịu trách nhiệm chính và là đầu mối trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển.

2.Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển Việt Nam

– Hải quan (thuộc Bộ Tài chính): Là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về xuất nhập khẩu. Theo dõi, giám sát toàn bộ hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu qua cảng biển. Có trách nhiệm tính và thu thuế hải quan; giải quyết các thủ tục hải quan đối với việc xuất bến của lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ngoài ra còn đảm nhiệm phân định các vị trí cho nhu cầu trung chuyển giữa các tàu biển và những phương tiện trên đất liền; cung cấp các khu vực và các kho lưu giữ hàng hóa tại hải quan cho đến khi nộp thuế…Sơ đồ các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng

 

– Biên phòng (thuộc Bộ Quốc phòng): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về an ninh tại cửa khẩu. Theo dõi, giám sát và làm các thủ tục pháp luật cho phương tiện, thuyền viên, hành khách xuất nhập cảnh.

– Kiểm dịch y tế (thuộc Bộ Y tế): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực y tế. Giám sát, khoanh vùng và có biện pháp phòng chống dịch bệnh xâm nhập từ các phương tiện, thuyền viên và hành khách xuất nhập cảnh.

– Kiểm dịch động vật (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về các loại động vật xuất nhập khẩu. Giám sát và cho phép xuất nhập khẩu động vật qua cảng.

– Kiểm dịch thực vật (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): Quản lý Nhà nước chuyên ngành về nông nghiệp. Giám sát và cho phép xuất nhập khẩu các loại thực vật và nông sản qua cảng.

Câu 12: Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm gì trong việc tàu vào và rời cảng? (15d)

  1. Cấp giấy phép cho tàu thuyền ra, vào và thực hiện yêu cầu tạm giữ, bắt giữ hàng hải đối với tàu biển hoặc lệnh bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh khai thác cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải hoạt động trong khu vực trách nhiệm của Cảng vụ báo cáo số liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng hải; thực hiện việc thống kê, báo cáo số liệu theo quy định của Cục Hàng hải Việt Nam.
  3. Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, vệ sinh và trật tự hàng hải.
  4. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

4 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here