Đại Lý Tàu Biển

4
10088
giao nhan hang hoa
QUẢNG CÁO
Vài Phút Quảng Cáo Sản Phẩm


Đề cương môn Đại Lý Tàu Biển

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]

Tổng hợp các đề cương đại học hiện có của Đại Học Hàng HảiĐề Cương VIMARU

Kéo xuống để Tải ngay đề cương bản PDF đầy đủ: Sau “mục lục” và “bản xem trước”

(Nếu là đề cương nhiều công thức nên mọi người nên tải về để xem tránh mất công thức)

Đề cương liên quan: Hàng hóa trong vận tải biển


Tải ngay đề cương bản PDF tại đây: Đề cương môn Đại Lý Tàu Biển

Quảng Cáo

Câu 1: Khái niệm và cơ sở pháp lý liên quan đến dvu đại lý hàng hải? (15d)

  • Khái niệm: Đại lý hh là người được chủ tàu hoặc người khai thác tàu uỷ thác để tiến hành các hoạt động dịch vụ liên quan đến tàu, hàng hoá, hành khách, thuyền viên, bảo hiểm hh và giải quyết các tranh chấp của chủ tàu hoặc người khai thác tàu. Mối liên hệ rang buộc giữa chủ tàu/người khai thác tàu với đại lý là các thoả thuận như hợp đồng đại lý hoặc điện chỉ định, giấy uỷ thác.
  • Cơ sở pháp lý:
  1. Bộ luật HHVN 2005, chương 8, mục 1: đại lý tàu biển bao gồm 8 điều từ điều 156 đến 165.
  2. Nghị định số 21/2012-NĐCP ngày 21/3/2012 về quản lý cảng biển và luồng hh, chương 3 quy định thủ tục đến và rời cảng đối với tàu biển.
  3. Nghị định 115/2007/NĐ-CP ngày 5/7/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.

Câu 2: Phân loại đại lý hàng hải? (15d)

  1. Đại lý tàu biển ( Ship’s Agent) :là loại hình dịch vụ hàng hải, là người đại diện thường trực của chủ tàu trên cơ sở hợp động uỷ thác ( điện chỉ định) đối với từng chuyến tàu hoặc trong một thời hạn cụ thể tại 1 cảng hay 1 khu vực cảng nhất định.

Đại lý tàu biển thưc hiện các nghiệp vụ đại lý liên quan đến việc phục vụ cho tàu, thuyền viên, hàng hoá vận chuyển trên tàu từ lúc đến và rời khỏi cảng.

  1. Đại lý vận tải ( Shipping Agent) : nhân danh người uỷ thác để thu xếp việc vận tải, giao nhận hàng hoá mà không đóng vai trò là người vận tải. bản chất của đại lý vận tải  là cầu nối giữa người gửi hàng và người vận chuyển.

Đại lý vận tải có thể thưc hiện cùng 1 lúc 2 hợp đồng vận tải : hợp đồng với Chủ tàu ( người vc) với tư cách là người gửi hàng và hợp đồng đối với chủ hàng ( ng gửi hàng) với tư cách là người vận tải.

  1. Đại lý sửa chữa ( Ship’s repairing Agent) : nhân danh người uỷ thác đại lý sửa chữa thu xếp toàn bộ công việc liên quan đến sửa chữa tàu ( kể cả sc nhỏ và lớn), là cầu nối giữa chủ tàu và các đơn vị sửa chũa tàu.

Người đại lý sc tàu thực hiện các nghiệp vụ đại lý tàu và các công việc mà chủ tày uỷ thác

  1. Đại lý bảo vê ( Protecting Agent) : trường hợp trong hợp đồng vc, người gửi hàng/người thuê tàu giành quyền làm đại lý cho tàu tại 1 hay 2 đầu bến, chủ tàu thường chỉ định thêm 1 đại lý để giám sát công việc liên quan đến tàu, thuyền viên, hàng hoá tại cảng nhằm bảo vệ lọi ích của chủ tàu.

Trong hợp đồng cho thuê tàu định hạn, người thuê tàu định hạn ( ng khai thác tàu ) chỉ định đại lý tại cảng cho tàu, chủ tàu có thể chỉ định thêm 1 đại lý của mình để theo dõi, giám sát và bảo vệ quyền lợi của tàu, thuyền viên khi tàu đến cảng đó.

Câu 3: Các tài liệu và giấy tờ của tàu? (15d)

  1. Hồ sơ kỹ thuật của tàu:
  • Sơ đồ bản vẽ tổng thể tàu : cho biết vị trí các khoang, các buồng, kho, hầm.. trên tàu.
  • Sơ đồ bản vẽ chi tiết và các thông số kỹ thuật của tàu.
  • Các đồ thị và các bảng mô tả các trạng thái làm việc của các thiết bị trên tàu…
  1. Hồ sơ khai thác tàu vận tải biển
  • Sơ đồ các hầm hàng, buồng khách.
  • Sơ đồ các két nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn tàu.
  • Các giấy chứng nhận của tàu do các cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trong suốt quá trình khai thác, tàu phải mang theo các giấy chứng nhận có giá trị hiệu lực dài hạn ( bản sao công chứng ) để chứng minh tàu có đầy đủ các điều kiện kinh doanh hợp pháp gồm:

+ các GCN do cục HH cấp

+ các GCN do cục đăng kiểm cấp.

+ GCN do công ty bảo hiểm cấp.

+ các GCN do cơ quan kiểm dịch quốc tế cấp.

  1. Những tài liệu chuyến đi ( thay dổi theo từng chuyến đi )
  • Các giấy tờ liên quan đến thuyền viên.
  • Các sổ nhật ký tàu.
  • Các bản khai do tàu/đại lý lập trong từng chuyến đi theo quy định của công ước FAL65 hoặc theo quy định của IMO.

Câu 4: Khái niệm, nhiệm vụ của đại lý tàu biển? ( 15d)

  • Khái niệm: là dịch vụ mà theo sư uỷ thác của chủ tàu hoặc người khai thác tàu, đại lý tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng. Ký kết các loại hợp đồng : hợp đồng vận chuyển, hd bảo hiểm hh, hd bốc dỡ hàng hoá, hd thuê tàu, thuê thuyền viên… Ký phát vận đơn và chứng từ vận chuyển tương đương, cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu. Trình kháng nghị hàng h)ải, thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu… ( điều 158 Bộ luật HH).
  • Nhiệm vụ: người đại lý tàu biển là người được người uỷ thác chỉ định là đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu tại cảng biển từ lúc tàu vào đến khi tàu ra khỏi cảng

+ làm các thủ tục cho tàu vào và rời cảng với các cơ quan chức năng.

+ nhận uỷ thác để ký phát các giấy tơ thông báo tàu, hàng đến

+ theo dõi và đôn đốc tình hình làm hàng của tàu

+ giải quyết các tranh chấp phát sinh về hàng hoá trong khi làm hàng,

+ thực hiện yêu cầu của người uỷ thác cung ứng cho tàu.

+ phục vụ cho thuyền viên khi có sự uỷ thác.

Thay mặt người uỷ thác ký kết các hợp đồn, biên bản, chứng từ với cảng, chủ hàng và các cơ quan khác. Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển, người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu nếu được chủ tàu hoặc người khai thác tàu đồng ý.

Câu 5: Những giấy tờ cần phải nộp khi là thủ tục cho tàu vào cảng? (15d)

  1. Tàu thuyền vận chuyển tuyến nội địa. ( bản chính)
  • 01 bản khai chung
  • 01 danh sách thuyền viên
  • 01 danh sách hành khách ( nếu có)
  • Giấy phép rời cảng cuối cùng
  1. Tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh ( bản chính)
  • 03 bản khai chung : nộp cho Cảng vụ HH, biên phòng cửa khẩu, hải quan cửa khẩu.
  • 03 danh sách thuyền viên : nộp cho như trên
  • 01 danh sách hành khách ( nếu có ): nộp cho biên phòng cửa khẩu.
  • 01 bản khai hàng hoá : nộp cho hải quan cửa khẩu.
  • 02 bản khai hàng hoá nguy hiểm: nộp cho hải quan cửa khẩu và cảng vụ hh.
  • 01 bản khai dự trữ của tàu: nộp cho hải quan cửa khẩu
  • 01 bản khai kiểm dịch y tế: nộp cho cơ quan kiểm dịch y tế.
  • 01 bản khai kiểm dịch thực vật ( nếu có) nộp cho cơ quan kiểm dịch thực vật
  • 01 bản khai kiểm dịch động vật ( nếu có) nộp cho cquan kiểm dịch đvat.
  • Giấy phép rời cảng cuối cùng( bản chính) nộp cho cảng vụ hh.

Câu 6: Các công việc và giấy tờ đại lý phục vụ tàu tại cảng? (15d)

  1. Theo dõi làm hàng của tàu:
  • Hàng ngày, đại lý theo dõi tình hình làm hàng, cập nhật số liệu báo cáo cho chủ tàu.
  • Đôn đốc các bên liên quan mở các máng bốc dỡ để đẩy nhanh tiến độ làm hàng theo kế hoạch.
  • Giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến giải phóng tàu.
  1. Phục vụ thuyền viên:
  • Thực hiện các công việc liên quan đến thay đổi thuyền viên ( nếu có) theo yêu cầu của chủ tàu.
  • Làm các công việc liên quan khác đến thuyền viên theo yêu cầu của thuyền trưởng: tiêm chủng, thuyền viên đi bờ…
  1. Cung ứng cho tàu:
  • Theo điện yêu cầu của Chủ tàu/thuyền trưởng, đại lý thu xếp với các đơn vị cung ứng để cung ứng cho tàu: nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm…
  • Trường hợp tàu phát sinh có sửa chữa nhỏ, đại lý phải thu xếp với các đơn vị ở khu vực cảng để sửa chữa cho tàu.
  • Thực hiện các dịch vụ cung ứng khác khi có yêu cầu.
  1. Liên lạc thường xuyên với chủ tàu/ người khai thác
  • Có trách nhiệm liên lạc với chủ tàu/người khai thác tối thiểu 2 lần/ngày để báo cáo tình hình của tàu tại cảng.
  • Trường hợp có nhiều phát sinh đến hoạt động của tàu, đại lý cần giữ liên lạc thường xuyên để nhận các yêu cầu của chủ tàu.
  1. Lập các chứng từ liên quan đến giải phóng tàu: NOR,SOF…

4 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

4 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here